Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Phản tỉnh, Phản kháng: Thực hay Hư

 

Minh Vơ

 

Chương 4

 

Hà Sĩ Phu muốn lật ḥn đá tảng

 

 

Bùi Minh Quốc, một nhà thơ ở trong nước (Đà-Lạt), trong một bài báo nhan đề "Hà Sỹ Phu và tiếng nói của ông" (tháng 8 năm 1993) đă viết: "Hà Sỹ Phu là ai mà to gan lớn mật làm vậỷ Dám phê phán chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lại phê ngay vào cái ḥn đá tảng của chủ nghĩa, một việc làm có

thể phải gánh chịu những tai họa ghê gớm? Nếu sự ghi nhận của tôi không nhầm th́ ở nước ta trên miền Bắc sau 1954 và trên cả nước năm 1975, Hà Sỹ Phu là người đầu tiên bằng giấy trắng mực đen dám đụng vào vùng cấm chết người nàỵ"

 

Có lẽ cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan và Tiêu Dao Bảo Cự cũng đồng ư với nhà thơ Bùi Minh Quốc khi gọi Hà Sĩ Phu là "biểu tượng (symbol) Hà Sĩ Phu", "biểu tượng của trí tuệ". Nhưng cũng có người như ông Lê Tùng Minh ở New England, Hoa Kỳ không đồng ư, v́ hiểu chữ biểu tượng theo một ư nghĩa cao hơn (the most excellent symbol, chữ của ông Tùng Minh, mặc dầu chưa thấy ai dùng thể tuyệt đối "most" với tĩnh từ excellent có nghĩa là tối ưu, vượt hẳn, hơn hẳn).

 

Khác với nhóm Tin nhà ở Paris và những người ngưỡng mộ Hà Sĩ Phu ở trong nước như Bùi Minh Quốc, Nguyễn Ngọc Lan, Bảo Cự, Hoàng Tiến . là những người chú ư tới thái độ can trường của Hà Sĩ Phu, hơn là nội dung tác phẩm của ông, ông Lê Tùng Minh đă phân tích cặn kẽ

tác phẩm và phê phán nó từ lập trường của một người chống cộng và đă có dịp đọc nhiều tác phẩm phê phán của những người vốn đứng từ phía chống đối từ lâu nên đă t́m ra trong đó có nhiều sai sót đáng tiếc, (theo ư ông). Tranh luận ai phải ai trái về một tác phẩm lư luận có tính triết học, trong một môi trường chính trị phức tạp, trải dài trên một ḍng lịch sử c̣n nhiều bí ẩn, là điều dễ đi đến hiểu lầm. V́ vậy chỉ xin nêu lên một số nhận định và kết luận của Hà Sĩ Phu liên quan đến chủ nghĩa Mác-Lê, đến đảng cộng sản Việt Nam và t́nh h́nh trong nước hiện naỵ

 

Vài nét về con người Hà Sĩ Phu

 

Hà Sỹ Phu là bút hiệu (1) của Nguyễn Xuân Tụ, người làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, Bắc Việt, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940. Ông tốt nghiệp phó tiến sĩ sinh học tại Tiệp Khắc. Về nước ông được cử giữ chức phó viện trưởng viện Khoa Học Việt Nam, phân viện Đà Lạt. Nhưng rồi không chịu vào đảng, ông bị cho "ngồi chơi xơi nước". Ông có chân trong hội Văn Nghệ Lâm Đồng, cộng tác với Tạp Chí Lanbiang, tại Đà Lạt.

 

Bạn bè ông ở Đà Lạt rất đau ḷng khi thấy hai vợ chồng ông, cả hai đều đă hai lần chắp vá mà vẫn không có con, cả ngày mải mê với mấy món hàng lặt vặt trong cái quán cóc để kiếm tiền nuôi thân, chẳng mấy người biết đến trong đầu nhà khoa học trẻ này có những ǵ.

 

Không được dùng vào sở trường của ḿnh là ngành khoa học thiên nhiên, Hà Sỹ Phu chuyển sang nghiên cứu về khoa học xă hộị Năm 1988, vài năm sau khi Nguyễn Văn Linh tuyên bố "văn nghệ sĩ hăy tự cởi trói" ông đă cho ra đời (đánh máy phát tay trong đám bạn hữu), bài tiểu luận nhan đề "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ". Tuy không được đường đường ra mắt độc giả nhưng bài tiểu luận vẻn vẹn mười trang đánh máy này đă bị các tay cai văn nghệ của chế độ xúm vào phê phán, phản bác như một thứ độc dược cho môi trường văn hóa Mác Xít.

 

Tính đến 1991, nghĩa là chỉ trong ṿng hơn 2 năm, đă có trên ba chục bài đả kích cái bài tiểu luận chỉ xuất hiện giữa bạn bè kiạ (1bis) Có điều lạ là người ta chỉ cho lệnh phản bác tư tưởng của ông mà chưa có biện pháp gắt gao nào đối với con người ông. Cho đến tháng 4 năm 1991, nhân dịp ông ra Hà-nội thăm nhà văn nữ Dương Thu Hương, chẳng may vào đúng lúc công an đang khám nhà và bắt giữ bà, th́ ông cũng bị bắt luôn. Nhưng người ta cũng chỉ giữ để tra vấn trong 10 ngày rồi thả, Sau đó ông bị canh chừng, gần như giam lỏng tại nhà ở Đà Lạt.

 

Bài tiểu luận, không được in ở trong nước, đă được chuyền ra ngoại quốc và độc giả ở Pháp đă thấy nó lần đầu tiên trên tờ Thông Luận của nhóm các ông Trần Thanh Hiệp và Nguyễn Gia Kiểng, số tháng 5 năm 1993. Du học sinh, sinh viên Việt Nam tại các nước cộng sản cũ ở Đông Âu đă nhiệt liệt hưởng ứng lập luận của Hà Sỹ Phu, gián tiếp khuyến khích ông dấn bước thêm trên đường "cách mạng tư tưởng". Cuối năm 1993 trong cuốn Mặt Thật, phơi bày mặt trái của chế độ Hà-nội, đại tá cộng sản Bùi Tín cũng đă hết lời ca ngợi Hà Sĩ Phu:

 

"Đây là một bài báo rất thú vị, của một trí thức có chiều sâu suy nghĩ, tự tin, có tŕnh độ nghiên cứu, lại hóm hỉnh. Một con người quư, hiếm, có tư duy độc lập."

 

Chỉ ít tháng sau Việt Kiều ở Pháp lại thấy một bài khác, dài hơn, của Hà Sỹ Phu xuất hiện như một phụ bản của tờ Tin Nhà, Paris, nhan đề: "Đôi điều suy nghĩ của một công dân." Cùng với một số câu đối có tính cách phê phán chế độ, và mấy bài chính luận vắn. Sau đó hai tác phẩm mỏng, nhưng lớn này đă được nhiều tờ báo ở Úc, Âu và Mỹ châu đăng lại. Tháng 10 năm 1995 độc giả nguyệt san "Thế Kỷ 21" ở Mỹ được đọc thêm một tác phẩm nữa của Hà Sỹ Phu nhan đề "Chia Tay Ư Thức Hệ" trên một trăm trang. Tuy là tập sách nhỏ của một người đơn độc, nó đă có tham vọng chẳng những phê phán, phản bác mà c̣n lên án những công tŕnh đồ sộ của những bộ óc lớn như Mác, Engels, Lê-nin. coi đó như nguyên nhân của một chế độ độc tài phi nhân, một loại phong kiến cuối cùng của lịch sử. Như một hệ luận tất yếu, nhân danh trí tuệ và tương lai dân tộc, ông đ̣i loại bỏ chế độ đó. Với những tư tưởng cực kỳ "phản động" như vậy, dĩ nhiên ông không tránh được sự trừng phạt. Và người ta đă bắt ông, khi ông ra Bắc thăm gia đ́nh vào đầu tháng 12 năm đó. Ngày 22 tháng 8 năm 1996 ông bị đưa ra ṭa về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật của quốc gia" và lănh án 12 tháng tù. (2) Ngày hôm trước ông bị bắt, th́ ngày hôm sau công an đến khám nhà ông ở Đà Lạt, mang đi hàng ngàn trang tài liệụ Tưởng cũng nên nêu lên sự kiện là chỉ trước đó mấy ngày ông đă trả lời một cuộc phỏng vấn của đài VNCR ở California liên quan đến những tác phẩm của ông. Và người ta có thể nghĩ đây cũng là một cái cớ khác khiến ông bị bắt.

 

Tin HSP bị bắt đă được nhiều tờ báo hải ngoại loan tin, b́nh luận và trích dẫn các bài viết của ông, trong số đó, tại Đức có các tờ Bản Tin Đức Quốc, Cánh Én, Sinh Hoạt Cộng Đồng, Hy vọng, Dân Chủ cho Việt Nam, Forum, Viên Giác, Lá Thư Đông Âu, Thiện Chí; tại Pháp có các tờ Thông Luận, Tin Nhà, Việt Nam Liên Minh, Nhân Bản, Diễn Đàn; ở Hoa Kỳ có các tờ Kháng Chiến, Xây Dựng,

Thế Kỷ 21, Ngày Nay, Người Việt v.v. Cộng Đồng Người Việt ở Đức c̣n tổ chức tuyệt thực, biểu t́nh trước sứ quán Việt Cộng tại Bonn trong hai ngày 21 và 22 tháng 12 để đ̣i trả tự do cho Hà Sĩ Phu và các tù nhân chính trị khác. (3)

 

Ngày 4 tháng 12 năm 1996 ông được phóng thích. Tại sân bay Tân Sơn Nhứt (Saigon) và Liên Khường (Đà Lạt) ông đă được bạn bè và những người ngưỡng mộ ông chờ đón với những bó hoa và cả câu đối, mặc dù vợ ông và rồi chính ông đă gọi điện thoại can ngăn không muốn ai v́ ông mà có thể bị liên lụỵ Nhưng sự thực chẳng có chuyện ǵ, v́ đó chỉ là những người không biết sợ nhưng cũng không dụng tâm gây rối.

 

Nhà báo Nguyễn Ngọc Lan trong những trang nhật kư thường ngày, mà số lớn đă được đăng tải trên tờ Tin Nhà ở Paris, đă kể ra một số tên trong những người đón ông ở Saigon như sau: linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Thanh Vân, Bùi Minh Quốc (4), Lữ Phương , Xuân Sách, họa

sĩ Minh, bác sĩ Đỗ Thị Văn (chị Đỗ Trung Hiếu), Hồ Hiếu, ông La văn Lâm và một người bạn của Hà Sĩ Phu."chỉ có thế thôi, nhưng 12 bạn bè ngồi cùng bàn th́ có Nam, có Trung, có Bắc, có Bắc Kỳ chín nút (54), có Bắc Kỳ hai nút (75), có Phật tử, có Công Giáo, có cộng sản, có không cộng sản, cộng sản c̣n trong đảng, cộng sản đă chào biệt đảng hay đă "được" khai trừ, người viết văn, người làm thơ có, người viết báo, người dậy học có, họa sĩ có, bác sĩ có, sĩ quan bộ đội hồi

hưu cũng có. Cùng ngẩng cao đầu chung quanh anh chị Hà Sĩ Phu vẫn ngẩng cao đầu."

 

Với những ư kiến và lập luận của ông trong ba văn kiện vừa kể, HSP đă làm cho một số bạn bè, văn nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước thán phục. Có người gọi ông là biểu tượng của trí tuê.. Người khác khi nói đến ông thường nói hiện tượng Hà Sĩ Phu, tuy cũng có người phê b́nh ông không đánh giá Mác đúng mức. Chúng tôi xin trích dẫn một ít hàng trong ba văn kiện vừa kể để xem tác giả đă phán xét thế nào về chủ nghĩa Mác, về nền chính trị chuyên chính vô sản, về công và tội của đảng cộng sản Việt Nam và của cá nhân ông Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng để xem ông đề xuất những ǵ và khả năng thực hiện những đề xuất đó ra saọ

 

Chủ Nghĩa Mác-xít

 

"Ở nước ta, hệ tư tưởng Mác-xít cũng không khác ǵ một "quốc giáo", thực chất chỉ là biến tướng của tư tưởng phong kiến" (trang 116) (3). "Lư thuyết (Mác-xít) ấy như một cô gái cực đẹp nhưng lẩn thẩn, chắc chắn sẽ được người ta vồ lấy và sau đó tất yếu là sự phản bội" (trang 123)

 

"Lư luận Marx-Lenine rất có lợi trong việc động viên, tổ chức lực lượng đánh giặc, chống ngoại xâm, nhưng rất bất lợi trong việc ḥa giải dân tộc, bất lợi trong việc xây dựng một xă hội dân chủ pháp trị và kinh tế thị trường." (108)

 

"Học thuyết Mác-Lê không phải là cái ǵ cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đă bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đă bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính súc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đờị" (trang 140)

 

"Bên tai mọi người h́nh như luôn nghe thấy lời ám thị: "Hăy coi chừng ! Không được trái ư Mác Lê! Hăy coi chừng! Không được trái ư Mác Lê!" Mác Lê thế nào mấy ai biết? Có khi Mác Lê giống mấy ông công an, giống bà trưởng pḥng tổ chức, giống khoản lương hưu, giống xấp đô-la, giống những kỷ niệm kinh hoàng một thời đói rách, giống ngôi biệt thự với chiếc xe con, giống két bia lon với cô thư kư, hoặc có khi chỉ là một cái bóng ma rất thiêng trên bàn thờ. Mác Lê muôn màu muôn vẻ, nhưng đă thành một ám thị tập thể. Trong khí quyển thôi miên ấy con người phải quên nhân cách, đặc biệt là cấm không được hổ thẹn." (trang 165-166)

 

"Toàn bộ cái gọi là "chủ nghĩa xă hội khoa học" chẳng qua là một Đại ngụy biện, nhằm biện minh cho một ảo ảnh. Học thuyết ấy đi vào xă hội và con người Việt Nam không qua vọng gác của trí tuê.." (trang 179)

 

"Ngụy biện này tận dụng triệt để những thành quả trong quá khứ của cuộc chiến tranh vệ quốc, tận dụng tâm lư sau chiến tranh muốn yên thân và khát khao cuộc sống vật chất và tận dụng thói quen phục tùng vô điều kiện của dân. Tóm lại là tận dụng t́nh trạng dân trí thấp để không đổi mới mà vẫn đổi mới, để nói "đổi mới của dân, do dân, v́ dân" mà thực ra là "đổi mới của ḿnh, do ḿnh, v́ ḿnh" để miệng nói "định hướng xă hội chủ nghĩa" mà tay làm "định hướng tư bản chủ nghĩa" (180)

 

"Cuộc đấu tranh giai cấp "một mất một c̣n" luôn gắn liền với bạo lực và chiến tranh, nó sẵn sàng mua chiến thắng bằng cách hủy diệt môi trường (như "dẫu phải đốt sạch cả dẫy trường sơn"!) hủy diệt những công tŕnh văn hóa (như chính sách tiêu thổ kháng chiến), và hủy diệt con người ("đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng", "Tổ quốc hay là chết", và cả chục triệu người Việt Nam đă thành vật hy sinh cho một cuộc chiến..) th́ dẫu có anh hùng và chính nghĩa đến đâu cũng chỉ là những trào lưu có tính văn hóa thấp. Khi nào vươn được tới tầm văn hóa cao hơn, người ta sẽ thấy những chiến thắng ấy thật là đáng ghê sơ.. Lúc ấy hồi tưởng lại những bà mẹ đă tự hào v́ cống hiến cả chồng và bảy, tám người con cho cách mạng, người ta sẽ rùng ḿnh hơn là kính phục." (trang 156-157)

 

"Ngày bác Hồ ra đi t́m đường cứu nước . th́ chủ nghĩa Mác Lê-nin được bác coi là con đường là phương tiện giúp dân ta đi đến đích đó. Nhưng rồi dần dần lại xuất hiện tín ngưỡng "dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa!" Lạ như vậy đấỵ Chủ nghĩa với tư cách là con đường, là phương tiện th́ nó là cái để ta dùng chứ sao lại để ta thờ? Nhưng dù ǵ đi nữa th́ hậu quả nguy hiểm vẫn là ở chỗ: Khi cái phương tiện đă thành cái mục đích th́ lẽ tự nhiên cái mục đích (ở đây là dân tộc) đổi chỗ để thành cái phương tiện (!) (trang 38)

 

"Nhưng điều thú vị là ở chỗ việc nh́n nhận lại một số điểm trong học thuyết của Mác không làm giảm đi sự tôn kính của ta đối với Mác. Chúng ta hănh diện là đă có Mác là một người khổng lồ nhân từ cho ta được phép đứng lên vaị" (trang 40)

 

"Chủ nghĩa Mac Lê ngay từ đầu đă được Nguyễn Ái Quốc coi là "con đường" là "phương tiện", là "cái cần thiết cho chúng ta", th́ nó không thể quư hơn "chúng ta" được."

 

".Ta biết ơn chiếc thuyền nan (M.V. viết thẳng để nhấn mạnh là HSP không coi chủ nghĩa Mác ra ǵ, chỉ là một thứ thuyền nan mỏng manh, ọp ẹp) đă đưa ta qua sông, nhưng sang bờ rồi mà cứ cắm cúi mang "chiếc thuyền Mác xít chỉ huy" trên lưng như cái mai rùa, th́ tránh sao khỏi bị người ngoài đàm tiếu và người thân nghi ngờ rằng có sự che đậy hay cất giấu cái ǵ trong đó? Cái "hành trang khác người" ấy quả t́nh không c̣n ích lợi ǵ cho Dân tộc, có trút bỏ được mới mong tự giải thoát, để được lâng lâng, nhẹ nhàng, rảo bước cho kịp bạn bè trên đường thiên lư." (rang 112)

 

Về chuyên chính vô sản và đảng của giai cấp vô sản:

 

"Cái chất phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền dân chủ đă t́m thấy chỗ đứng rất "ngon lành" trong hệ chuyên chính "dân chủ tập trung".

 

"Cái chất Đức trị sặc mùi tam cương ngũ thường chưa bị thanh toán đă t́m thấy sự đồng điệu trong một thể chế "ư thức trị", một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những Cương lĩnh, Thường vu.." (trang 141-142).

 

"Sau khi đă đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của chuyên chính vô sản: chữ TRUNG! Mà "trung" là phải "trung với Đảng"! Rồi mới "hiếu với Dân!" v.v.

 

"Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nh́, nhưng rồi lại có mệnh đề "Đảng với Dân là một". Tuy

được là một, nhưng ngồi chung vào cái ghế này "Dân" sẽ bị "Đảng" thôn tính, v́ dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người "lănh đạo trực tiếp và tuyệt đối"! Thế th́ Dân c̣n chỗ nào mà đứng? Thương thay cho dân đă thực sự trở thành con đỏ, được ru, được nựng, được bế ẵm, hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa th́ ở trong tay "mẹ hiền" mất rồi, không khóc th́ Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi "mẹ hiền" cầm sữa lại cầm cả roi!" (trang 144)

 

"Vừa ư Đảng th́ chữ Tài liền với chữ Tiền. Trái ư "Đảng th́ chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào th́ chọn!

 

"Trí thức Việt nam nhậy bén, họ hiểu ư đảng, nên chẳng dại ǵ mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có h́nh bác Hồ chỉ lối, để "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" . th́ "đánh đâu thắng đấy"! "Cứ có bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, chuyên chính vô sản chỉ nghe lời bác Hồ"! Người Việt ngày nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế! "Đấy là đạo đức mà xă hội Mác Lê đă dạy ho.." (trang 147)

 

"Thử hỏi cái mà các anh cho là vững mạnh vô địch kia là cái ǵ? Chủ nghĩa Mác Lê chăng? Tư tưởng Hồ Chí Minh chăng? Xin thưa những bảo vật thiêng liêng kia chỉ c̣n cái vỏ bày triển lăm thôi, ruột gan bên trong bị đánh tráo xong từ lâu rồị" (tr.196)

 

Về ông Hồ Chí Minh

 

Sau khi nêu lên mặt tích cực là dựa vào chủ nghĩa Mác Lê để tranh đấu thắng lợi cho cách mạng tháng tám và kháng chiến chống Pháp thành công, tác giả nói về mặt tiêu cực như sau:

 

"Song đáng tiếc là sự nghiệp Hồ Chí Minh đă không đi tiếp vào con đường dân tộc ḥa b́nh sán lạn. "Mặt tiêu cực của cuộc gặp gỡ giữa dân tộc Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng với trào lưu cộng sản là đă du nhập vào đất nước ḿnh một mô h́nh xă hội chủ nghĩa không tưởng, đặt căn bản trên ư thức hệ phong kiến tân thời, một "thiên đường" trại lính Mao-ít, nên nước Việt Nam độc lập đă không bắt kịp trào lưu canh tân của thế giới mà trở thành nạn nhân bi đát nhất của cuộc chiến hai phe của các nước lớn." (trang 148)

 

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đă thành công trong một sự nghiệp lớn, nhưng lại không thành công trong một sự nghiệp lớn hơn, bao quát hơn. "Do bản năng nhạy bén, Nguyễn Aùi Quốc đă nh́n thấy từ

trào lưu cộng sản sức mạnh ghê gớm cần phải sử dụng, và cũng linh cảm thấy trong đó có điều phải cảnh giác, nhưng điều kiện chủ quan cũng như khách quan đă không cho Nguyễn Ái Quốc đủ nhận thức hệ thống để phân định vấn đề tận gốc, nên đă sa vào thiên la địa vơng của một đại bi kịch nhân loại mà những nước khôn ngoan hơn đă tránh được. Dùng âm binh rồi không điều

khiển nổi âm binh, để lại bi kịch cho dân tộc cũng như bi kịch cho cuộc đời của riêng ḿnh." (149)

 

Về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước:

 

Đây là một nỗ lực đáng kể của tác giả "Chia tay ư thức hệ". Tuy ông để trong ngoặc đơn, làm như không quan trọng, nhưng lại là một nhận định hết sức quan trọng trong bối cảnh lịch sử được viết lên theo nhăn quan các người cộng sản. Ông viết:

 

"(Để bao quát hơn nên gọi là cuộc nội chiến Nam Bắc lần thứ hai, lần thứ nhất là Trịnh Nguyễn phân tranh.)"

 

Với câu vừa nêu, Hà Sĩ Phu phủ nhận cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ. Cùng với sự phủ nhận này, như một hệ luận tất yếu, ông ngầm kết án mọi cố gắng của miền Bắc nhằm "đánh cho Mỹ cút, ngụy nhàọ" Đối với ông đó chỉ là cuộc chiến "nồi da nấu thịt." Để khỏi phải kết tội "anh hùng" Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, là điều có thể đưa ông vào Hỏa Ḷ, Hà Sĩ Phu đă trưng dẫn Lê Xuân Tá để đổ hết tội lên đầu Lê Duẫn và Lê Đức Thọ như sau:

 

"Xin hăy b́nh tĩnh để tham khảo ư kiến của ông Lê Xuân Tá, một cán bộ của ủy ban khoa học nhà nước, những năm 60: "Khát vọng của Lê Duẫn là phải làm một cái ǵ hơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ Chí Minh lẫn Vơ Nguyên Giáp. Khát vọng đó được Lê Đức Thọ đồng t́nh. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vâ.y.Nếu không phát động được cuộc chiến tranh ở

miền Nam, th́ cả Lê Duẫn lẫn Lê Đức Thọ chưa nắm được thế thượng phong trên vũ đài chính tri.. Tháng 11 năm 1960 Lê Duẫn phát động phong trào Đồng Khởi, đặt cả nước và ban lănh đạo ở thế đă rồi." (trang 182)

 

Về cộng đồng người Việt Hải Ngoại

 

"Hai triệu người Việt ở nước ngoài là một nhân tố có vai tṛ đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đất

nước. Lịch sử h́nh thành cộng đồng người Việt hải ngoại này là một quá tŕnh sàng lọc khiến nó có những ưu điểm mà không một quốc gia tự nhiên nào có được. Sàng lọc về tŕnh độ người ra đi và sàng lọc về tŕnh độ của quốc gia mà người ấy đến sinh sống. Về nhiều mặt, nếu lấy tŕnh độ trung b́nh trong nước làm chuẩn, th́ những người Việt ra đi nói chung có tŕnh độ cao hơn, trong đó không ít người tài giỏi và giữ bền tấm ḷng với đN45;t nước, lại được sống trong những nước tiên tiến nhất. Tuy bị hạn chế bởi nhược điểm phân tán, phân ly, nhưng cái tổng lực khổng lồ ấy nhất định sẽ có những đóng góp đặc biệt cả về xây dựng kinh tế lẫn xây dựng dân chủ." (trang 192)

 

Sau khi được tin tướng Trần Độ bị đảng khai trừ vào đầu năm nay, Hà Sĩ Phu đă cùng với Lữ Phương gửi cho viên tướng này mỗi người một lá thư bày tỏ cảm nghĩ của ḿnh, vừa để tỏ t́nh cảm thông, vừa để góp thêm ư về lập trường của một người đă từng theo đảng lâu năm. Tiêu đề của bức thư là "Chia vui với bác Trần Đô.." (5) Nguyên hai chữ chia vui đă đủ nói hết ư nghĩa của lá thư. Tại sao lại vui? V́ không phải bị khai trừ. Mà là "được khai trừ", được thoát ra khỏi đảng. Chỉ nguyên cái tiêu đề đó đă nói lên hết sự đánh giá đảng của HSP. Nhưng để yên ủi và trấn an Trần Độ, cũng như gián tiếp trấn an những người đă từng phục vụ đảng trong một thời gian, HSP đă đặt ra một ranh giới rơ rệt, đồng thời cũng cố dung ḥa chủ nghĩa Mác Lê với chủ nghĩa yêu nước trong những hàng chữ rành mạch như sau:

 

"Trong quan hệ mục đích phương tiện th́ yêu nước là mục đích, phong trào cộng sản là phương tiện. Trong quan hệ trao đổi năng lượng th́ chủ nghĩa Mác-Lê đă kư sinh trên nguồn năng lượng vô tận của chủ nghĩa Yêu nước."

 

Ông ngụ ư trong những hàng kế tiếp: nếu có một "tấm ḷng cộng sản" th́ những người cộng sản cần phải gạt bỏ cái cây tầm gửi ("kư sinh") kia đi đừng để nó ăn bám vào ḷng yêu nước của ḿnh. Như vậy, cũng như trong các bài viết của ông trước đó, HSP không dám phủ định hoàn toàn công dụng, trong quá khứ, của chủ nghĩa Mác-Lê và của Đảng, có lẽ v́ ông c̣n sợ, c̣n cần thủ thế.

 

Kư giả Mơ Bà trong một số báo gần đây trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn đă nêu lên một câu đối của Hà Sĩ Phu phê b́nh đảng một cách văn vẻ về thái độ sợ "diễn biến ḥa b́nh" như sau: "Nhà vô địch luôn sợ địch vô nhà" và đồng thời cho đăng câu đối của một độc giả L: "Đảng độc tài chỉ có tài độc đảng" . Trong bối cảnh đ̣i dân chủ đa nguyên đa đảng, chắc hẳn "đảng ta" nghe thế cũng nhột nhạt lắm.

 

Nhận xét về tác giả và cố gắng lật ḥn đá tảng của ông

 

Căn cứ vào tin từ trong nưóc cũng như ở hải ngoại và những ǵ chính tác giả đă cho biết, th́ HSP phải là con người đặc biệt. Không phải ḍng giống trí thức, cũng không phải con ông cháu cha, lại không phải đảng viên mà ông được đi du học ngoại quốc, đậu tới phó tiến sĩ sinh học, lại có khả năng lư luận của một nhà khoa học về xă hội, dám là người đầu tiên trong chế độ đứng lên phê b́nh chủ nghĩa Mác, phê b́nh đảng, phê b́nh một cách khéo léo cả lănh tụ tối cao Hồ Chí Minh. Nhất là, mặc dù những tư tưởng cực kỳ "phản động" như vậy, ông ta vẫn không bị thủ tiêu, mà chỉ bị án 12 tháng tù rồi được thả để chỉ c̣n bị "giam lỏng".

 

Điều đó khiến có nhiều người nghi ông là "c̣ mồi", "chống cuội". Nhưng thiết nghĩ đó chỉ là mối nghi ngờ dè dặt thường lệ do kinh nghiệm "cộng sản là vua mánh lới". Dầu sao đọc ông những người chống cộng cũng thấy có nhiều điều đáng khâm phục, tuy chưa hoàn toàn hài ḷng, v́ ông vẫn c̣n kiêng nể ông Hồ, ông Mác phần nào, có lẽ cũng chỉ để thủ thế, dùng đấy như lá bùa hộ mệnh chống lại sự hăm hại của cái đảng c̣n đầy quyền lực.

 

Tác phẩm "chia tay ư thức hệ" đúng là một tham vọng quá lớn. Bởi v́ Mác là một triết gia (mặc dầu có nhiều người không đồng ư), một kinh tế gia, một nhà cách mạng xă hội đă từng làm rung động Âu Châu vào nửa cuối thế kỷ trước. Chủ nghĩa cộng sản, tuy nay đă chứng tỏ là ảo tưởng, vô nhân, thất bại, nhưng đă từng lôi cuốn, mê hoặc nhiều nhà trí thức, làm nguồn cảm hứng cho nhiều nhà ái quốc đi vào con đường giành độc lập cho xứ sở. Vậy mà chỉ để hơn trăm trang giấy nhằm triệt hạ những thứ đó bằng một số biện luận cô đúc, vắn gọn, th́ dĩ nhiên không thể nào làm vừa ư những nhà nghiên cứu thận tro.ng.

 

Tác giả vừa là nhà khoa học thiên nhiên, vừa ham thích xă hội học, lại có óc lăng mạn của một nhà thơ, không thoát khỏi lối lập luận khó hiểu của một bộ óc muốn diễn đạt tư tưởng của ḿnh với một sắc thái riêng. V́ vậy phê b́nh ông không phải dễ.

 

Dĩ nhiên chúng tôi không có ư bàn đến lối suy luận của ông, vẫn c̣n bị ảnh hưởng rất nhiều bởi duy vật biện chứng, và chưa thoát hẳn khỏi những tư tưởng được nhồi nhét hàng chục năm bởi tuyên truyền của cộng sản quốc tế cũng như quốc nội. Bàn đến đức trị, phong kiến, Khổng giáo, quốc giáo, duy vật, duy tâm là những thứ đ̣i hỏi lật lại cả một kho tàng văn học và triết học từ cổ chí kim từ đông sang tâỵ Cả trăm trang sách cũng không nói hết ư để có thể thuyết phục được aị Hơn nữa những vấn đề đó đă được nhiều nhà phê b́nh triết học và chính trị học bàn đến đầy đủ và đă được kiểm chứng bằng thực tiễn, trong đó phải kể đến sự sụp đổ đồng loạt và nhanh chóng của khối cộng sản Đông Aâu và Liên Xô vào cuối thập niên trước và đầu thập niên nàỵ V́ vậy chúng tôi chỉ xin hết sức tóm tắt những kết luận cơ bản của tác giả về một số vấn đề cụ thể có tác dụng đối với quảng đại quần chúng, tránh mọi khía cạnh chuyên môn rắc rối trừu tươ.ng. Những lời trích dẫn từ tác giả đă được chúng tôi lựa chọn theo mục đích đó.

 

Trước hết tác giả ví chủ nghĩa Mác như một cô gái cực kỳ xinh đẹp nhưng ngớ ngẩn, ai thấy cũng phải vồ ngay lấy, nhưng chắc chắn rồi sẽ phản bội. Nó hấp dẫn v́ nó hứa hẹn thiên đàng. Nhưng kết cuộc là "thiên đàng mù". Đó là ảo tưởng. Một chủ nghĩa không tưởng.

 

Chủ nghĩa đó không tưởng v́ nó chối bỏ quyền tư hữu là quyền gắn liền với bản tính con ngườị (Có người sẽ bĩu môi: "Không tưởng thôi à? Phải nói phi nhân, bất nhân, vô nhân đạo, dă man mới đúng!" Điểm này chúng tôi sẽ xin bàn ở chương cuối.)

 

Nó không tưởng v́ coi nhẹ con người. Với nó con người trong xă hội chỉ là những chiếc đinh ốc, những bánh xẹ trong một guồng máỵ Nó chủ trương cuộc sống loài người là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa các giai cấp. Nhưng giai cấp là thứ ǵ không có thực. Thiên nhiên không tạo ra giai cấp, mặc dầu vẫn biết Mác đă đựa vào thuyết biến hóa của Darwin để làm cơ sở cho lập luận đấu tranh giai cấp của ông.

 

Từ chủ trương đấu tranh giai cấp, nó dẫn đến chủ trương tiêu diệt giai cấp đối đi.ch. Bạo lực, chiến tranh là không tránh được để đưa loài người đến "những thiên đường mù".

 

HSP cũng phê phán sự đánh giá sai lạc của Mác đối với giá trị lao động đặc biệt là giá trị thặng dự Ông đă phân tách kỹ yếu tố này, coi như cốt lơi của chủ nghĩa Mác về kinh tế, và xă hội.

 

Tóm lại tất cả những điều trên đều đă được các nhà phê b́nh Mác từ một thế kỷ nay nêu lên và chứng minh đầy đủ. Tác giả chỉ nói lại với một thứ "phương pháp luận" riêng và với những thuật ngữ khá lạ tai. Nhưng lời nói của ông có tiếng vang lớn v́ là lời nói phát ra từ trong ḷng chế độ, nơi từ trước tới nay chưa ai dám nói và ít ai dám nghĩ. Nó có sức hấp dẫn lớn. V́ vậy nó không được phổ biến trong nước. Người trong nước biết được nó qua đường ṿng từ trong nước ra hải ngoại, rồi từ hải ngoại vọng về. Nhưng đáng buồn là cũng chỉ một số ít người ở các thành phố lớn biết một cách mơ hồ thôi. C̣n ở các nơi khác th́ như chính ông đă nói với đài VNCR.

 

"Đối với số đông dân cư ở các vùng nông thôn, miền núi, th́ người dân chưa biết cái ǵ tồn tại ở trên đời ngoài đảng cộng sản Việt Nam"!

 

Để gián tiếp kêu gọi giải thể chế độ và đảng cộng sản, Hà Sĩ Phu đă nêu lên một h́nh ảnh rất sống động vừa thiết thực vừa có tính chất châm biếm là cái thuyền nan cần phải bỏ đi sau khi đă qua sông. Một cách cụ thể ông đề nghị nâng cao dân trí và công khai hóa mọi việc. Đó là một thách đố đối với nhà cầm quyền hiện naỵ V́ để nâng cao dân trí ông đ̣i cho tự do báo chí. Ông thách nhà cầm quyền cho phép chỉ hai tờ báo tư nhân, một ở miền Bắc và một ở miền Nam, để

đương đầu với từ 300 tới 500 tờ báo của đảng và chính quyền.

 

Nếu không đặt nặng vấn đề lư luận và tư tưởng mà chỉ quan tâm đến tính thời sự chính trị th́ không thể nghi ngờ lập trường chống cộng của HSP. Ông đ̣i từ bỏ chủ nghĩa Mác, bỏ tệ nạn sùng bái cá nhân, từ bỏ sự lănh đạo của đảng. Ông cũng lên án cuộc chiến tranh gọi là "chống Mỹ cứu nước". Nhưng, để tỏ vẻ công bằng và không cực đoan, cũng như phần đông các nhà trí thức trong nước, đă từng theo kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lănh đạo của đảng cộng sản, ông cho rằng đảng có công trong việc đánh thắng thực dân Pháp. Ông cũng không dám phủ nhận công của chủ nghĩa Mác đă là con đường, là phương tiện hữu hiệu trong công cuộc kháng chiến thắng lợi đó. Cũng như ông vẫn công nhận dầu sao ông Hồ Chí Minh vẫn là con người đạo đức, có công trong việc giành độc lập cho tổ quốc. V́ đó cũng là ư kiến của nhiều tác giả được chúng tôi trưng dẫn trong soạn phẩm này, nên chúng tôi sẽ xin được bàn đến trong chương tổng kết.

 

Tác giả đă để nhiều trang sách nói về tính ngụy biện của học thuyết Mác và châm biếm cay độc những lập luận và hành vi của lănh đạo đảng. Dẫn người đọc đến chỗ phải kết luận: chỉ c̣n cách phải phế bỏ sự lănh đạo ngu xuẩn và lưu manh đó, theo từ ngữ của Vũ Thư Hiên.

 

Có sống ở trong nước với Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Ngọc Lan, hàng ngày thấy văn nghệ sĩ, v́ sợ, v́ nồi cơm, v́ bị bưng bít, chỉ biết nói theo đảng, th́ mới thấy sự dũng cảm của Hà Sĩ Phu, dám nói lên một số điều mà người khác không dám nóị Nếu v́ thế mà Nguyễn Ngọc Lan hay Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự có ca tụng ông, bốc ông lên như một "biểu tượng" cũng không nên bảo họ tâng bốc nhau. (6)

 

Một điều mà chúng tôi muốn nêu lên trước khi kết thúc chương này đó là sự việc ông Hà Sĩ Phu bị bắt trong một bối cảnh tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm "đảng quyền" và "nhà nước quyền" vào lúc ấy. Nhóm đảng quyền gồm những tay bảo thủ trong đảng như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan chủ trương cố bám lấy chủ nghĩa Mác Lê, xhcn, chuyên chính vô sản. Trong khi nhóm "nhà nước quyền" gồm những tay chủ trương đổi mới để mở rộng liên hệ với thế giới bên ngoài như Vơ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Vơ Oanh.

 

Hà Sĩ Phu bị bắt được hai ngày th́ Lê Hồng Hà cũng bị bắt. Nếu ông trước bị bắt "quả tang" mang bức thư tối mật của Vơ Văn Kiệt, th́ ông sau bị bắt v́ có dính líu đến việc ông ta đă cùng với Nguyễn Trung Thành, (thuộc ban tổ chức trung ương đảng, trực tiếp dưới quyền Lê Đức Thọ, khi ông này đứng đầu ban tổ chức trung ương đảng, đầy thế lực và thực quyền, và ông Thành cũng chính là người thụ lư vụ án "xét lại chống đảng vào thời 1967") vận động xét lại vụ án để minh oan cho các nạn nhân. Cả hai ông Nguyễn Trung Thành và Lê Hồng Hà đều v́ thế mà đă bị khai trừ khỏi đảng. V́ chuyện này có liên hệ đến tranh chấp nội bô và vụ án xét

lại hơn hai chục năm trước là vụ án làm chia rẽ đảng, mở ra một kẽ hở có triển vọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ, nhưng s 1; sụp đổ vẫn không xảy ra, nên chúng tôi sẽ xin bàn đến trong chương tổng kết, sau khi đă ghi nhận, phân tích ư kiến của nhiều tác giả được trưng dẫn trong soạn phẩm này.

 

Chú Thích

 

(1) Bút hiệu này không có nghĩa là sĩ phu Bắc Hà, như Đào Duy Tùng giải thích khi phê b́nh ông, hay sĩ phu Hà-nội như người ta có thể hiểụ Nó chỉ có nghĩa như là một câu hỏi, một lời than: sĩ phu, kẻ sĩ đâu rồi, hay như ông cho biết: "Thế nào là sĩ phu"? "Ai là sĩ phu"?

 

(1 bis) Các tác giả phần nhiều không có tên tuổi, trừ Quang Cận, cấp đại tá, tổng biên tập tờ Quân Đội Nhân Dân.

 

(2) Ngày 22-8-1996. Theo vợ ông là bà Đặng thị Thanh Biên th́ ông Tụ đă khai tại ṭa (nguyên văn lời bà trong thư khiếu nại gửi các cơ quan công quyền ngày 30 tháng 9 năm 1996): "Ngay trang đầu của bản cáo trạng đă ghi bắt quả tang tôi đă có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật của

nhà nước là sai hoàn toàn với thực tế. Lúc đó tôi đang đi xe đạp về phía bờ hồ th́ có hai người ngồi xe gắn máy rượt sát tông vào xe làm tôi ngă. Tôi chưa kịp đứng dậy vững th́ có người giật túi, tôi kêu lên , lúc đó thấy có đông người trong đó có công an vây quanh. Công an dẫn tôi và người giật túi về đồn công an phường Hàng Bài. Kẻ giật túi được ngồi yên. Một người công an giật túi tôi đ̣i xem có mất ǵ không. Tôi nói tôi không mất ǵ cả. Nhưng người công an vẫn giằng túi tôi lục soát và lập biên bản là tôi đă có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Thật là vô lư! Cứ làm như tôi là gián điệp biệt kích bị bắt quả tang đang mở khóa kho lưu trữ hồ sơ quốc gia"

 

(3) Tờ "Viên Giác" ở Đức số 84 tháng 12 năm 1994 có đăng bài của Tâm Tràng Ngô Trọng Anh viết về bài tiểu luận của Hà Sĩ Phu trong đó có câu: "Diệu Aâm của Hà Sĩ Phu vỏn vẹn chỉ có vài trang chuyền tay mà làm thất kinh bát đảo toàn bộ "cỗ máy nghiền" văn hóa trí thức của Đảng"

 

(4) Số trang trong ngoặc đơn ở chương này là theo cuốn Hà Sĩ Phu tuyển tập do Thế Kỷ 21 xuất bản tại California tháng 1 năm 1996.

 

(5) Khi nhà thơ Bùi Minh Quốc, người bạn của Hà Sĩ Phu cùng ở Dà Lạt, bị khai trừ, ông cũng có sáu câu lục bát gửi bạn:

 

"Cộng Trừ Nhân Chia" (Tặng BMQ ngày bị khai trừ):

 

Nghe tin cậu bị khai Trừ

Tấm ḷng cộng sản có dư vẫn bền.

Ḷng nhân ví được Nhân lên

Chia cho thiên hạ làm duyên bạn bầy!

Chạnh ḷng, nhớ thuở thơ ngâỵ

Nhân Chia chưa biết, loay hoay Cộng Trừ!

 

(6) Ông Nguyễn Minh Cần lưu vong ở thủ đô Liên Bang Nga, sau khi đọc bài của HSP về hoàn cảnh BMQ "bị hành hạ, tra tấn, nhục h́nh đối với thể xác và tâm hồn" (Mỗi ngày phải viết hai bài tự kiểm, MV) trên tạp chí Thế Kỷ 21 tháng 1-1999. và một câu đối của Hà Sĩ Phu nhân ngày sinh của BMQ, đă viết cho HSP một lá thư dài để chia sẻ quan điểm và cổ vơ HSP và các người bạn cùng chí hướng của ông ở trong nước. Đồng thời ông Cần cũng hưởng ứng lời kêu gọi t́m vế thứ hai cho câu đối, mặc dù "thú thật vốn chữ hán của tôi không bằng cái trứng muỗi". Hai vế đối của Hà Sĩ Phu và Nguyễn Minh Cần như sau:

 

Minh Minh Quốc

Đối

Sĩ Sĩ Phu

 

Cầm Minh Quốc bất minh

Đả Sĩ Phu vô sỉ

 

Minh nhật kê minh

Sĩ khí chí sĩ

 

Minh Quốc phục

Sĩ Phu Vinh

 

(c̣n tiếp)

 

 

Trở về trang chính