Cần cải tổ chính trị
Ngô Nhân Dụng
Đài phát Thanh Á Châu Tự Do, 2004-01-23
Có một lối ngụy biện
của đảng cộng sản Việt Nam để duy
tŕ quyền hành và lợi lộc cho các cán bộ lănh đạo,
những người nghe mà không có thói quen suy nghĩ có
thể bị mắc lừa. Họ nói rằng nước
Việt Nam cần phát triển kinh tế trước,
rồi cải tổ chính trị sau.
Ngầm chứa trong ư kiến đó
là tách rời hai lănh vực sinh hoạt trong sự
chuyển hóa một xă hội, là chính trị tách khỏi
kinh tế. Ít có người lại bảo hoàng hơn vua
như ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông nói với phóng viên AFP
rằng ở Việt Nam "ưu tiên là xây dựng kinh
tế... rồi sau mới nghĩ tới cải tổ chính
trị." Chỉ nghĩ tới không thôi mà cũng
bắt cái đầu phải nghỉ ngơi và chờ đợi!
Ngay cả đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng
không chủ trương quá khích như vậy.
Nhưng đem bàn về "cải
tổ chính trị" mà không xác định xem câu đó
nghĩa là ǵ th́ giống như thầy bói xem voi. Khi một
người nói "sau mới nghĩ tới cải tổ
chính trị" th́ anh ta muốn nói ǵ? Thực sự anh ta
có biết ḿnh đang nói ǵ hay không? Có khi không. Chỉ đọc
một khẩu hiệu rồi yên tâm, không cần suy
nghĩ ǵ cả.
Cho nên trước hết, khi nói
"cải tổ chính trị" th́ câu đó nghĩa là ǵ?
Có người hiểu "cải tổ chính trị" là
lật đổ một chính quyền, xóa bỏ hiến pháp,
lập một chính quyền mới và đặt thể
chế mới, thí dụ ở Iraq gần đây. Nhưng,
nói "cải tổ chính trị" cũng có nghĩa là
thay đổi các tương quan giữa người
nắm quyền và dân bị trị, bằng luật pháp,
bằng thủ tục, từng bước một dù không
thay đổi những cơ bản của hiến pháp.
Hiểu theo nghĩa thứ hai này th́
người ta có thể "cải tổ chính trị"
bằng trăm, ngàn cách khác nhau. Những bước thay đổi
đó ngắn hay dài, khoảng cách giữa hai bước lâu
hay mau, người ta tùy cơ quyết định. Ai
quyết định? Chính trị không giống như đá
gà, ḿnh muốn đấu là con gà nó phải đá. Cũng
khó có thể so sánh chính trị với bàn mà chược,
người này quyết định rồi c̣n coi các
người kia họ quyết định ra sao, lại đi
bước tiếp. Trong xă hội, có những người
nắm quyền và người bị trị. Hai bên lúc nào
cũng t́m cách lấn nhau, giành thêm quyền cho ḿnh. Nghĩa
là chính trị luôn luôn thay đổi, một nước lâu
đời như nước Trung Hoa, hay mới lập vài
thế kỷ như nước Mỹ, chính trị luôn luôn
thay đổi. Có thể nói "cải tổ chính
trị" là một diễn tŕnh thường trực. Ai
nói đến chuyện tạm ngưng không "cải
tổ chính trị" là người thiếu suy nghĩ.
Hăy lấy thí dụ Trung Quốc
với đảng cộng sản đàn anh mà Cộng
Sản Việt Nam thường noi gương, chậm
hơn mươi, mười lăm năm. Từ hơn
10 năm nay, Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn thay đổi
chính trị, từng bước một. Một
bước lớn gần đây là họ bỏ chủ
nghĩa vô sản chuyên chính, nhận giai cấp tư
sản vào đảng. Và bây giờ họ sắp đi
một bước lớn, thay đổi quy chế
quyền sở hữu, ngay trong hiến pháp của họ.
Nhưng không phải chỉ có Bộ Chính trị đảng
ở Bắc Kinh thay đổi. Người dân Trung
Quốc, các sĩ phu Trung Quốc đang thay đổi và
họ đang đ̣i thay đổi. Cũng từng
bước một.
Từ thời Đặng Tiểu B́nh,
ông đă đưa ra những quyết định nho
nhỏ nhưng có ảnh hưởng chính trị rất
lớn. Thí dụ, giới hạn tuổi của các
người trong Trung ương Đảng, Bộ Chính
trị, trong quốc hội. Chỉ cần một lệnh
nội bộ đó, cơ cấu quyền hành dần
dần thay đổi và cách cai trị dân cũng đổi
theo. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc c̣n dám
thí nghiệm những thay đổi từ hạ tầng,
là tổ chức bầu cử tự do ở nhiều thôn
xă, với sự hỗ trợ và cố vấn của
một viện chính trị đảng Cộng Ḥa ở
Mỹ. Viện này cấp vốn, góp ư kiến cách in lá
phiếu, cách tổ chức thùng phiếu, đếm
phiếu vân vân. Và trong những cuộc bầu cử đó
nhiều bí thư chi bộ xă của đảng Cộng
Sản đă thất cử. Cuộc thí nghiệm này đă
kéo dài hơn 10 năm và đang nâng lên cấp cao hơn,
sẽ thí nghiệm ở các thành phố nữa. Đó chính
là "cải tổ chính trị" mặc dù không khua chiêng
đánh trống.
Một "cải tổ chính
trị" khác ở Trung Quốc là nới lỏng dây trói
cho các tờ báo chuyên về kinh tế, tài chánh. Họ được
phép xé rào trong một số trường hợp, nhờ
thế họ điều tra, phê phán nhiều công ty quốc
doanh, khui ra những vụ tham nhũng lớn. Nhưng ít có
cơ quan truyền thông nào gây ảnh hưởng như
mạng lưới internet. V́ đây là nơi tụ họp
những người có học, của giới trí thức
trẻ, với tốc độ thông tin nhanh chóng, tác
dụng rất xa.
Tại sao Cộng Sản Trung
Quốc lại thay đổi, tự làm cho uy quyền
của ḿnh giảm bớt? Bởi v́ họ biết
muốn kinh tế phát triển th́ người dân phải có
tự do, quyền tư hữu phải được tôn
trọng, luật pháp phải công khai minh bạch. Tất
cả những thứ đó đều là "cải
tổ chính trị" cả. Nếu không cải tổ th́
kinh tế sẽ bế tắc, ngưng lại khi đụng
cái trần vô h́nh mà chỉ có các quyền tự do mới
mở ra được. V́ kinh tế và chính trị không
thể tách rời ra, cũng như các lănh việc sinh
hoạt của loài người đều liên quan chặt chẽ
với nhau, không thể tách rời được! Vả
lại, không cởi trói cho dân, có ngày họ sẽ làm
loạn!
Gần đây có một vụ xe cán
chết người ở tỉnh Hắc Long Giang đă gây
sôi nổi trên internet tại Trung Quốc, rất đáng chú
ư. Một cặp vợ chồng đẩy xe đi bán hành
ở thành phố Harbin vào tháng Mười vừa qua, đụng
phải một chiếc xe hơi ở ngay trong chợ.
Người phụ nữ trên xe bước xuống
chửi rủa một hồi rồi lái xe đi, không
biết sao cán lên vợ ông bán hàng chết tại chỗ. Đến
tháng 12, ṭa xử bà chủ xe một cái án treo, v́ không có ai làm
chứng, kể cả chồng nạn nhân. Ông chồng
chấp nhận số phận, v́ bà chủ xe đă đền
ông một số tiền bằng 10,000 mỹ kim. Nhiều
người trong chợ bị thương v́ tai nạn đó
cũng được chia nhau 10,000 mỹ kim khác. Tất
cả mọi chuyện tưởng êm xuôi. Ông chồng nói,
"Tôi chẳng cần biết ṭa phán xử ra sao, tôi
chẳng biết công lư là cái ǵ cả." Sau nửa
thế kỷ độc tài, đảng cộng sản đă
xây dựng được lớp người ngoan ngoăn
dễ dạy như vậy đó!
Nhưng tin trên được đưa
lên Internet ở Trung Quốc, qua mạng lưới Sina.com.
Những người đọc được tin này trên
mạng internet đă liên tục báo tin cho nhau biết,
với một chi tiết là chiếc xe hơi cán
người nhăn hiệu BMW, tức kẻ lái xe cán chết
người phải là người thuộc giới "quư
tộc mới", giới có tiền có của và biết đâu
chừng có luôn cả quyền. Hai trăm ngàn người vào
internet làm ồn lên, giống như một cuộc biểu
t́nh ngoài đường phố vậy! Họ nói chắc
chắn phải có chuyện tham nhũng! Tiếp tay với
họ những tờ báo từ các tỉnh khác đổ xô
về Harbin điều tra. Thế là ṭa phải tuyên bố
sẽ xử lại.
Như thế có thể coi là Trung
Quốc không hề "cải tổ chính trị" hay không?
Thử so sánh Trung Quốc với Việt Nam th́ thấy.
Tờ báo Tuổi Trẻ mới đăng một bài
phỏng vấn về vụ Hoàng Sa, trong đó xác định
chủ quyền ở Hoàng Sa thuộc Việt Nam, Trung
Quốc không thể nào căi được. Bài này đăng
lên tờ báo trên mạng lưới, gợi lên những
phản ứng ái quốc nồng nhiệt! Thế là, ngày
Thứ Sáu vừa rồi, tự nhiên mạng lưới
của báo Tuổi Trẻ bị "đóng cửa" v́
lư do kỹ thuật nào đó!
Câu chuyện đáng buồn, v́
"vụ Hoàng Sa" trên báo Tuổi Trẻ xảy ra
mấy ngày trước hôm kỷ niệm trận hải
chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Ḥa và
quân Trung Quốc! Các chiến sĩ hải quân từng
chiến đấu trong quân đội Miền Nam Việt
Nam trước đây c̣n nhớ măi trận chiến này.
Nhất là trong lúc có những người đang quay
lưỡi phản bội lại các đồng đội
cũ.
Bài học ở Trung Quốc là chính
người dân, các nhà trí thức phải đ̣i tự do dân
chủ, đ̣i từng bước một nhưng không bao
giờ nghỉ. Người trí thức Việt Nam cũng
vậy. Không thể nào chấp thuận cúi đầu
sống trong ṿng tủi nhục v́ thua kém tất cả các
nước Á Đông cả về kinh tế lẫn chính
trị. Ngay một người đảng viên cộng
sản cũng có thể tranh đấu đ̣i thêm tự
do, thay v́ để cho các lănh tụ nhân danh ḿnh quyết định
hết. Ông Nguyễn Hữu Thọ, khi ra Hà Nội đóng
vai tuồng phụ diễn sau năm 1976, đă nói một câu
mà hồi đó các báo trong nước cũng đăng. Ông
nói răng "Muốn có Dân chủ th́ phải tranh đấu,
chứ không thể ngửa tay xin người ta ban cho ḿnh."
Các nhà trí thức Việt Nam bây giờ vẫn có thể áp
dụng câu đó. Chắc chắn không ai lại bán ḿnh, bán
danh dự, đi làm tay sai cho chế độ.