Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Tại sao người ta bỏ phiếu?


Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, California, 27-2-2004

 

Năm nay chắc tỷ số người đi bầu ở Mỹ sẽ đông hơn 4 năm trước. Nghĩa là nếu người Việt ḿnh giữ nguyên như cũ, không đi bỏ phiếu nhiều hơn th́ khi tính người ta sẽ thấy tỷ số người Việt thấp hơn trước. Chúng ta nên đi bỏ phiếu nhiều hơn, không phải chỉ nên giữ tỷ số bằng như cũ mà c̣n nâng cao tỷ số đó lên cho thiên hạ biết những công dân gốc Việt Nam này rất quan tâm đến chuyện chính trị. Năm nay ở quận Cam có một hiện tượng lạ, là tự nhiên số ứng cử viên người Việt tăng lên, mà họ không chỉ ứng cử vào những chức trong hội đồng thành phố nữa, họ muốn bước thẳng vào quốc hội California và quốc hội Mỹ! Kể ra th́ đă có người Mỹ gốc Việt ra ứng cử chức vụ cao hơn, như chức thống đốc tiểu bang chẳng hạn. Nhưng điều đáng nói là trong số những vị ứng cử lần này có người hy vọng đắc cử thật cứ không phải chỉ cốt ghi tên lấy danh nghĩa tượng trưng.


Trong các số báo gần đây quư vị đă đọc tin về ba ứng cử viên người Việt, là các ông Phạm Kim Long, Trần Thái Văn, và Nguyễn Đức Tân theo thứ tự tuổi từ cao tới thấp. Riêng ông Tân ứng cử dân biểu quốc hội liên bang, có tham vọng cao hơn cả. Nếu quư vị muốn bỏ phiếu cho các ứng cử viên Việt Nam (hay bất cứ ứng cử viên người Miên, người Lào, người Mỹ nào cũng vậy,) th́ xin nhớ: Đừng chờ tới tháng Mười Một mới đi bầu. Phải tham dự ngay trong kỳ sơ tuyển ngày Thứ Ba tới. Đó là ngày các cử tri mỗi đảng chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ḿnh. Những người ghi tên vào danh sách cử tri thường chọn một đảng nhưng cũng có thể mang danh nghĩa độc lập và được phép bỏ phiếu chọn ứng cử viên của bất cứ đảng nào. Nếu quư vị dự tính ủng hộ ông Tân, ông Văn, hay ông Long mà không đi bỏ phiếu cho họ trong kỳ sơ tuyển, th́ rất có thể họ sẽ bị một đối thủ trong cùng một đảng gạt ra ngoài; tới tháng Mười Một có muốn bầu cho họ cũng không được nữa.


Chúng tôi không chủ trương người Việt th́ phải bỏ phiếu cho người Việt. V́ nếu các sắc dân ở Mỹ đều theo tinh thần đó th́ chúng ta sẽ chịu lép vế đóng vai thiểu số măi măi không có người vào được các cơ quan dân cử. Mặc dầu như vậy khi bỏ phiếu thế nào nhiều người Việt Nam cũng chọn những người Việt Nam khác.


Khi đi bỏ phiếu, người ta chọn như thế nào? Cách giản dị thường t́nh nhất là bỏ phiếu cho một đảng, không cần biết ứng cử viên của đảng đó là ai. Hai đảng chính trị chính ở Mỹ có những chủ trương khác nhau khá rơ rệt và đă khác nhau từ lâu. Đảng Cộng Ḥa thường có khuynh hướng bảo thủ (conservative,) đảng Dân Chủ th́ cấp tiến (liberal.) Bảo thủ về mặt kinh tế có nghĩa là họ chủ trương tự do kinh doanh càng nhiều càng tốt, các việc kinh tế nên để tư nhân quyết định. Chính phủ nên đóng vai tṛ càng ít can thiệp vào đời sống kinh tế càng tốt, để cho thị trường tự do quyết định. Do đó đảng Cộng Ḥa thường chủ trương chính phủ nhỏ, ít người, ít cơ quan. Một cách làm cho guồng máy chính phủ không thể lớn lên được, là bớt thuế. Không nhiều tiền thuế th́ chính phủ không thể lớn lên được, không thêm người mà cũng không thể chi tiêu thêm. Ngược lại, đảng Dân Chủ chú trọng đến tính chất b́nh đẳng trong đời sống kinh tế, mà họ không tin rằng thị trường tự nó không giải quyết được. Những chương tŕnh xă hội giúp người nghèo, người yếu kém về mặt kinh tế, giúp các nhóm người gọi là thiểu số bị lép vế, thường do các chính quyền Dân Chủ đưa ra. Tất nhiên, khi có các chương tŕnh đó th́ phải có các cơ quan phụ trách, phải thêm công chức, phải tăng chi tiêu, nghĩa là thuế tiền phải nhiều hơn. Trong xă hội Mỹ người ta thấy hai đảng trên thay phiên nhau đắc cử v́ mỗi lúc người dân lại nghiêng về một phía. Nhiều người thiết tha với một đảng và chỉ bầu cho đảng đó thôi; nhưng cũng nhiều người thay đổi, tùy mỗi mùa bầu cử lại chọn một cách khác nhau. Khi thấy guồng máy chính quyền nặng nề và can thiệp vào đời sống kinh tế nhiều quá, thuế nặng và bị chi tiêu phí phạm th́ số cử tri gọi là độc lập, trung dung đó sẽ chọn đảng Cộng Ḥa. Ngược lại, khi thấy những người yếu thế về kinh tế đông quá, số người thất nghiệp hay không có bảo hiểm y tế đông quá, người ta có thể nghiêng về đảng Dân Chủ. Nhờ chế độ dân chủ nên dân Mỹ có thể thay đổi chính quyền tùy nhu cầu chung của xă hội, theo từng giai đoạn. Nhóm cử tri độc lập và trung dung thường đóng vai điều chỉnh chính sách quốc gia theo nhu cầu giai đoạn, khi họ bỏ phiếu.


Có lẽ yếu tố kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong các cuộc bầu cử. Như năm nay chúng ta có thể nghe các ứng cử viên tranh luận về các vấn đề khác, như cuộc chiến chống khủng bố, chiến tranh Iraq; hoặc các vấn đề có tính chất tôn giáo như cấm hay không cấm phá thai, có nên sửa hiến pháp để chỉ chính thức công nhận hôn nhân của hai người khác phái tính, cấm hôn nhân đồng tính hay không. Tuy nhiên, sau cùng các vấn đề kinh tế sẽ quyết định ai đắc cử tổng thống hoặc vào vào quốc hội Mỹ.


Nhưng không phải lúc nào các cử tri cũng có đầy đủ tin tức về chủ trương của các ứng cử viên, cũng như không hiểu hết về các chủ trương đó với các hậu quả khi họ thực hiện trong chính quyền. Và chính các ứng cử viên khi nhậm chức cũng có thể thay đổi theo nhu cầu mới của xă hội. Như ở tiểu bang California này, một vấn đề lớn hiện nay là ngân sách khiếm hụt. Các ứng cử viên quốc hội tiểu bang sẽ đề nghị giải pháp nào để giải quyết cảnh nhà nước thiếu tiền? Cắt giảm các chi tiêu th́ cắt chỗ nào? Khi cắt bất cứ một mục nào, cũng có một nhóm người bị thiệt tḥi, họ sẽ phản đối. Nếu cắt giảm chi tiêu th́ có nên tăng thuế hay không? Tăng những thứ thuế nào? Ông thống đốc hiện nay, Arnold Schwarzenegger đă hứa không tăng lệ phí bảng xe hơi, và ông đă giữ lời hứa, rút lại quyết định của chính phủ cũ. Nhưng lấy tiền đâu bù vào lỗ hổng hàng tỉ mỹ kim? Chính phủ sẽ xin dân California bỏ phiếu cho phép đi vay nợ thêm. Vay nợ th́ phải trả tiền lăi, rồi sau này lấy tiền đâu trả? Tất cả những câu hỏi đó, người dân sẽ có dịp chất vấn các ứng cử viên trong mùa bầu cử, để chọn người nào có ư kiến phù hợp với quyền lợi của ḿnh nhất.


Trong một chế độ dân chủ khó ḷng có những ứng cử viên làm vừa ư tất cả mọi người. Mỗi ứng cử viên có thể đại diện cho một nhóm đa số trong đơn vị, họ được những người này bỏ phiếu. Khi đắc cử rồi, họ phải t́m cách bảo vệ những người ủng hộ ḿnh để c̣n nhờ cậy về sau, cho nên họ sẽ phải cố thực hiện các lời hứa. Đó là một cơ chế tự nhiên để người dân làm chủ các quyết định chính trị. Ở California có luật giới hạn không cho các dân biểu, nghị sĩ tranh cử măi, như vậy có thể các nhà chính trị sẽ bỏ qua các lời hứa trong nhiệm kỳ sau cùng, v́ họ sẽ không được ra tranh cử nữa. Nhưng người dân cũng không lo lắng vụ đó, v́ thường các nhà chính trị sau khi làm dân biểu sẽ muốn làm nghị sĩ tiểu bang, hoặc sau khi hoạt động ở cấp tiểu bang sẽ có ngày muốn lên cấp liên bang. Nghĩa là chính họ phải biết “trả nợ” các lời hứa với cử tri để bảo vệ những lá phiếu ủng hộ ḿnh.


Khi phân tích như trên, chúng ta đă ngả sang lối quyết định thuần lư trí. Nhưng thực sự các cử tri, ở bất cứ quốc gia nào, lúc nào cũng bỏ phiếu bằng suy nghĩ thuần lư hay không? Nhiều khi người ta quyết định lá phiếu chỉ dựa trên một ấn tượng, một t́nh cảm mà thôi. Trong năm nay sẽ có nhiều người Mỹ quyết định chọn ông Bush ngay từ đầu, chỉ v́ họ thích ông Bush đến cùng. Sẽ có người chống ông Bush ngay trước khi biết đảng Dân Chủ chọn ai ra ứng cử, v́ họ không chịu nổi cái mặt ông Bush. Cả hai đảng hiện nay đang chú trọng tới đám cử tri “then chốt” của họ. Nhưng đến khi cuộc tranh cử đến hồi gay go, sau khi đă bảo đảm giữ được số phiếu của đám cử tri then chốt rồi, các ứng cử viên sẽ phải t́m cách thu hút những người trung dung, độc lập. Những người tính toán khi bỏ phiếu, chứ không bỏ phiếu theo t́nh cảm, họ sẽ suy nghĩ trên vấn đề kinh tế nhiều hơn cả.


Nhưng khi chọn lá phiếu bầu cho rất nhiều chức vụ cấp tiểu bang, cấp quận hay thành phố, nhiều người không đủ thời giờ t́m hiểu tất cả các ứng cử viên. Họ sẽ chọn ứng cử viên nào có vẻ đứng đắn tử tế nhất, hay là ăn nói có duyên, có vẻ đáng tin cậy nhất. Hoặc quen thuộc, gần gũi với ḿnh nhất. Khi đó những ứng cử viên thiểu số thường thu hút những lá phiếu của người cùng sắc tộc với họ. Cho nên các ứng cử viên gốc Việt Nam chắc có nhiều hy vọng chiếm được cảm t́nh của các cử tri Việt Nam. Nhiều người Việt Nam có thể dồn phiếu cho các ứng cử viên gốc Việt chỉ v́ muốn chứng tỏ cho người khác biết sức mạnh của nhóm cử tri Việt Nam trong khu vực ḿnh sống. Để nếu có người thuộc sắc dân khác đắc cử, họ cũng phải t́m đến và t́m cách làm vừa ḷng khối cử tri nặng kư đó.

 

 

Trở về trang chính