Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

 

Thượng giả thượng thật

Báo Đàn Chim Việt, Ba Lan

Y K' răng


Một nguồn tin riêng ở Sài gòn cũng xác nhận chính quân đội được lệnh hóa trang thành người Thượng để dẹp cuộc nổi dậy. Và chiến thuật này không phải mới được áp dụng ngày 10 tháng 4 mà đã được dùng từ năm 2001

Dựa trên lối chuyển hướng về cách giải thích của Hà Nội về cuộc nổi dậy bất khuất của đồng bào Thượng ngày 10 tháng 4, có thể thấy toàn bộ hệ thống tuyên truyền của Hà Nội đã chia làm hai đợt tấn công, tính đến cuối tháng 5 năm 2004.

Tuy không có ngày rõ rệt nhưng có thể nói rằng đợt thứ nhất xuất phát từ ngày 11 tháng 4 cho đến hết tuần đầu tiên của tháng 5, còn đợt thứ hai liền sau đó và kéo dài đến hôm nay.

Tập thể tác giả


Đợt một, báo in và báo miệng (đài phát thanh) tập trung tường thuật sự kiện bằng cách dựng lên một vài nhân vật người Thượng, và để cho những người này kể lại ‘sự hối hận ăn năn’ của họ vì đã ‘nghe lời bọn xấu’.

Lối viết báo này thực ra không tệ, vì nó là thể phóng sự của Tây phương. Nhưng ở các nước dân chủ, khi một phóng viên viết bài tường thuật, ngoài việc làm cho bài viết sống động bằng cách phỏng vấn người thật việc thật, phóng viên còn chịu trách nhiệm trực tiếp bài viết của mình. Vì đó là bài viết của một đơn vị cá nhân.


Cái khác hết sức căn cơ là ở đó. Trong tất cả các bài viết của những phóng viên-nhà báo của Hà Nội, chúng ta thấy ngay là mọi bài viết đều giống nhau, giống về cách làm tin còn có thể hiểu được, nhưng giống cả về nội dung thì đúng là chỉ có cái gọi là báo chí của chế độ chuyên chính độc tài.


Đọc từ Lao Động, qua Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, rồi các bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, thì Dàng ơi, sao mà giống “trăm trứng từ một mẹ sinh ra” dzậy nè cha Long Quân. Cũng cách vô bài, tiểu tựa, cũng phỏng vấn một vài người cùng tên, cũng ông Mục sư Tin lành nọ, cũng một giọng nói đầy ăn năn thật thà của một người Thượng tham gia cuộc nổi dậy “Mình sai rồi”.


Đợt một như vậy tập trung vào tiểu tiết. Báo khai thác đời sống cá nhân của những người liên quan, thí dụ cực lực gán cho những người Thượng đang bỏ trốn trong rừng là những tên phạm tội hình sự, cướp trộm, giết người. Cái cách dựng đứng viết báo nhưng tưởng là viết tiểu thuyết này thực ra là đòn rẻ tiền và rất quen thuộc theo lệ làng báo Việt Nam dưới thời cộng sản. Hồi sắp đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý ra xử, báo Thanh Niên và một vài tờ báo khác cũng dựng tiểu thuyết, không gọi Cha Lý là Linh mục mà kêu tên tục, tự nhiên viết Cha Lý từng tư tình với đàn bà, lăng nhăng tình ái, cốt sao cho người đọc trong nước có ấn tượng “Nguyễn Văn Lý từng có tiền án hiếp dâm”. Nói chung lối gán tội đó là chuyện xưa tích cũ của hệ thống người cầm bút thiếu tự trọng.


Về hình thức và nội dung đã là như vậy, còn về hướng, tức ở tầm chiến lược đưa tin, thì trong khi đợt tấn công thứ nhất tập trung vào “người thật việc thật”, đợt thứ hai nghiêng về phía phân tích. Bắt đầu từ tháng 5, chúng ta thấy các bài viết phân tích tình hình Tây Nguyên, đan xen trong bối cảnh thế giới, bắt đầu xuất hiện trên báo của Hà Nội.
Đợt thứ hai sẽ diễn biến theo chiều hướng nào thì chưa biết, nhưng có thể dứt khoát kết luận ngang đây một sự thật: các bài báo trong nước là những bài được viết sẵn từ Trung ương, dưới sự chỉ đạo và nhuận sắc của Ban Tư tưởng và Văn hóa, được đưa xuống báo địa phương để… đi!


Điều này không hề là một khám phá mới mẻ. Nó có từ lâu rồi, và rất nhiều người biết. Báo chí cộng sản chỉ có một khuôn. Chỉ rất tội là người trong nước không có nhiều chọn lựa, họ buộc phải ăn một món thịt chó ghẻ, từ anh xích lô sáng mua tờ báo đọc, cho đến chị công chức trưa vừa nhai cơm vừa lơ mơ đọc báo. Nếu có người này không buồn ngủ thì mới lơ lớ nhận ra là ngay cả hai ông chủ tịch tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai sao mà nói năng lại… hệt như một người nói dzậy Dàng; hệt như hai cha nội này khi tiếp xúc phái đoàn Mỹ chỉ việc bấm cái nút là tự động cái băng thu âm nó chạy!

Con đĩ già mồm


Chúng ta hãy bình tĩnh đọc lại một số câu trích trên báo ở Việt Nam trước khi đi tìm hiểu sự thật, cái sự thật mà một người làm báo không thuộc hệ thống Hà Nội đã tìm ra, và muốn công bố với dư luận thế giới.
Các đoạn chữ nghiêng sau đây trích từ các báo của Hà Nội, viết về cuộc nổi dậy của đồng bào Thượng ngày 10 tháng 4 năm 2004. Các chữ in đậm của người viết.

- Khi có lực lượng dân quân xuất hiện để vận động bà con giải tán, vãn hồi trật tự thì chúng tấn công bằng đá, bằng gậy gộc, hậu quả là một người đã bị chúng đánh chết, chúng tôi đã nỗ lực nhưng không cứu kịp.

Về phía những người biểu tình, trong không khí hỗn loạn, bị kích động, họ ném đá vào lực lượng dân phòng vô tình trúng đầu người đi biểu tình đã làm hai người bị chết.

(Tuổi Trẻ, 28.04.2004)

- Giải thích về hành động gây rối của mình, Y Ghe Adrơng, nghẹn lên: “Bị những kẻ xấu lôi kéo mình làm điều trái pháp luật, tôi cảm thấy xấu hổ với buôn làng và thật thương xót khi chứng kiến cảnh đồng bào mình xô xát với người Kinh dẫn đến bể đầu, gãy chân.”

(SGGP, 20.04.2004)

- Tại Gia Lai… một số phần tử quá khích kích động đám đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung … ( VnExpress 17.4.2004)

- Rồi thấy người ta đánh nhau, Jôk cũng nhào vô đánh nhau. Đánh một hồi thì Jôk bị thương, đau quá bỏ chạy…

Ngoài ra ở Gia Lai, có hai trường hợp bị tử vong đều là người dân tộc thiểu số (một ở làng H'Lũ, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê; một ở xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) do bị chính thanh niên trong làng ném đá nhầm.

(Tuổi Trẻ, 19.4.2004)


Điểm đồng nhất là tất cả báo và đài của Hà Nội đều loan nguyên nhân của vụ xô xát là do “một số người dân tộc quá khích, tấn công người Kinh, tấn công người thi hành công vụ, đập phá nhà cửa của người Kinh”. Họ nhất loạt hô lên “người dân tộc bạo động”, nhất loạt hô lên cuộc nổi dậy của người Thượng là “kịch bản” của người nước ngoài. Họ như một con đĩ về già đứng bên đường tru tréo, mặc ai nghe hay không ai nghe, cứ ngoác mồm ra khi thì van nài, khi thì chửi rủa bằng luận điệu vô học, khi thì hăm dọa bằng giọng lưỡi của gã đầu gấu, khi thì trâng tráo (vạch) cho người ta thấy tất cả sự bệ rạc của một chế độ cùng rách và bất chấp sự thật.
Nếu những người viết báo của Hà Nội cho rằng chúng tôi nặng lời và thiếu chứng cứ để nói lên như thế, thì hãy can đảm điều tra những gì chúng tôi sắp tường thuật dưới đây.

Chúng tôi đã đi tìm, và xin báo cáo sự thật.


Công an và quân đội ở đâu


Ngay trước cả ngày 10 tháng 4 vừa qua, và trước đó cả năm, ngược lại từ năm 2001, chính quyền Hà Nội đã tập trung lực lượng quân đội và công an lên trấn giữ Tây nguyên Trung phần. Các cuộc điều động chiến xa, thiết giáp, trực thăng đã được nhiều người theo dõi tình hình Tây nguyên trong ba năm qua biết rõ. Nhưng đó mới là mặt nổi. Thủ đoạn đàn áp nguời Thượng của Hà Nội tinh vi hơn nhiều.

Một vài học viên Đại học Cảnh sát và học viện An ninh Nhân dân tiết lộ là năm ngoái, khi có các cuộc nổi dậy ở qui mô nhỏ, họ đã được điều động gấp rút lên Tây nguyên, mà chỉ khi tới Tây nguyên rồi họ mới biết mục đích chuyến đi.

Riêng trong cuộc nổi dậy ngày 10 tháng 4, Hà Nội đã sử dụng một chiêu thức cũ đã được vận dụng thường xuyên trong ba năm qua.


Lực lượng công an và quân đội đã được bố trí sẵn ở Tây nguyên được phân công khác nhau trong cách đàn áp người Thượng. Riêng công an vẫn mặc sắc phục. Còn quân đội được phát thường phục, không phải thường phục bình thường mà là thường phục của người Thượng, cũng xà-rông, ở trần, hoặc áo tay cụt, họ còn được hóa trang sao cho thật giống người Thượng. Đồng thời, một đơn vị khác hoá trang thành người Kinh ở Tây nguyên.


Khi những nhóm người Thượng trên khắp hai tỉnh Tây nguyên bắt đầu kéo về thành phố, kéo về Ủy ban Nhân dân Tỉnh, giăng biểu ngữ và có nguyện vọng đưa thỉnh nguyện thư một cách ôn hòa thì lập tức, quân đội ra tay. Họ trà trộn nhanh chóng vào đám người Thượng biểu tình dưới lốt hóa trang vừa Thượng vừa Kinh. Khi đã đủ quân số, và khi ống kính của các tay quay phim công an giả dạng phóng viên đã sẵn sàng, lập tức quân đội dàn cảnh đánh nhau. Anh bộ đội dưới lốt người Thượng đánh anh bộ đội dưới lốt người Kinh, và ngược lại. Anh bộ đội dưới lốt người Kinh quay qua tấn công người Thượng thật. Nhưng nổi bật nhất là các bộ đội dưới lốt người Thượng, đây là “thành phần Thượng” hung hãn nhất: Họ tấn công người Kinh, tấn công cửa hàng và nhà cửa của người Kinh dọc hai bên phố, la hét ồn ào, trông họ như những nguời điên, mất hết bản tánh, hành động cuồng rộ và quá khích.


Và tất cả cảnh đó được cẩn thận thu hình dưới các ống kính của công an chìm, dưới lốt phóng viên!


Sau khi thu hình xong thì đến lúc bộ đội và công an thiệt ra tay thực sự. Lần này Thượng giả và Kinh giả được yễm trợ bởi công an sắc phục và bộ đội quân phục, cùng ra tay dẹp biểu tình. Bằng dùi cui và kinh nghiệm cận chiến, họ kiềm chế dễ dàng những người Thượng thật.


Một người dân thành phố Ban Mê Thuộc kể lại với chúng tôi rằng, khi cuộc ấu đả diễn ra, anh ta biết rõ người đánh mình không phải… người Thượng thật, vì trước đó mấy phút anh nghe cái anh Thượng (giả) này nói tiếng Việt rất sỏi với mấy người đứng bên. Anh nói sống ở Đắc Lắc mấy chục năm nên nhìn không những biết ai là Thượng hay Kinh, mà còn phân biệt được các sắc dân khác nhau giữa những người thiểu số mà người mình gọi chung là Thượng.


Một nguồn tin riêng ở Sài Gòn cũng xác nhận chính quân đội được lịnh hóa trang thành người Thượng để dẹp cuộc nổi dậy. Và chiến thuật này không phải mới được áp dụng ngày 10 tháng 4, mà đã được dùng từ năm 2001.


Quả là một chiến thuật hữu hiệu, ít tốn kém, không mang tiếng đàn áp mà lại có đủ “người chứng vật chứng” về “sự quá khích và bạo động của người dân tộc.”


Thị Mầu


Có hai nhà ngoại giao Mỹ và một phái đoàn Liên Hiệp Quốc tới Gia Lai và Đắc Lắc để tìm hiểu. Họ đã được cho xem cuốn phim video về cuộc nổi dậy của người Thượng. Trong đó cảnh người Thượng ném đá, tấn công người Kinh được thu khá rõ. Nếu hai nhà ngoại giao Mỹ muốn biết rõ hơn, họ nên yêu cầu gặp những người Thượng trong cuốn băng xem có phải đó là… người Thượng thật không!


Chúng ta được liên tục cho ăn một món thịt giả cầy và nguy hiểm là, với truyền thống không mấy gì tốt đẹp giữa Kinh và Thượng, ngay cả từ thời miền Nam trước năm 1975, cái món thịt đó lâu ngày sẽ thành một nỗi ám ảnh, và nó sẽ thành… thịt chó ghẻ thật!


Không cần trí tưởng tượng phong phú cũng thấy người Kinh, nói chung, không hiểu biết mấy về người Thượng. Những việc xảy ra cho người Thượng, đối với người Kinh, có vẻ như chuyện của nước khác. Cái tâm lý đó được củng cố, khích lệ, bằng hàng hàng lớp lớp tin vịt trên báo đài Việt Nam, những tin vịt có hệ thống, có tổ chức, cùng một luận điệu, ngày này qua tuần khác rỉ rả ăn sâu vào những người Việt Nam đang ở Sài Gòn, Nha Trang, Bình Dương, Huế, Hà Nội.


Các tay viết mướn của Hà Nội, hệt như Thị Mầu, bù lu bù loa vừa ăn cướp vừa đánh cồng kêu làng. Trong suốt gần hai tháng qua, những văn nô Hà Nội kiên trì đánh bóng cái chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam, lên án một cách hể hả những người xấu số nhất của một đất nước Việt Nam xấu số và cùng mạt, chỉ vì chế độ đó đã “tạo điều kiện” cho họ ăn một bát cơm đầy hơn bát cơm của những người khốn khổ.


Hà Nội, theo lệ làng, đang dựng nên một thành kiến và muốn biến nó thành hiện thực. Nguy hiểm hơn là cái hố giữa Kinh-Thượng đang được Hà Nội khai thác một cách tinh vi qua báo chí. Mọi bài viết đều ám chỉ “người dân tộc tấn công người Kinh” ít nhiều tạo một tâm lý bất an nơi người Kinh ở thành phố khi nghĩ về những người thiểu sồ ở Tây nguyên. Hà Nội làm được việc đó với nhiều thuận lợi vì họ có trong tay hệ thống báo chí một chiều, với những người cầm bút an tâm phục vụ để đổi lấy sự ung dung vật chất.


Nhưng thời nay, sự thuận lợi của Hà Nội không còn như trước nữa. Thế giới đã có mạng thông tin toàn quốc. Những người “Thượng giả” tuy chưa bị vạch mặt trong nước, nhưng đã bị điểm mặt chỉ tên trên toàn thế giới.


Những người đang có phương tiện thông tin ở bên ngoài sẽ liên tục và bền bỉ tiếp sức cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì cơm ăn áo mặc của đồng bào Tây Nguyên.


Xin gửi tới các bạn ở đâu đó, một hình ảnh tôi đã thấy trên đường về Ban Mê một ngày trong năm 2004: Ở một góc rừng, dưới ánh nắng trưa như chảo rang, một cậu bé Thượng (thật) ngồi tựa vào thân cây chuối. Tròng mắt cậu lạc thần, đục và tối, nhẫn nhục và chịu đựng dưới hàng lông mi dài cong rủ. Đôi mắt cậu như một con thú bị dồn vào đường cùng, vừa sợ hãi vừa căm giận, vừa van lơn, vừa tuyệt vọng. Cha cậu mới chết trong một cuộc “ẩu đả” và mẹ cậu không biết đi lạc nơi nào.

Trở về trang chính