Việt-Nam Có Cần Một Chế Độ Độc Tài Hay Không Để Trở Thành Một Con Rồng Mới Của Á Châu ?
Nguyễn Quốc
Khải, 20.2.2004
“Dân chủ không phải là một xa
xỉ phẩm để phải đợi đến lúc
giầu sang mới được hưởng thụ...
Dân chủ là một yếu tố để phát triển
chứ không là kết quả của sự phát triển.”
Nobel Laureate Amartya Sen [i]
Nhân chuyến về Việt-Nam gần đây của ông Nguyễn
Cao Kỳ, cựu Phó Tổng Thống của miền Nam
Việt-Nam, một nhà báo ngoại quốc có hỏi ông
nghĩ thế nào về Đảng CSVN và chế
độ phi dân chủ ở Việt-Nam hiện nay, ông
Kỳ đă không trả lời thẳng vào câu hỏi mà nói
rằng “Điều mà tôi chú ư đến hiện nay là
vấn đề phát triển kinh tế... Ưu tiên là xây
dựng kinh tế để có giới trung lưu và sau
đó chúng ta sẽ suy nghĩ về cải tổ chính
trị.” Ông Kỳ nói tiếp: “Khi ông nh́n vào những
nước láng giềng của Việt-Nam ở Á châu
như Nam Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba. Trong giai đoạn
đầu của việc xây dựng của các quốc gia
này, họ bắt đầu bằng một đảng.”
Ông Kỳ nhận định tiếp rằng nhờ
vậy những quốc gia này thành công về mặt kinh
tế. Ở Nam Hàn có Park Chung Hee. Đài Loan có Koumintang (Trung
Hoa Quốc Dân Đảng), Nam Dương có Suharto, Phi Luật
Tân có Marcos. Tân Gia Ba có Lư Quang Diệu. Thái Lan có chính phủ
quân nhân trong 50 năm. Các quốc gia này được ông
Kỳ coi là mẫu mực cho Việt-Nam trong giai
đoạn đầu của tiến tŕnh phát triển kinh
tế.
Bài “Liệu cải tổ kinh tế và mở của buôn bán
với thế giới có mang lại tự do dân chủ cho
Việt-nam hay không?” đăng trên Thế Kỷ 21 số
176, tháng 12, 2003 đă tŕnh bầy ư kiến của một
số học giả về sự liên quan giữa cải
tổ kinh tế và cải tổ chính trị. [ii] Kết
luận chung là cải tổ kinh tế không tự
động đưa đến tự do dân chủ.
Lawrence F. Kaplan nói: “Dân chủ là một lựa chọn chính
tri, một hành động quyết chí. Phải có
người tạo dựng ra dân chủ, chứ không thể
trông chờ vào sự việc” [iii]. Tiến Sĩ Vơ Nhơn
Trí, một cựu đảng viên Đảng Cộng
Sản Pháp và Đảng Cộng Sản Việt-Nam vừa
xuất bản cuốn sách “Việt-Nam cần đổi
mới thật sự,” cũng đă bàn rất kỹ
về vấn đề này. Bài tóm lược cuốn sách
của TS Vơ Nhơn Trí hi vọng sẽ được
Thế Kỷ 21 đăng vào số tháng 3 sắp tới.
Tác giả nhận định rằng không thể tách
dời hai việc đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị được. Theo quy
luật biện chứng của chính những người
Cộng Sản, nếu không cải tổ chính trị th́
phát triển kinh tế Việt-Nam sẽ bị ḱm hăm
lại. Hiện tượng này đă bắt đầu
xẩy ra từ năm 1997. [iv]
Bài viết ở đây sẽ góp ư về vấn đề
liệu có cần một đảng chính trị duy
nhất để có thể phát triển kinh tế một
cách hữu hiệu hay không. Ô. Kỳ là một quân nhân, nên
khuynh hướng thiên độc tài của ông rất
dễ hiểu. Ông từng tuyên bố rằng người
mà ông ái mộ nhất là Hitler và Việt-Nam cần 4
đến 5 Hitlers. [v] [vi] Người b́nh thường
cũng nhận thấy ngay rằng quan niệm này đă
đơn giản hóa tối đa một vấn
đề phức tạp và khó khăn. Thật vậy Trung
Quốc, Miến Điện, Phi Luật Tân (vài chục
năm trước), và Pakistan đều là những
quốc gia có chính thể độc tài nhưng không
những không trở thành những con rồng Á châu mà
vẫn c̣n là những nước nghèo đói. Ngược
lại, Hồng Kông và Mă Lai là hai phần đầt
tương đối tự do, nhưng kinh tế phát
triển khả quan. Kể từ 1975 đến nay
Việt-Nam là một nước độc tài độc
đảng. Nhiều người trông đợi Á châu có
thêm một con rồng mới là Việt-Nam nhưng sau 30
năm nó vẫn là một “con rồng ngủ quên”. [vii] Ngay
tại miền Nam Việt-Nam chế độ độc
tài gia đ́nh trị của hai ông Diệm-Nhu đă bỏ
lỡ cơ hội xây dựng đất nước.
Chế độ kế tiếp của hai ông Thiệu-Kỳ
cũng không phải là một chế độ dân chủ
thực sư v́ dân miền Nam đâu có thật sự
bầu hai ông lên đâu. Như vậy không thể nói
rằng muốn phát triển kinh tế phải có chế
độ độc tài. Hơn nữa chúng ta chọn
loại độc tài nào bây giờ bởi v́ cũng có
nhiều thứ khác nhau: độc tài toàn trị,
độc tài pháp trị, độc tài quân phiệt,
độc tài phong kiến, độc tài phát xít,
độc tài đảng trị, độc tài lănh tụ
tuyệt đối, v.v. Nhưng không cái ǵ nguy hiểm
bằng độc tài mà bất tài.
Tất cả những kinh tế gia, những nhà
đầu tư, những người lănh đạo
quốc gia đều đồng ư rằng một chế
độ chính trị ổn định rất cần
thiết cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên độc tài và
ổn định chính trị là hai vấn đề hoàn
toàn khác nhau. Độc tài không phải là điều
kiện cần và đủ để bảo đảm
một được chế độ chính trị ổn
định bền vững. Nhiều nước dùng quân
đội và công an để cai trị nhưng sự
ổn định chính trị dưới các chế
độ này đều là giả tạo. Điển h́nh
là Đông Đức, một nước dùng quân đội
và mật vụ để duy tŕ sự ổn định
chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vào tháng
6, 1989, lănh tụ Đông Đức Erich Honecker tuyên bố
rằng bức tường Bá Linh sẽ c̣n tồn tại
50 hay 100 năm nữa. Nhưng chỉ 5 tháng sau vào ngày
9.11.1989 bức tường Bá Linh sụp đổ. Bắc
Hàn và Cuba là hai xă hội có trật tự nhưng dân vẫn
tiếp tục đói rách trong nhiều thập niên và
nếu có cơ hội là trốn đi. Ở miền Nam
Việt-Nam chế độ độc tài của hai ông
Diệm-Nhu cũng chỉ tồn tại được 9
năm. Chính phủ quân nhân của hai ông Thiệu-Kỳ
cũng chỉ kéo dài được 10 năm. V́ chiến
tranh và bất ổn chính trị nên kinh tế của miền
Nam Việt-Nam suy sụp phải nhờ vào ngoại
viện. Chúng ta tạm thời bỏ Việt-Nam qua một
bên để nghiên cứu một vài nước trong vùng
Đông Á hầu rút tỉa kinh nghiệm cho Việt-Nam.
Hồng Kông và Tân Gia Ba sẽ không được đề
cập tới v́ là hai lănh thổ quá nhỏ bé so với
Việt-Nam. Phi Luật Tân và Mă Lai cũng sẽ không
được bàn đến v́ Phi Luật Tân không hơn
Việt-Nam nhiều và Mă Lai có khó khăn về vấn
đề chủng tộc mà Việt-Nam không có.
Nam Hàn
Nam Hàn là một nước đáng chú ư v́ là một trong
những con rồng châu Á mạnh nhất và cũng bị
chia đôi như Việt-Nam. Thật sự t́nh h́nh chính
trị của quốc gia này từ lúc Tổng Thống Lư
Thừa Văn (Ryee Sung-man) bị đảo chánh vào năm 1960
không lúc nào được ổn định cả trừ
giai đoạn sau từ khi Tổng Thống Roh Tae-Woo
(1988-1993) tới Tổng Thống KIM Dae-jung (1998-2003) lên
cầm quyền theo thể thức bầu cử dân
chủ. Trong khoảng thời gian từ 1962-1979
dưới sự lănh đạo của Tướng Park
Chung Hee sau cuộc đảo chánh vào tháng 5, 1961 do chính ông
chỉ huy, t́nh h́nh Nam Hàn cũng không ổn định.
Tổng Thống Park Chung Hee bị ám sát hụt một
lần. Lần đó vợ ông chết thay ông. Đến
năm 1979, chính Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương T́nh
Báo Nam Hàn Kim Jae Kyu đă ám sát ông thành công.
Dưới thời Tổng Thống Park Chung Hee, chế
độ chính trị của Nam Hàn không không phải là
một chế độ độc tài toàn trị xă
hội chủ nghỉa như ở Bắc Hàn. Chế
độ dưới thời của Tổng Thống Park
Chung Hee cũng không phải là một chế độ dân
chủ, nhưng là một chế độ pháp trị
(governed by laws). Ông áp dụng những biện pháp hết
sức cứng rắn để thực hiện cải
tổ kinh tế như bỏ tù rất nhiều doanh gia,
bêu xấu trước công chúng những kỹ nghệ gia
giầu v́ chính sách sản xuất hàng tiêu thụ thay
thế nhập cảng, quốc hữu hóa ngân hàng tư,
phá giá tiền Nam Hàn để hạ giá hàng xuất
cảng, hạ thuế nhập cảng để bắt
những kỹ nghệ nội địa phải cải
tiến để cạnh tranh, hỗ trợ các kỹ
nghệ xuất cảng, đặc biệt đối
với những sản phẩm rẻ và cần nhiều
sức lao động. Ông thả tự do cho những doanh
nhân và hứa không tịch thu tài sản của họ trong
tương lai nếu họ bằng ḷng làm ăn đàng hoàng.
Ông cho phép những kỹ nghệ gia mở công ty nếu
họ chịu cống hiến một số cổ
phần cho chính phủ. Để giảm chi phí về lao
động Tổng Thống Park Chung Hee hạn chế
hoạt động của các nghiệp đoàn. Giá cả
được chính phủ kiểm soát chặt chẽ.
Tổng thống Park Chung Hee cho thành lập Ủy Ban Kế
Hoạch Kinh Tế và Cơ Quan Khuếch Trương
Xuất Cảng nhưng chỉ để soạn thảo
chính sách kinh tế và hướng dẫn những công
thương kỹ nghệ gia mà không chủ trương
thiết lập các xí nghiệp quốc doanh. Trực
thuộc phủ Thủ Tướng là Hội Đồng
Cố Vấn gồm các giáo sư đại học.
Hội Đồng này họp thường xuyên với
Tổng Thống để giúp ư kiến. Từ bộ óc
này, Tổng Thống chọn người vào những
chức vụ then chốt của chính phủ. Trái lại,
ông Park Chung Hee tận t́nh giúp đỡ khu vực tư nhân
phát triển. Ông chủ trương tài trợ tư nhân,
nhưng nếu sau vài lần không thấy tiến bộ,
chính phủ sẽ ngưng bao cấp. Ngoài ra chính phủ
của Tổng Thống Park Chung Hee đầu tư
rất nhiều vào chương tŕnh giáo dục ở hai
bậc tiểu và trung học. Sinh viên Nam Hàn được
gửi ra nước ngoài du học rất nhiều. Tóm
lại, sự phát triển kinh tế chưa từng
thấy của Nam Hàn bắt đầu từ năm 1961
cho tới cuối thập niên 80 là nhờ vào ba thành
phần: chính phủ, tư nhân, và lao động. Trong
đó chính phủ giữ một vai tṛ hướng dẫn
tích cực. Sự liên hệ giữa chính phủ và tư
doanh theo hàng dọc chứ không phải hàng ngang. Những
công ty tư nhân nào theo chính sách của chính phủ
thường được giúp đỡ. Những công ty
không theo trước sau cũng bị thất bại. [viii]
Từ thập niên 90 đến nay, điều kiện xă
hội, chính trị của Nam Hàn đă thay đổi
rất nhiều. Mô thức Park Chung Hee không c̣n hợp
thời nữa. Nền kinh tế của Nam Hàn quá lớn
và phức tạp để chính phủ có thể chỉ
huy một chiều từ trên xuống dưới. Khu
vực tư ngày nay có rất nhiều nhân tài không thua ǵ
chính phủ cả. Do đó điều kiện này không cho
phép chính phủ đóng một vai tṛ “cha chú” như
trước nữa. Phong trào đ̣i cải tiến
điều kiện làm việc của giới lao
động kể từ năm 1988 tới nay đă
buộc giới chủ nhân phải thay đổi chế
độ lương bổng và các phụ cấp cùng
quyền lợi của công nhân. Chính sách “phát triển
trước, phân phối lợi tức sau” không c̣n
được chấp nhận nữa. [ix]
Nam Hàn thỉnh thoảng lại khám phá ra một vài
đường hầm đào sâu dưới đất
hoặc bắt được vài con tầu nhỏ của
Bắc Hàn chuyển người và vơ khí vào Nam Hàn. Nhưng
tuyệt đối không có đường ṃn HCM. Một
điều may mắn cho Nam Hàn là suốt từ khi có
hưu chiến vào năm 1953 cho đến nay không bị
chiến tranh tàn phá. Hai miền Nam Bắc tương
đối được tự do phát triển kinh tế
theo hai ư thức hệ khác biệt. Miền Nam theo chế
độ tư bản như đă tŕnh bầy ở trên.
Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản.
Chủ Tịch Kim Il-Song và cũng là lănh tụ sáng lập
Cộng Sản Bắc Hàn chết vào năm 1994, truyền
ngôi lại cho con là Kim Chong-Il. Trong nửa thế kỷ,
Bắc Hàn có một đảng duy nhất, t́nh h́nh chính
trị ổn định tuyệt đối, có một
triệu quân, hỏa tiễn tầm xa, và khả năng
sản xuất vơ khí hạt nhân và hóa học, nhưng luôn
luôn không sản xuất đủ lương thực cho
dân chúng.
Đài Loan
Đài Loan là một con rồng thứ hai của châu Á.
Từ khi bị đánh bật ra khỏi lục
địa vào năm 1949, chính phủ Tưởng Giới
Thạch và Trung Hoa Quốc Dân Đảng (Koumintang) của
ông cùng với hai triệu người phải chạy qua
đảo Đài Loan và cai tri phần đất này cho
đến năm 2000. Lần đầu tiên, quyền cai
trị tại Đài Loan được chuyển từ
Quốc Dân Đảng Trung Hoa qua Đảng Dân Chủ
Cấp Tiến theo thể thức bầu cử dân chủ
được thực hiện ba năm trước
đây. Trong hơn một nửa thế kỷ, Đài Loan
tương đối có ổn định về chính
trị. Các đảng đối lập được
tư do hoạt động. Báo chí được tư do
xuất bản, tôn giáo được tư do hành
đạo và dân chúng được tự do đi lại
kể cả việc về thăm Hoa Lục.
Rút kinh nghiệm ở lục địa và luôn luôn chịu
sự đe dọa tấn công quân sự của chính
quyền Cộng Sản Bắc Kinh, chính phủ Quốc Dân
Đảng mau chóng thực hiện những công cuộc
cải tổ kinh tế và xă hội trên đảo Đài
Loan: (1) cải cách ruộng đất; (2) khuyến khích
tư nhân thiết lập những cơ sở sản
xuất cỡ nhỏ và trung b́nh; (3) thiết lập những
khu kỹ nghệ để giúp giảm phí tổn ban
đầu cho những công ty mới. Nhờ ba chương
tŕnh cải tổ kinh tế này, sự phân chia lợi
tức được đồng đều, chính phủ
Quốc Dân Đảng được sự ủng hộ
của đại đa số quần chúng. T́nh h́nh chính
trị tiếp tục được ổn định
giúp cho nền kinh tế của Đài Loan liên tục phát
triển trong vài thập niên vừa qua và vượt xa Hoa
Lục. Ngày nay tổng sản lượng nội
địa của Đài Loan cho mỗi đầu
người tính theo măi lực quân b́nh là 18,000 Mỹ kim.
Đài Loan không những đầu tư ở cả Hoa
Lục và Việt-Nam mà c̣n nhập cảng nhân công từ
Việt-Nam.
Thái Lan
Khác với Nam Hàn và Đài Loan vừa thảo luận ở
trên cũng như Tân Gia Ba và Hồng Kông, Thái Lan chưa
phải là một con rồng Á châu. Đặc biệt
hơn cả là quốc gia này có t́nh trạng chính trị
bất ổn nhất so với các nước Đông Á
khác. Kể từ khi từ một vương quốc
thuần tuư đổi qua nền quân chủ hiến
định (constitutional monarchy) vào năm 1932, Thái Lan đă
chứng kiến 26 cuộc đảo chánh, trong đó có 10
cuộc đảo chánh thành công và 16 cuộc đảo
chánh thất bại. Vua Thái thường giữ vai tṛ
trọng tài và khi thiên về phe nào th́ phe đó thắng.
Những lănh tụ của phe thua thường
được cho sống lưu vong ở nước
ngoài. Hầu hết các cuộc đảo chánh đều
xẩy ra giữa các phe phái quân nhân, nhưng không đổ
máu, trừ cuộc đảo chánh vào năm 1976 vời
khoảng dưới 1,000 người chết. Ngoài ra, Thái
Lan c̣n liên tục bị các nhóm Cộng Sản quấy
nhiễu vào những thập niên 60 và 70. Riêng chính phủ
quân nhân của Tướng Prem Tinsulanonda đă dẹp
một cuộc đảo chánh vào năm 1980 và hai toan tính
đảo chánh vào năm 1981 và 1985 trước khi nhường
chính quyền cho phe dân sự vào năm 1988 qua môt cuộc
tổng tuyển cử dân chủ. Lần cuối cùng phe
quân nhân nhúng tay vào chính quyền là năm 1992 nhưng lập
tức rút lui v́ áp lực trong và ngoài nước.
Sinh viên, công nhân và nông dân Thái Lan ngày nay đ̣i hỏi
đất nước cải tổ chính trị để
chuyển sang chế độ dân chủ và đ̣i hỏi
được tham dự vào tiến tŕnh dân chủ hoá
đó. Ngay cả trong giai đoạn chính phủ quân nhân,
Thái Lan cũng có nhiều đảng chính trị hoạt
động như Đảng Dân Chủ, Đảng Dân Chủ
Cấp Tiến, Đảng Phát Triển Quốc Gia,
Đảng Hành Động Xă Hội, Đảng Quốc
Gia Thai, v.v. Nhờ vậy, trong hơn một thập niên
vừa qua, Thái Lan tương đối có ổn dịnh
về chính trị. cũng v́ thế kinh tế Thái Lan đă
phát triển. Lợi tức ṛng trung b́nh mỗi đầu
người tăng gấp đôi kể từ năm 1960.
Số người nghèo giảm một nửa. GDP mỗi
đầu người tính theo măi lực quân b́nh là $7,000 (2002).
Thái Lan được xếp vào hạng 60 trên 155
nước có chỉ số tự do kinh tế tốt
(mostly free). [x] Cũng như Nam Hàn và Đài Loan, Thái Lan
được Freedom House xếp vào các quốc gia tự
do. [xi] Hiện nay Thái Lan c̣n được coi là một
trong các quốc gia có đời sống tự do và
thoải măi nhất Á châu.
Nam Dương
Nam Dương. là nước kế tiếp chúng ta muốn
t́m hiểu. Quốc gia này dành được độc
lập từ Ḥa Lan vào năm 1950 dưới sự lănh
đạo của tướng Sukarno. Ông trở thành
Tổng Thống đầu tiên của một nước
Nam Dương độc lập từ 1950-1965. Trong giai
đoạn này, t́nh h́nh chính trị bất ổn. Ảnh
hưởng của Cộng Sản rất mạnh.
Đảng Cộng sản Nam Dương (Partai Komunis Indonesia
viết tắt là PKI) được chính thức hoạt
động và được tham dự vào sinh hoạt chính
trị. Đảng PKI là đảng Cộng Sản lớn
nhất ngoài lănh thổ Nga Sô và Trung Quốc. Trong giai
đoạn này kinh tế Nam Dương xuống dốc,
với nạn lạm phát và mức thất nghiệp cao.
Số người nghèo đói gia tăng và hạ tầng
cơ sở xuống cấp. Khi Tổng Thống Sukarno rút
Nam Dương ra khỏi Liên Hiệp Quốc và liên minh
với Trung Quốc vào năm 1965, đồng thời 6
tướng lănh của quân lực Nam Dương bị
bắt cóc và thủ tiêu,Tướng Suharto đảo chính
và loại Sukarno ra khỏi chính quyền. Quân đội Nam
Dương nắm lấy cơ hội này và tiêu diệt
PKI. Hàng trăm ngàn đảng viên PKI và cảm t́nh viên
bị giết.
Tướng Suharto lên làm Tổng Thống cùng với
một số tướng lănh lănh đạo quốc gia.
Ông đặt tên cho chế độ cuả ông là “Trật
Tự Mới” so sánh với chế độ “Dân Chủ
Hướng Dẫn” của Tổng Thống Sukarno.
Dưới thời Suharto, chính trị bị kiểm soát chặt
chẽ nhưng kinh tế phát triển khả quan. Trong ṿng
5 năm, mức lạm phát giảm từ 1,000% xuống c̣n
10%. Lợi tức gia tăng nhờ sự khai thác tài nguyên
thiên nhiên gồm các kim loại, gỗ và dầu hỏa.
Đợt đầu tư thứ hai vào Nam Dương
đến từ Nhật Bản, Đài Loan và Singapore giúp
phát triển khu vực kỹ nghệ và ngành may dệt. Kinh
tế tiếp tục phát triển cho đến giữa
thập niên 90. Sau 30 năm cầm quyền, chính thể
độc tài Suharto gây ra một số vấn đề
nghiêm trọng vào giai đoạn sau: quyền lợi kinh
tế rơi vào trong tay một thiểu số, trong đó
không ít có liên hệ với gia đ́nh Tổng Thống
Suharto. Nạn tham nhũng lan rộng. Cảnh sát và quân
đội bị kết án vi phạm nhân quyền ngày càng
nhiều. Vào giữa năm 1997, Nam Dương bị
ảnh hưởng nặng nhất của cuộc
khủng hoảng tài chánh Á châu so với các nước
Đông Á. GDP chỉ tăng 4.7% vào năm 1997 so với 7.8%
vào năm 1996. GDP không tăng mà c̣n giảm 13.1% trong năm
1998. [xii] Nhiều cuộc biểu t́nh do sinh viên lănh
đạo đ̣i Tổng Thống Suharto từ chức. Vào
tháng 5, 1998 ô. Suharto quyết định rút lui mặc
dầu trước đó 3 tháng ông đă được
Hội Đồng Cố Vấn Nhân Dân (People’s Consultative
Assembly) chọn ông làm tổng thống nhiệm kỳ
thứ 7 (1998-2003).
Sau khi ô. Suharto từ bỏ chính trường, một
số cải tổ chính trị được thực
hiện bởi Tổng Thống lâm thời B.J. Habibie, nguyên
là Phó Tổng Thống của ô. Suharto. Các tù nhân chính trị
được trả tự do. Quyền tự do ngôn
luận và thành lập hội được tôn trọng. Ông
Abdurrahman Wahid được chọn làm tổng thống
thứ tư của Nam Dương trong cuộc bầu
cử vào 1999. Ông từ chức vào đầu năm 2001 v́
bị sinh viên biểu t́nh tố cáo ăn hối lộ. Phó
Tổng Thống Nam Dương là bà Megawati Sukarnoputri xử
lư rồi trở thành tổng thống thứ năm
của Nam Dương vào giữa năm 2001. Bà Megawati
Sukarnoputri tiếp tục thực hiện cải tổ
chính trị. Hiến Pháp đă được tu chính
để cho phép dân được bầu tổng
thống trực tiếp kể từ nhiệm kỳ
tới vào năm 2004.
Mặc dầu kinh tế tiếp tục được
cải thiện một phần sau cuôc khủng hoảng
1997, nạn thất nghiệp và mức nghèo đói vẫn
c̣n cao, nạn tham nhũng vẫn c̣n mặc dù bà Megawati
Sukarnoputri không bị liên lụy. Đầu tư
nước ngoài trong lúc này xuống thấp. GDP mỗi
đầu người tính theo măi lực quân b́nh là $3,100
(2002).
Kết luận
Sau khi phân tách các nước Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan và Nam
Dương, người ta thấy rằng những chế
độ độc tài đều có một sự ổn
định giả tạo rồi cuối cùng kết thúc
bằng sự hỗn loạn. Đài Loan là một
ngoại lệ. Quyền hành đă chuyển từ Quốc
Dân Đảng Trung Hoa qua Đảng Dân Chủ Cấp
Tiến một cách êm đẹp qua một tiến tŕnh dân
chủ thật sự. Chế độ độc tài là nguồn
gốc của tham nhũng, bất công, vi phạm nhân
quyền và cản trở thông tin cần thiết cho sự
phát triển kinh tế như người ta thấy ở
Nam Dương, Thái Lan, Phi luật Tân, Việt-Nam và Miến
Điện. Nhờ sự liêm khiết của Tổng
Thống Park Chung Hee mà Nam Hàn thoát được nạn tham
nhũng. Nhờ kinh nghiệm thất bại ở Hoa
Lục mà những lănh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng
khi chạy qua đảo Đài Loan đă tránh được
nạn tham nhũng và quyền người dân trên hải
đảo được tôn trọng triệt để.
Những mô h́nh Park Chung Hee, Lư Quang Diệu, hay Suharto dù có cho
những kết quả tích cực vài ba thập niên
trước cũng không c̣n hợp với thời
đại toàn cầu hóa hiện nay. Những luật
lệ mậu dịch quốc tế ràng buộc các
quốc gia lại với nhau và giới hạn quyền
hành của các chính phủ địa phương. Hơn
nữa phong trào đ̣i dân chủ trên toàn thế giới
không thể đảo ngược lại. Ông Lư Quang
Diệu cựu Thủ Tướng Tân Gia Ba đưa ra
một lư thuyết gọi là “Giá Trị Á Châu” dựa trên
một vài nguyên tắc của Khổng giáo để
khẳng định rằng giá trị dân chủ của
Tây phương không hợp với giá trị của
Đông phương, nhân quyền và dân quyền không quan
trọng đối với Đông phương như
đối với Tây phương. Trung, hiếu, nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín là những giá trị cao quư của
Đông phương. Trật tự trên dưới phân
biệt rơ ràng người cai trị và kẻ bị
trị. Quyền cai trị không tùy thuộc vào sự
ưng thuận của kẻ bị trị mà chỉ
dựa vào cách hành sử và suy xét khôn ngoan của
người cai trị. Dựa vào lư thuyết “Giá Trị Á
Châu” ô. Lư Quang Diệu cho rằng trong một chế
độ độc tài kinh tế dễ dàng phát triển
hơn như trường hợp Tân Gia Ba do ông làm Thủ
Tướng.
GS Amartya Sen, người từng đoạt giải Nobel
về kinh tế vào năm 1998, nhận định rằng
lư thuyết “Giá Trị Á Châu” chắc chắn đúng cho
một số trường hợp cá biệt như Nam Hàn,
Tân Gia Ba và Trung Quốc vào thời kỳ hậu cải
tổ kinh tế. Các quốc gia này có mức phát triển
kinh tế cao và nhanh hơn những nước ít
độc tài như Ấn Độ, Costa Rica hoặc
Jamaica. Tuy nhiên GS Sen khẳng định rằng lư
thuyết Lư Quang Diệu chỉ đúng cho một số
trường hợp lựa chọn và dữ kiện
giới hạn chứ không có giá trị phổ quát. Cũng
như chúng ta cũng không thể kết luận
ngược lại đối với trường hợp
Bostswana, một nước dân chủ ở Phi châu có
mức phát triển kinh tế cao nhất thế giới
trong giai đoạn 1960-85. Có rất ít chứng cớ
để chứng minh rằng cai trị độc
đoán và đàn áp quyền chính trị và dân sự giúp cho
sự phát triển kinh tế. Trái lại kinh nghiệm
ở Ấn Độ cho thấy một môi trường
thân thiện giúp cho kinh tế phát triển dễ dàng hơn
là một môi trường chính trị khó khăn. [xiii]
Một câu hỏi căn bản cần phải nêu ra là
mục tiêu tối hậu của vấn đề phát
triển kinh tế là ǵ ? Con người hay chế
độ hay quyền bính của giai cấp thống
trị ? TS Joseph Stiglitz, một cựu kinh tế gia của
Ngân Hàng Thế Giới, người được
giải thưởng Nobel về kinh tế vào năm 2001,
trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Vietnam
Economic Times tại Hà-Nội vào tháng 3, 2002 đă nhấn
mạnh rằng: “Phát triển không phải chỉ là
tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà c̣n là
tạo dựng một xă hội tốt đẹp hơn,
một xă hội dân chủ thật sự và công bằng.”
[xiv] GS Amartya Sen cũng nói: “Dân chủ không phải là
một xa xỉ phẩm để phải đợi
đến lúc giầu sang mới được
hưởng thụ ” (Democracy is not a luxury that can wait the
arrival of general prosperity). Ông c̣n nói thêm rằng “dân chủ là
một yếu tố chứ không là kết quả của
sự phát triển “ (Democracy is not the result of economic
development, but its factor.) [xv]
Phép lạ kinh tế ở Đông Á không phải là nhờ
chế độ độc đảng mà là nhờ chánh
sách kinh tế khôn ngoan và tài lănh đạo của các
người cầm quyền tại các quốc gia này.
Những yếu tố chính của sự thành công là sự
gia tăng tiết kiệm và đầu tư, phát triển
nhân lực, khuếch trương xuất cảng, tiếp
thu kỹ thuật tân tiến của các cường
quốc, phát triển khu vực tư doanh tối đa,
hỗ trợ những kỹ nghệ cần thiết,
đúng nơi và đúng lúc của chính phủ. Tất
cả những quốc gia Á châu thành công về mặt kinh
tế đều thành công trong việc phân phối
đồng đều kết quả của sự phát
triển kinh tế cho mọi tầng lớp trong xă
hội. Lợi tức gia tăng được phân chia
đều cho mọi thành phần trong mọi khu vực
kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy rằng
tổng sản lượng nội địa của các
quốc gia này gia tăng, đồng thời sự chênh
lệch về lợi tức đầu người
giữa giới giầu và giới nghèo giảm một cách
đáng kể. Đây là một điểm then chốt.
Đối với riêng hai nước Nam Hàn và Đài Loan, v́
sự phân phối lợi tức đă đồng
đều từ trước cho nên phép lạ Đông Á
chỉ ảnh hưởng rất ít đến sự phân
phối lợi tức. [xvi] Không một nơi nào khác trên
thế giới đă thành công đáng kể về cả
hai phương diện: phát triển kinh tế và cải
thiện sự cách biệt giầu nghèo.
Việt-Nam không cần phải có một chế độ
độc tài độc đảng để trở thành
một con rồng ở Á châu.
Chú thích:
[i] Amartya Sen, “Democracy as Universal Value,” Random House,New York: 1999.
[ii] Nguyễn Quôc Khải, “Liệu Cải Tổ Kinh Tế
Và Mở Của Buôn Bán Với Thế Giới Có Mang Lại
Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam Hay Không?” Thế Kỷ 21
số 176, Westminster: tháng 12, 2003.
[iii]
Lawrence F. Kaplan, “Why Trade Won’t Bring Democracy To China”, the New
Republic magazine, July 9, 2001.
[iv] Vơ Nhơn Trí, “Việt-Nam Cần Đổi Mới Thật
Sự,” Đông Á, Vancouver, Canada: 2003. 223.
[v] Mai Tran and Mike Anton, “His Return To Vietnam Crosses A Line, “ Los
Angeles Times, Jan 9, 2004.
[vi] Peter Goodspeed, “Ky Done Fighting Old Wars,” National Post, Canada: Jan
14, 2004.
[vii] Phạm Đỗ Chí và Trần Nam B́nh chủ biên,
“Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên,” Thời Báo Kinh
Tế Saigon: 2002.
[viii] Jose Edgardo Campos and Hilton L. Root, “The key to the Asian miracle –
Making shared growth credible,” the Brookings Institution, Washington, DC,
1996.
[ix] Tae-Kyu Park, “Confucian Values And Contemporary Economic Development In
Korea,” in Culture And Economy, The Shaping Of Capitalism In Eastern Asia, eds.
Timothy Brook and Hy V. Luong, the University of Michigan Press, Ann Arbor:
2002.
[x] Heritage Foundation and Wall Street Journal, “2004 Index of Economic
Freedom,”, Washington, DC; January 2004.
[xi] Freedom House, “Freedom in the World 2003,” Washington, DC: July 2003.
[xii] Joshua E. Green, “The Output Decliness In Asian Crisis Countries:
Investment Aspects,” IMF working paper WP/02/05, Washington, DC: February 2002.
[xiii] Amartya Sen, “Human Rights and Asian Values: What Lee Kuan Yew and Le
Peng Don’t Understand about Asia,” The New Republic, V217, n2-3, July 14, 1997.
[xiv] Trích dẫn từ Vơ Nhơn Trí, “Việt-Nam Cần
Đổi Mới Thật Sự,” Đông Á, Vancouver, Canada:
2003. 227.
[xv] Amartya Sen, “Democracy as Universal Value,” Random House,New York: 1999.
[xvi] World Bank, “The East Asian Miracle – Economic Growth and Public
Policy,”, Oxford University Press, New York: 1993.