Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

 

Sự bất công đối với sắc dân thiểu số tại VN

Phil Zabriskie / Tỉnh Gia Lai (Time)

Văn Hiền dịch (VNN, 21/7/04)

VN thường không chấp nhận cho báo chí viếng thăm vùng Tây nguyên "lộn xộn", nhà cầm quyền không muốn cho họ
đến tiếp xúc với những sắc tộc thiểu số bất bình với nhà cầm quyền như sắc dân Thượng. Khi một số báo chí được cho phép đến vùng nầy trong đó có báo TIME được phép đến đây trong tháng nầy, những nhà báo bị theo dõi rất nghiêm ngặt rất khó lòng mà tiếp xúc riêng với người dân địa phương.

Người Thượng biết quá rõ vấn đề bị theo dõi, trong xã Cu Mgar thuộc thị xã Dak Lak, một phụ nữ đứng tuổi vẫy chào khi những phóng viên đi ngang qua làm thành dấu Chéo bằng hai ngón tay trỏ chéo qua miệng, rồi nắm tay lại và chập hai cổ tay lại với nhau ra dấu như bị còng tay lại . Một người Thượng khác chấp nhận nói chuyện với báo chí nhưng quá sợ hãi nên không dám cho biết tên tuổi . Một người trong số họ nói rằng: "Xin đừng nói cho họ biết là chúng tôi nói chuyện với các ông." Một người khác vừa nói vừa khóc: "Công an cho chúng tôi biết là các ông đến và chúng tôi không được nói chuyện với các ông. Họ sẽ trở lại tìm chúng tôi, nhưng chúng tôi không sợ vì chúng tôi cần giúp đỡ" .


Vùng cao nguyên trồng rất nhiều cà phê, hạt tiêu và đồn điền cao su, những tài nguyên phồn thịnh đó đã không đến tay người dân Thượng, họ không được hưởng gì cả . Họ sống trong nghèo đói thảm thương trong những căn nhà vách tôn hay những nhà sàn siêu vẹo . Họ than trách rằng đất đai của họ đã bị những người Việt di dân từ miền dưới đến chiếm đóng, mặt khác họ còn bị bắt bớ sách nhiễu vì tôn giáo, đa số theo đạo Tin lành, trên nguyên tắc không bị ngăn cấm. Những phẫn uất nầy đôi khi bùng nổ thành những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền. Hàng nhiều ngàn người đã tập trung tại tỉnh lỵ Dak Lak, Gia Lai, Komtum vào ngày cuối tuần trong dịp lễ Phục Sinh năm nay, đụng độ với lực lượng công an mai phục sẵn sàng. Ðây là cuộc biểu dương lớn nhất từ sau năm 2001 cũng có những cuộc biểu tình tương tự cũng tại những vùng đất nầỵ Trong biến cố này, đảng cộng sản VN chỉ nói là có hai người bị thiệt mạng trong trận đụng độ hôm Phục Sinh. Các tổ chức phi chính phủ như Human Right Watch có văn phòng chính thức đặt tại New York ghi nhận có 8 người chết, trong khi Tổ chức Amnesty International đếm được 8 và cho biết rằng con số thực sự về số người chết còn lên cao rất nhiều .


Trong những năm gần đây, hàng ngàn người Thượng đã trốn thoát ra khỏi VN chạy sang Cam Bốt và sau đó nhiều
người trong số họ đã được định cư tại Hoa Kỳ . (khoảng 1000 người đã tản về vùng hẻo lánh ẩn trốn sau biến cố năm 2001.) Một cuộc vượt biên giới sang Cam Bốt đang xảy rạ Phóng viên báo TIME đã gặp khoảng 160 người đang trốn tại Ratanakiri của Cam Bốt vùng đất thấp trũng nước trong rừng đầy muỗi, vì họ sợ bị công an Cam Bốt bao vây bắt lại và giải về VN. Họ đang đối diện với những đói khổ bệnh tật. Một người gốc Gia Lai nói rằng: "Chúng tôi gặp quí báo để mong được cộng đồng thế giới giúp đỡ chúng tôi . " Nhưng cho đến nay chưa có sự giúp đỡ nào cả .

Một người khác nói: "Thà chết ở đây còn hơn là chết tại VN." Nhà cầm quyền VN bác bỏ sự vượt trốn khỏi VN, và cho đó là chuyện bịa đặt. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Dũng: "Không có lý do nào mà những người sắc tộc
thiểu số Tây nguyên phải rời khỏi nơi quê quán của mình tại đâỵ" Một trong những nhân vật trong chuyện "biạ đặt" đó là một người gốc Gia Lai 40 tuổi đã tham dự vào cuộc biểu tình hôm Phục Sinh vừa qua . Ðược hỏi tại sao ông trốn khỏi vùng Cao nguyên, ông kể lại rằng: "Công an, Bộ đội và dân VN đến làng chúng tôi đá vào cửa nhà và tấn công hành hung chúng tôi ." Bây giờ sau khi băng rừng nhiều ngày, ông đang trốn tại Ratanakiri, cách Nam Vang khoảng 600 cây số, nơi ở gần văn phòng cao ủy tỵ nạn. Ông sống dưới một tấm lều nylon nhỏ cùng với 5 người khác trong rừng rậm, với những cơn mưa nhiệt đới trút nước hàng ngày .

Trong một nhóm khác trong tỉnh nầy, một em bé 8 tuổi đang làm một nhà chòi bằng những cành cây cạnh một cánh rừng đã được khai hoang bên cạnh một tấm nylon mà em gia đình em đã đóng trại tại đây . Em nói rằng em thích ở đây vì không có những bộ đội, nhưng cha của em thú nhận rằng không biết họ có thể kéo dài cảnh sống như thế này bao lâu nữa .


Sự hiện diện của người Thượng tại Cam Bốt gây ra những tranh luận, Thủ tướng Hun Sen cho rằng họ không phải là người tỵ nạn, nhưng là di dân bất hợp pháp, và có thể là lực lượng phản nghịch muốn tạo dựng một vùng tự trị tại Tây nguyên. Ngược lại, quốc vương Sihanouk nói rằng ông ủng hộ mạnh mẽ những người xin quy chế tỵ nạn. Ông viết trong một thư ngỏ ủng hộ rằng:

"Người Thượng đã bị tước đọat đất đai của ông cha để lại, những khu rừng của họ, nhà cửa cũng như những gia súc của họ . "


Những gì đã xảy ra hôm Phục Sinh tại Tây nguyên? Theo Hà Nội: đây là những băng đảng khủng bố có tổ chức trang bị gậy gộc, dao đá và cung tên cố gắng tập trung về tỉnh lỵ bằng nhiều ngả khác nhau để tấn công lực lượng an ninh. Khoảng một chục người đã bị thương vì những cục đá do chính họ ném nhau, trong đó có hai người đã chết. Nhà cầm quyền VN cũng đổ thừa rằng cuộc nổi dậy nầy được ông Kok Ksor tổ chức, người đang sống tại miền nam Carolina và điều hành tổ chức Montagnard Foundation, với phương thức công bố với dư luận về sự thống khổ của người Thượng. Mục đích của ông theo Hà Nội là muốn thành lập vùng tự trị . Họ còn nói rằng ông Kok Ksor đang tái thành lập lực lương F.U. L.R.O, một lực lượng du kích đã bị tan rã vào năm 1992. Ông Kok Ksor bị tố cáo là đã sách động những nông dân nghèo tham gia . Theo viên chỉ huy công an quận Ayun Pa tỉnh Gia Lai lên án: "Họ là những người lười lao động, không được giáo dục và nhẹ dạ nghe theo người khác."


Như để có chứng minh, nhà cầm quyền đã dùng những lời tự thú, những tấm băng vải căng lên trong ngày biểu tình và Kok Ksor đã tuyên bố trước lễ Phụ sinh là sẽ có biểu tình diễn ra . Nhiều người Thượng trong đó có cả mẹ và cậu của Kok Ksor tuyên bố trên báo đảng là không nhìn nhận Kok Ksor. Các cán bộ tỉnh Dak Lak đã trình chiếu đoạn phim đã được sửa chữa về những biến động, lúc đó những người biểu tình thắng thế hơn lực lượng công an và du kích địa phương. Nhưng không thể nào khẳng định bên nào đã châm ngòi cho cuộc xung đột trước và toàn bộ cuốn phim không được công bố .


Thị trưởng thành phố Phạm Thế Dũng còn đi xa hơn nữa bằng cách so sánh những người biểu tình nầy với những thành phần nổi loạn tại Iraq. Ông ta nói: "Khủng bố không có nghĩa là họ phải dùng đến chất nổ, họ có thể sử dụng võ nghệ ."

Nhà cầm quyền cho biết có hàng loạt những người đã bị bắt tại Cao nguyên. Những người chịu nhận lỗi công khai thì được thả về, những ai không chịu làm như thế thì chờ bị xét xự

Những cuộc phỏng vấn với những người do cán bộ nhà nước sắp xếp đã nói đúng như những gì các viên chức cầm quyền địa phương tuyên bố . Nhưng khi phỏng vấn những người không có sự hiện diện của cán bộ nhà nước thì không ai chấp nhận những điều cán bộ đã đưa ra . Những biểu ngữ chụp hình được của những người biểu tình tại Gia Lai hiện đang ở tại Cam Bốt chỉ cho thấy những khẩu hiệu đòi tự do tôn giáo, lấy lại đất, đòi bộ đội phải rời khỏi làng, không đòi hỏi gì đến vấn để độc lập tự trị .

Human Right và Amnesty International quả quyết là chính công an đã châm ngòi xung đột và xúi dục dân VN tấn công những người biểu tình, gây thương tích cho hàng trăm người . Một bác sĩ trực bệnh viện cuối tuần đó nói với phóng viên báo TIME rằng, nhìều người được đưa vào bệnh viện với vết thương trên đầu, trong khi có những người
khác bị thương nhưng không vào bệnh viện vì sợ bị bắt. Một nhóm 17 nông dân và hai người khác được phỏng vấn riêng khai rằng một người biểu tình trong làng của họ đã chết vì bị bắn vào đầu, không phải bị một cục đá to ném vào đầu như lời Thị trưởng Dũng đã nói . Một người thuộc bộ tộc Jarai cho biết ông đã nhìn thấy xác chết của người thứ hai như sự công bố của nhà nước. Ông nói rằng hình như nạn nhân bị đánh chết. Một người khác vì công việc làm ăn phải đi qua nhiều làng cho rằng có thể có đến 10 người chết riêng tại Gia Lai không kể các nơi khác.


Từ lễ Phục Sinh đến nay, vấn đề an ninh đã được xiết chặt tại cao nguyên, thân nhân của những người đã trốn thoát đến Cam Bốt hay còn lẩn trốn thường xuyên bị công an thẩm vấn. Một số bị bắt phải thề tuân phục nhà nước. Những nông dân bị theo dõi khi đi làm ngoài đồng, những người đi mua sắm thì bị theo dõi xem có mua thực phẩm tiếp tế cho những người còn lẩn trốn hay không. Những công an chìm thì bám sát nhà cửa của những người có thân nhân đã sang Mỹ .

Phía nhà cầm
quyền thì nói rằng những cán bộ nhà nước sống chung nhà với dân để giúp đỡ họ trong những công việc đồng án. Một phụ nữ Jarai cho biết trong làng của bà đã có hơn 20 người bị bắt vì lý do tham gia biểu tình ngày lễ Phục Sinh. Hble Ksor, mẹ của ông Kok Ksor sống trong căn nhà sàn tồi tàn tại huyện Ayun Pa . Giọng nói chứa đựng những nhục nhằn, đau khổ, bà không muốn nói vì đứa con đã đi sang Mỹ từ năm 1974, người bị nhà cầm quyền đổ lỗi và lên án mọi mặt. Bà nói: "Tôi không còn nhớ rõ mặt Kok Ksor, tôi rất lo ngại cho sự an nguy của hai đúa con tôi đã mất tích từ hôm Phục Sinh. Ông có biết chúng nó đang ở đâu không?"


Ðối với Kok Ksor, người bị lên án là cầm đầu khủng bố, ông ta vẫn sống bình thản tại South Carolina, ông không tỏ vẻ gì là lo lắng, chính quyền Mỹ không lo ngại gì với ông. Phát ngôn viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết: "Tổ chức Thượng Foundation hay ông Kok Ksor đều không bị liệt vào danh sách tổ chức và cá nhân khủng bố ." Kok Ksor, người từng chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ thời chiến tranh VN biết về những tố cáo của VN và biết rằng họ hàng đang từ bỏ ông. Ông nhìn nhận rằng có liên lạc về cao nguyên nhưng nói rằng những người tổ chức biểu tình cho ông biết rằng họ chỉ biểu tình bất bạo động. Ksor cũng có đề nghị họ gọi là "Buổi cầu nguyện" chứ không gọi là biểu tình phản đối . Ông Ksor cho biết thêm mục đích là để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế chứ
không phải đòi tự tri Tuy nhiên ông đã không đạt được mục đích, khi sau nầy đã tuyên bố là đã có 400 người bị sát hại tập thể vào dịp lễ Phục Sinh. Sự phỏng đoán quá phóng đại nầy theo ông cho biết là một chiến thuật buộc Hà Nội phải mở cửa vùng nầy cho quốc tế đến quan sát.


Sau cuộc biểu tình năm 2001, khoảng 1000 người Thượng đã được định cư tại North Carolina, đa số tại thành phố Greenboro (Lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ chiến đấu chung với lực lượng Thượng trong chiến cuộc VN đóng quân tại đây). Bằng một lối nhìn nào đó những người nầy có thể gọi là may mắn. Nhưng trong số 8 người sống tại chung cư Greenboro còn gia đình tại Cao nguyên và 5 người có thân nhân đang ở tù hoặc còn lẩn trốn trong rừng sâu, tất cả đều có mang hồ sơ ghi rõ chi tiết những người được coi là bị thương hay mất tích.

H, người tỵ nạn 37 tuổi vừa bỏ điện thoại sau khi nói chuyện với bên nhà tại Tây nguyên thì đôi mắt đỏ hoe . Anh biết rằng mình được may mắn ở đây với việc làm trong xưởng và chung cư 2 phòng, nhưng những vật chất đó không làm cho anh quên được những thân nhân mà anh đã bỏ lại sau lưng. Anh kể: "Ðôi khi trong giờ giải lao trong hãng, người quản lý hỏi anh có làm sao không?, tôi trả lời ông ta rằng tôi đang nghĩ về gia đình tôi bên nhà, bạn bè tại Tây nguyên đang sống trong lo sợ hay đang bị giam cầm. Làm sao tôi có thể vui sống một mình?"

 

Trở về trang chính