Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Nhà trí thức Ba Lan độc lập

Ngô Nhân Dụng - Đàn Chim Việt



Trong tháng rồi, một triết gia người Ba Lan sống ở Anh mới được Thư viện Quốc hội Hoa kỳ tặng một bằng tưởng lệ về những đóng góp văn học và tư tưởng nhân loại trong cả cuộc đời ông. Giải này mang tên ông John Kluge, một người giầu có ở Mỹ v́ ông đă lập ra và cấp tiền bạc, tuy ông không bao giờ được góp ư kiến vào việc chọn lựa. Giải thưởng Kluge không danh tiếng bằng giải Nobel, và cũng ít tiền hơn (chỉ có một triệu mỹ kim.) Nhưng theo lời ông James Billington, giải Kluge tặng cho một ngành khoa học nhân văn, không phải văn chương cũng không phải khoa học chính xác như các giải Nobel vẫn tặng.

Người được tưởng lệ năm nay là Leszek Kolakowski, sinh ở Radom, Ba Lan, năm 1927. Leszek Kolakowski không được giải như một nhà văn, tuy ông cũng có khi cũng kể truyện ngụ ngôn. Ông được ca ngợi như một nhà tư tưởng, một giáo sư về lịch sử triết học, tác giả của ba chục cuốn sách, và “tiếng nói của ông là một nền tảng của thân phận xứ Ba Lan, và có ảnh hưởng trên cả Âu châu,” như lời xưng tụng của vị quản thủ Thư viện Quốc hội Mỹ. Trong lúc các ngành nhân văn bị bỏ rơi và bị những ngành kiến thức thời thượng khác che lấp, th́ giải Kluge là một cách khích lệ rất cần thiết. Người ta cần suy nghĩ về những vấn đề cơ bản, không đo lường được như các ngành khoa học, nhưng nếu không đặt ra các vấn đề cơ bản đó th́ đời sống trí thức của nhân loại sẽ khô cằn. Gọi đó là triết lư, triết học, hay bất cứ từ nào khác, những suy nghĩ của Kolakowski qua các cuốn sách và bài báo của ông cho thấy những cố gắng không mỏi mệt của một người trí thức chân thành, thiết tha t́m sự thật để chia sẻ với mọi người.

Câu chuyện giáo sư Leszek Kolakowski rất đáng nghe. Khi ông lớn lên ở Lodz trong thời Ba Lan bị Đức quốc xă chiếm đóng, ông phải theo học các trường “chui.” Khi Ba Lan được giải phóng, rồi bị cộng sản hóa, Leszek Kolakowski theo học Đại học Vác xa va, đậu tiến sĩ năm 1953 và dậy triết học tại đó. Ông chỉ trích giáo hội Công giáo, và tin theo chủ nghĩa cộng sản của Marx. Một chuyến du học tại Liên xô làm cho Leszek Kolakowski tỉnh ngộ, nhận chân được diện mạo thật của chủ nghĩa Xă hội mà Stalin đem ra thi hành ở Nga. Ông chỉ trích chế độ đó, v́ nó “làm hỏng” chủ nghĩa Marx mà ông vẫn tin theo. Ông xuất bản cuốn “Chủ nghĩa Xă hội là ǵ?” năm 1956. Vào cuối năm đó dân chúng Hungary nổi dậy và bị tàn sát, Tổng bí thư Nagy Imre bị treo cổ. Leszek Kolakowski bị khép vào tội “chủ nghĩa xét lại” nhưng ông không chịu uốn ḿnh theo đường lối của đảng cộng sản. Ông đă viết tập bản thảo “Tiến tới một chủ nghĩa Nhân bản Mác xít,” và tiếp tục bầy tỏ các ư kiến độc lập (sau này cuốn sách được in ra ở Tây phương nhưng chính Kolakowski đă từ bỏ Marx.) Cho nên ông bị trục xuất khỏi đại học, bị khai trừ khỏi đảng, cũng như bị từ chối không cho sống trong xă hội nữa. Những ai ở miền Bắc Việt Nam những năm trước khi đảng Cộng Sản đổi mới th́ hiểu t́nh trạng “bị dứt phép thông công” với cả xă hội nó ra sao. (“Kẻ bị dứt phép thông công” là tên một cuốn hồi kư của Nguyễn Mạnh Tường.)

Leszek Kolakowski may mắn, v́ ông được cho ra nước ngoài từ năm 1968, năm đó cũng được đánh dấu bằng cuộc nổi dậy của dân Tiệp Khắc, vào mùa xuân lỡ giở ở Praha. Leszek Kolakowski đă sang dậy triết học ở Canada và tại Mỹ, Đại học Berkeley, California. Nhưng ông thất vọng về những người tự nhận là “cánh tả” ở Mỹ. Ông xuất bản bộ sách ba cuốn về “Các trào lưu chính trong chủ nghĩa Mác xít” làm cho ông nổi tiếng là thẩm quyền bậc nhất về chủ nghĩa Mác. Rồi ông sang dậy ở Đại học Oxford từ đó cho tới lúc về hưu năm 1995. Ông viết bằng tiếng Ba Lan, v́ vẫn liên hệ với quê hương ông; nhưng đôi khi cũng viết tiếng Pháp, Đức, hay Anh. Năm 1971 ông viết tiểu luận “Các đề án về Hy vọng và Thất vọng,” được coi là phác họa một chiến lược đối kháng với chế độ cộng sản bắt đầu từ quần chúng, lan rộng và kéo dài, cuối cùng đưa tới sự thành lập công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc). Bây giờ mỗi năm ông vẫn c̣n dậy một khóa cho các sinh viên Ba Lan sang học ở Oxford. Công tŕnh trước tác của Leszek Kolakowski không giới hạn trong triết học Mác xít. Ôâng cũng nghiên cứu về triết học tây phương, từ Spinoza đến Pascal, chú trọng từ thế kỷ 18; ông cũng viết về tôn giáo, và cả những truyện cổ có tính ngụ ngôn, với lối văn nhiều lúc hài hước.

Leszek Kolakowski là một người Mác xít tỉnh giấc mộng hoang đường khá sớm, nhờ đức lương thiện trí thức và sự can đảm khiến ông dám nh́n vào sự thật và đặt những câu hỏi thẳng thắn. Ông đă nh́n vào thực tế cũng như phân tích tư tưởng triết học một cách nghiêm ngặt, cho nên thấy được chủ nghĩa Mác là “tṛ tưởng tượng hoang đường lớn nhất thế kỷ.” Trong thập niên 1980 ông ủng hộ phong trào công đoàn Solidarnosc trong cuộc tranh đấu chống chính quyền cộng sản. Nói một cách khiêm tốn, ông kể lại những đóng góp của ḿnh: “Tôi viết báo, tôi trả lời các nhà báo phỏng vấn, đi quyên góp tiền bạc (giúp công đoàn,) không có ǵ quan trọng lắm.” Nhưng phần đóng góp lớn của ông là suy nghĩ. Một lănh tụ công đoàn Đoàn Kết nói về ông, ví ông như “Người đánh thức Hy vọng cho Nhân loại.” Tuy là một người vô thần và hoài nghi, nhưng Kolakowski đă đi tới kết luận rằng tôn giáo rất cần thiết cho nhân loại, nếu không th́ chủ nghĩa hư vô bất trí sẽ gây nhiều tai hại hơn nữa.

Trong cuốn “Modernity on Endless Trial” (Những Thử thách bất tận của Tính Hiện đại) Kolakowski đă suy ngẫm về t́nh trạng đối lập không ngừng giữa hai trào lưu, kể từ khi xă hội loài người bước vào thời Hiện đại. Một bên là tinh thần duy lư, khoa học với khuynh hướng thế tục hóa xă hội để chính quyền không c̣n lệ thuộc vào tôn giáo. Bên kia là những lư tưởng tín ngưỡng có tính chất siêu việt. Hai khuynh hướng đó cần có mặt để kiểm soát lẫn nhau. Một điều mà Kolakowski đă nêu lên, rất đáng suy ngẫm, là nếu để một trong hai khuynh hướng đó chiếm độc quyền tự nhận là chân lư duy nhất, lấn áp khuynh hướng kia, th́ xă hội sẽ bị đe dọa bởi những con quái vật độc tài khủng khiếp. Như thời kỳ các ṭa án tôn giáo giết người ở Âu châu, hay chế độ Stalin ở Nga xô.
Một di sản của nền văn minh Âu châu là niềm hy vọng rằng chúng ta có thể sống trong tâm trạng hoài nghi. Chủ nghĩa nhân bản có nghĩa là chúng ta để cho “câu hỏi rốt ráo quan trọng nhất” để ngỏ mà không trả lời. Nhờ tinh thần hoài nghi đó, “Văn hóa Âu châu tự tạo được thế cân bằng tinh thần.” Kolakowski tin rằng kinh tế thị trường là cần thiết cho sự tiến bộ, nhưng ông cũng cảnh giác: “Nếu không có thị trường th́ chúng ta có thể bị biến thành nô lệ. Khi có thị trường th́ chúng ta phải luôn luôn cảnh giác để bảo vệ các tương giao nhân loại quư báu, như t́nh đoàn kết, thân hữu, và t́nh yêu. Những giá trị đó không để cho cơ cấu thị trường quyết định được.”

Có thể Leszek Kolakowski không đóng vai tṛ quan trọng lắm đối với phong trào nhân dân Ba Lan nổi dậy chống chế độ độc tài cộng sản, như chính ông công nhận. Các tu sĩ trong Giáo hội Công giáo Ba Lan, và riêng đức Giáo hoàng đương nhiệm có thể là nguồn cảm hứng lớn lao cho các công nhân ở xưởng đóng tầu Gdansk khi họ đứng dậy, lắc đầu, không chịu nghe theo mệnh lệnh của các cán bộ đảng nữa, mà đ̣i lập công đoàn riêng của những người thợ thuyền thật sự. Nhưng Leszek Kolakowski đă đóng đúng vai tṛ của ông, vai tṛ một nhà trí thức, cũng như ông Lech Walesa đóng đúng vai tṛ của một lănh tụ lao động trong xứ Ba Lan thời đó. Khổng Tử viết, “Quân tử tố kỳ vị nhi hành,” người quân tử tùy theo chỗ đứng của ḿnh mà hành động. Khi ông Walesa ra đóng vai một tổng thống, ông không thành công, và dân Ba Lan đă mời ông về hưu, hai lần liền th́ ông cũng hiểu ra tại sao. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận công lao của Lech Walesa đối với cuộc cách mạng thay đổi chế độ cộng sản ở Ba Lan và cả Đông Âu. Cũng không ai phủ nhận được vai tṛ của Leszek Kolakowski trong phong trào các nhà trí thức từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, đ̣i suy nghĩ tự do.

Trên đài BBC trong một cuộc thảo luận trên mạng lưới của đài này trong tháng trước, có hai người tranh luận với nhau là ông Trần Ngọc Thành, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam nay đang sống ở Ba Lan, và bên kia là một bác sĩ sống ở Việt Nam, xưng tên là Phan Xuân Trung. Bên cựu đảng viên th́ bênh vực cho những người bất đồng chính kiến ở trong nước, như Phạm Hồng Sơn; c̣n bên kia ở ngay Sài G̣n th́lại chỉ trích ông Phạm Hồng Sơn bằng những lời giống hệt lời phát ngôn viên của chế độ. Trong một bài viết tổng kết sau khi nhiều thính giả góp ư kiến, ông Phan Xuân Trung đă nhắc đến những người Trí thức Bất đồng Ư kiến ở Đông Âu. Ông Trung viết rằng “... những người đó chẳng làm được tṛ trống ǵ với xă hội Đông Âu mới, thậm chí c̣n (tiếp tục) bất đồng chính kiến với xă hội mới nữa.” Sau đó, ông Trung c̣n gán ghép các ư nghĩ thầm kín cho họ là, “Họ hành động v́ những động cơ cá nhân khác nhau, như danh tiếng, hận thù, cơ hội.”
Viết như vậy th́ quả là thiếu suy nghĩ. Có thể nói là trong ḷng c̣n chứa quá nhiều ác ư. Hàng ngàn, hàng vạn trí thức phản kháng chế độ cộng sản ở Đông Âu, không lẽ đều v́ các động cơ danh lợi hay sao?

Những nhà trí thức phản kháng rất cần thiết cho bất cứ xă hội nào, kể cả những xă hội đă lên đường dân chủ hóa. Công việc chính của họ là nêu các ư kiến, khi cần phê phán chính quyền, mà không sợ hăi, không hèn nhát. Xă hội nào cũng cần các bậc “đại trượng phu” như Mạnh Tử mô tả: Không để tiền bạc làm cho hư, không v́ nghèo khó bị bao vây kinh tế mà thay đổi, và không sợ vũ lực đàn áp (Phú quư bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.) Những nhà trí thức bất đồng ư kiến không bắt buộc phải làm chính trị. Họ tranh đấu đ̣i dân chủ, tự do không phải để sau đó ra làm quan to hay làm giám đốc xí nghiệp. Chế độ thay đổi rồi, xă hội vẫn cần những nhà trí thức phê phán. V́ không có chế độ nào thiếu khuyết điểm, không chính quyền nào tránh được nỗi cám dỗ lạm dụng quyền hành. Công việc của giơi trí thứcï là suy nghĩ một cách khách quan và thấu đáo. Họ sẽ “làm tṛ chống ǵ” sau khi chế độ cộng sản sụp đổ? Họ tiếp tục suy nghĩ về các vấn đề của xă hội mà họ đang sống, tiếp tục bầy tỏ ư kiến, tranh luận với nhau trong tinh thần thành thật và tương kính, không cố t́nh xuyên tạc hoặc vu oan giá họa lẫn nhau. Nhiều người làm như vậy v́ tấm ḷng yêu nước, v́ tôn trọng sự thật, tôn trọng giá trị con người. Gán cho họ những động cơ khác, như v́ danh, v́ lợi, hay v́ hận thù, là có hậu ư. Người đàng hoàng không làm như vậy.

Trong lịch sử nước ta không thiếu ǵ các nhà trí thức phản kháng. Thí dụ những tấm gương đời Trần như: “Thất trảm chi sớ Nghĩa động Càn, Khôn (Chu Văn An); Vạn ngôn chi thư Trung quán Nhật, Nguyệt (Lê Cảnh Tuân.)” Trần Tế Xương, Nguyễn Đ́nh Chiểu là những nhà trí thức bất đồng ư kiến. Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh là những nhà trí thức phản kháng ở nước ta từ đầu thế kỷ 20. Sau họ c̣n những Hồ Hữu Tường, Khái Hưng, Nguyễn Tường Tam, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, đều là những nhà trí thức phản kháng chế độ thực dân Pháp. Họ làm công việc của những kẻ sĩ theo nền nếp Nho học, do tấm ḷng yêu nước, v́ dân, v́ nghĩa, chứ không phải v́ danh lợi.

Chế độ cộng sản ngay từ ở Nga Xô đă thù ghét các nhà trí thức dám suy nghĩ và có ư kiến độc lập. Cho nên ngay khi lên cầm quyền ở Việt Nam, khi có cơ hội là Hồ Chí Minh đă t́m cách tiêu diệt, đă triệt hạ các nhà trí thức trước khi đánh nhau với Pháp. Nếu các ông Nguyễn An Ninh, Khái Hưng, Huỳnh Phú Sổ, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm sống vào thời đại này ở Việt Nam th́ chắc họ cũng đang làm như Phạm Hồng Sơn, Dương Thu Hương, Nguyễn Đan Quế, Thích Quảng Độ, vân vân. Và chắc hẳn các cán bộ công an cộng sản sẽ tố giác họ là có các động cơ cá nhân, “v́ danh, v́ lợi, hay v́ hận thù.”

Dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam ngay từ những năm 1954 giới trí thức đă có nhiều người can đảm bầy tỏ ư kiến, phê phán những sai lầm của chế độ. Ngày nay chúng ta c̣n có thể hănh diện khi đọc những bài lư luận của Nguyễn Mạnh Tường phê b́nh Cải cách Ruộng đất. Về những bài thơ của Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt. Nhưng chế độ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn đă đàn áp thẳng tay, đă tiêu diệt những bộ óc sáng tạo độc lập. Mục tiêu của đảng cộng sản trong vụ đánh Nhân Văn, Giai phẩm là dùng tem phiếu, biên chế, dùng đảng, đoàn và công an biến tất cả các văn nghệ sĩ, trí thức thành nô lệ. Trong cuốn nhật kư của Trần Dần (GHI, 1954-1960, td memoire xuất bản, 2001,) ông ghi lại những nỗi nhục nhằn của giới trí thức, văn nghệ trong thời đó. Trần Dần có lần khuyên nhạc sĩ Tử Phác, “Ngoan với Đảng th́ lại đâu có đó!” (trang 297); và có lúc ông quyết định rơ ràng: “ ... tôi nghĩ rằng: Bây giờ chỉ c̣n con đường duy nhất, là đầu hàng Đảng.” (trang 267) Cả một thế hệ trí thức Việt Nam đă bị nghiền nát trong guồng máy đảng trị của các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu như vậy.

Trong thời gian các ông Nguyễn Mạnh Tường, Trần Dần, Phùng Quán nổi lên trên mặt trận chữ nghĩa ở Việt Nam để bị đàn áp tàn nhẫn, th́ Leszek Kolakowski cũng bị vùi dập ở Ba Lan. Nhưng Leszek Kolakowski may mắn thật. Nước Ba Lan đă có truyền thống bất khuất, cũng có nhiều thế hệ những người sống lưu vong (như nhạc sĩ Frederick Chopin) và Leszek Kolakowski chỉ cần bước theo con đường đó. Ông đă đóng góp cho nền tư tưởng xứ sở ông, và cho cả nhân loại. Trong khi các bộ óc lỗi lạc của nước Việt Nam như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường th́ bị guồng máy cộng sản chôn vùi. Nghe tin Kolakowski được vinh danh, chúng ta không khỏi thấy buồn cho thân phận các nhà trí thức và văn nghệ Việt Nam cùng thời. Có phải ông Leszek Kolakowski là người may mắn? Hay là cộng sản Ba Lan nó c̣n có t́nh cảm con người nhiều hơn cộng sản Việt Nam?

 

Trở về trang chính