Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

Trở về trang chính

 

Lê Đ.A. là ai ?

Về Lê Đa, làm ta nhớ lại vụ tháng 6/1940: Nguyễn Văn Công (tức Phó Xẻ) là người của mật thám Pháp chui sâu leo cao vào xứ ủy Bắc Kỳ lấy danh nghĩa là Trung ương Đảng nhằm thay cương lĩnh, thực chất là định phế truất TW Đảng lúc đó do Trường Chinh lãnh đạo. Vụ này gồm 6 người, do Đào Duy Kỳ (thay Lương Khánh Thiện) nguyên Quyền Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ triệu tập. Tất cả sau đó dồn tội vào Đào Duy Kỳ. Phải 64 năm sau mới rõ kẻ chủ mưu là Phó Xẻ thường vụ xứ ủy, người đã chỉ điểm cho Pháp bắt hụt thường vụ xứ ủy TW (vụ bắt Nguyễn Thượng Mẫn Hải Dương, xứ ủy viên phụ trách khu C nam Hưng Yên, Lý ánh, Khuất Thị Bảy Hải Phòng ngày 5/11/1941 và vụ TW họp ở ấp Thương Tốn, vụ Pháp lùng bắt Trần Đăng Ninh cùng nhiều đảng viên khác ở Bãi Phúc Xá Hà Nội) đều do tên nội gián Phó Xẻ, một tên cáo già, nhiều thủ đoạn, người Hưng Yên. Ngoài Công, còn có Nguyễn Bao Quát thường vụ xứ ủy, Bí thư thành ủy Hà Nội cũng là tên phản bội những năm 1941 - 1942 chỉ điểm bắt một số đảng viên trong ATK. Đó là quá khứ, còn từ năm 1945 trở đi, bọn Phòng Nhì Pháp trước nguy cơ Nhật đảo chính, chúng đã có kế hoạch đưa người của chúng chui sâu leo cao cài cắm ở cơ sở, ở cấp tỉnh (chiến thuật), cấp TW (chiến lược). Loại chiến lược có khi chỉ dùng có một lần ở thời điểm quyết định mới xuất đầu lộ diện, còn quá trình hoạt động hoàn toàn dấu kín trong vỏ bọc, người đó có thể là Lê Đa. Vậy Lê Đa là ai? Theo tư liệu của một số lão thành CM: Lê Đa ở Trường Hà, Phú Vang, Thừa Thiên, tư ngụy là được giác ngộ CM từ năm 1937 (17 tuổi), vào Đảng năm 38 tại làng (thực tế là mạo nhận). Những năm 1939 - 1940 do bị khủng bố phải lánh vào Lộc Ninh làm thợ chế biến thức ăn nguội ba tê, xúc xích, thực tế là cai đồn điền của các cai (chef surveillance) Dầu Tiếng Quảng Lợi, cai quản cả xa can, xa cát, xa trạch. Chủ đồn điền là một tên phòng Nhì, có người nói: có vợ Việt là họ hàng với Lê Đa (?). Trước nguy cơ Nhật hất cẳng Pháp, viên chủ đồn điền bố trí Lê Đa chui vào Việt Minh bằng cách; giả danh phụ trách tự vệ đỏ công nhân cao su, đem theo một số công nhân, một số súng Indo, bí mật lên Thủ Dẫu Một tiếp cận với đ/c Bí thư Ban cán sự tỉnh. Lúc này có một lực lượng vài chục khẩu súng chuẩn bị cho khởi nghĩa là rất tốt. Theo kế hoạch, Lê Đa xin được giấy ủy nhiệm của Bí thư Ban cán sự được trở về phụ trách cơ sở vùng Dầu Tiếng và chỉ huy lực lượng vũ trang. Lê Đa rất ác gian giảo, hay đánh đập công nhân ở 4 đồn điền và đã từng hiếp một nữ công nhân; tra tấn một số đảng viên cộng sản, trong đó có đ/c Hồng, xứ ủy viên Nam Bộ còn vết sẹo sau lưng. Có tin đ/c Hồng đã nhận diện được Lê Đa, đã báo cáo cho một đ/c lãnh đạo Đảng.

Để tạo vỏ bọc tốt, sau CM tháng Tám Lê Đa đã tích cực hoạt động trong LLVT khi quân Anh - Pháp vào Sài Gòn. Cũng chính thời gian 1948, trong một trận đánh, ta bắt được một số tù binh Pháp, giao cho lực lượng Lê Đa áp giải, nhưng khi về căn cứ, người chỉ huy hỏi: Tù binh đâu? Lê Đa đáp: Chúng trốn hết rồi (do Lê Đa thả).

Tháng 9/1951 trong đoàn tháp tùng Trung tướng Nguyễn Bình tư lệnh khu 7 (1948 - 1951) có lực lượng của Lê Đa. Khi đến Ratanakiri trong lúc leo lên chòi cao quan sát thì Tướng Bình bị bắn chết. Người ta ngờ rằng Tướng Bình bị Lê Đa sát hại. Sau này khi leo lên chức cao nhất, Lê Đa đã sơ hở tiết lộ với một phóng viên: Tướng Nguyễn Bình xưa rất quân phiệt, định hại tôi, nhưng sau đó tôi đánh một trận tốt nên thôi. Để tạo thế chui sâu leo cao, Lê Đa rất khéo dùng người, đưa công lao của mình lên báo chí (tìm đọc số báo An Ninh thế giới 13/3/03, 29/1/04, 5/2/04 hoặc các phim thành tích hão năm 2002 - 2003. Ngay sau đó, Báo ANTG phải cáo lỗi vì sai sự thật trắng trợn.

Những năm 1969 - 1971, sở dĩ Lê Đa đưa được quân vào khu 9 bám đất, bám dân và năm 1973 phát động nhân dân nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long vì ít bị địch đánh (?), các lực lượng khác sau 1968, bị bật sang nước bạn cứ mỗi lần trở về đều bị đánh ác liệt (?). Sự kiện này có thể là CIA tạo thế cho Lê Đa. Trong một đại hội Đảng, một đ/c lãnh đạo Đảng đã giới thiệu: "Lê Đa là người duy nhất chưa hề phạm sai lầm nào về chiến lược". Sau đó Lê Đa trúng vào Bộ chính trị và được thay mặt BCT đặc trách về quân sự ở CPC cùng với Bùi San, Trần Xuân Bách. Bất cứ ai trong nước sang giúp bạn ở CPC đều được răn đe rằng: "Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam và CPC, bất cứ ai tiến hành một công việc gì đều phải báo cáo với tôi". Tướng Lê Trọng Tấn là TTMT và Hoàng Văn Thái là Thứ trưởng BQP cũng phải rất thận trọng khi tiếp xúc với Lê Đa vì hai người chỉ là ủy viên TW.

Tướng Hoàng Văn Thái năm 1983 - 1984 dẫn một đoàn cán bộ sang nghiên cứu CPC với ý muốn trợ lực cho Lê Đa, nhưng thái dộ của Lê Đa là lãnh đạm, không thèm dự nghe buổi góp ý tổng quát. Tướng Đoàn Khuê lúc đó TMT 719 dự, nhưng thái độ khinh khỉnh, nhìn ra xa, cười ruồi (Đoàn Khuê dấu bệnh tật với hy vọng làm Chủ tịch nước năm 2001). Tướng Nguyễn Hữu An làm Tổng thanh tra chống tham nhũng, dám động vào chỗ húy, cho điều tra vụ sân bay Phú Bài -Đà Nẵng (Đoàn Khuê) và QK7, quên mất lời răn đe "từ vị tuyến 17", trước khi ra Bắc xin gặp 5 phút để báo cáo và chào. Lê Đa từ chối và An bị nốc ao! Tại sao sự kiện CPC kéo dài 10 năm, ta bị tổn thất về người lớn hơn 9 năm kháng chiến chống Pháp? Đó là chưa kể số vật tư và tiền bạc của ta bị hút vào CPC (năm 1984 ta còn nợ tiền viện trợ cho bạn 13 tỷ, vàng lúc này là 6000 đồng một c hỉ, 1/5 sản lượng xi măng, sắt thép để xây dựng các nhà máy của ta bị đình để chuyển sang CPC xây dựng các công trình phòng thủ biên giới và các căn cứ. Mọi người còn nhớ âm mưu chiến lược của Tàu khi đó là "làm cho Việt Nam chảy máu toàn diện với chiến tranh phá hoại nhiều mặt". Nhiều người đã nghĩ Lê Đa là tình báo chiến lược ba mang (Pháp, CIA, Tàu). Núp dưới chiêu bài quốc tế vô sản, Lê Đa đã có nhiều phá hoại ngầm tinh vi.

1. Đã tiêu hao lực lượng cán bộ, chiến sĩ và các ngành có kinh nghiệm thời chống Mỹ của ta, bố trí các sư đoàn tinh nhuệ của ta (sư 5, 7, 9, 330 ...) vào những vùng nhiều sốt rét ác tính , ác liệt (Namatdeng, Rơbe, Sơ tâng, Tây Pailin, Anlong vang, dẫy Đăngdrock ...) để Pôn Pốt đánh, bệnh tật, thú rừng đánh, tiêu hao đến vài thế hệ cán bộ từ tiểu đội đến sư đoàn, quân đoàn. Họ là nguồn lực tài năng, được rèn luyện trong chiến đấu, là người kế tiếp cho tương lai. Ai còn sống thì bệnh tật, tàn phế.

2. Từ năm 1979 - 1983, vin cớ bạn còn yếu nên Lê Đa bàn với bạn chỉ bố trí quân bạn ở các thành phố, thị trấn, tiếp xúc với nhiều tiêu cực xã hội, hòa bình chủ nghĩa, liên tục để Pôn Pốt tập kích nên đào ngũ nhiều. Mãi đến năm 1983 trên đã phát hiện đó là chủ trương sai lầm. Cấp trên chỉ thị Lê Đa phải trao đổi với lãnh đạo bạn đưa các đơn vị bạn sát cánh với quân ta để kèm cặp, khi bạn trưởng thành để bạn làm chủ, ta rút đứng sau cơ động hỗ trợ bạn, rồi phải rút dần về nước. Lê Đa lấy cớ Pôn Pốt còn mạnh, âm mưu sâu xa là phá hoại ngầm lực lượng của bạn theo kiểu diễn biến hòa bình, không có khả năng tự vệ, buộc quân đội Việt Nam phải ở lại lâu dài để "Thái Thượng hoàng giữ quyền thống trị từ nam vị tuyến 17 đến CPC.

3. Tìm mọi cách để phá hoại ngầm ý chí và sức chiến đấu của quân đội, tạo mâu thuẫn giữa quân đội với các ngành dân - chính - Đảng ta ở CPC.

Lê Đa rất khéo léo, nham hiểm trong ban cán sự Đảng, thường lộng hành với cả Bí thư. Bố trí các cán bộ dân - chính - Đảng, phần lớn ở các thành phố, thị trấn, rất ít đi cơ sở, hưởng phụ cấp cao (một lái xe 800 - 1000 thậm chí 1500 Rien) và nhiều quyền lợi khác. Còn lính ta toàn ở các vùng độc, núi rừng rậm , nơi Pôn Pốt hay đánh, vừa phải xây dựng ba phong trào CM, vừa phải chiến đấu ăn, ở, thực phẩm, thiếu thốn, chân đất, bệnh tật ... Thế mà phụ cấp Đại tá chỉ 30 Rien/tháng, chiến sĩ thì chục Riên. Khi Trung ương bạn phát hiện có ý định nâng phụ cấp cho quân tình nguyện thì Lê Đa giảo hoạt nói: "Bạn còn nhiều khó khăn, với tinh thần quốc tế vô sản, quân tình nguyện VN sẵn sàng chịu đựng để các đ/c có tiền cấp cho cán bộ dân - chính - Đảng VN". Hành động này đã tạo ra mâu thuẫn nội bộ, làm ảnh hưởng đến nhiệt tình làm nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ. Khi miền Bắc, phải ăn gạo bobo. Lê Đa ra điều quan tâm, chỉ thị hậu cần cấp mỗi chiến sĩ ra Bắc 30kg gạo. Đa phần ra Bắc là thương bệnh binh, lại vác 30kg gạo đi bộ hàng trăm km, còn bị Pôn Pốt phục kích, một số hy sinh, một số kiệt sức nằm lại hoặc bán để có tiền đi tàu xe.

4. Phá hoại lực lượng cộng sản tốt của bạn, gây hiểu nhầm giữa hai Đảng: Vụ Xiêm Riệp, đó là những người CS cũ của Đảng NDCMCPC. Trước đó, hàng ngày giao ban đã thân tín, tạo dựng những thông tin về những đ/c này. Khi Lê Đa đi nước ngoài chữa mắt đã chỉ thị một số cán bộ - chủ chốt muốn loại bỏ - ở nhà xử lý (bắn một mũi tên, diệt cả hai). Trung thực nhưng thiếu cảnh giác, số cán bộ này đã mắc mưu Lê Đa. Vụ án ghê tởm này, khi Lê Đa trở về thấy Đảng bạn căng thẳng, đã bốc lửa bỏ tay người. Số cán bộ cao cấp này có người suýt nữa bị ...

Khoảng 6/1984 một số đồng chí trong Bộ Chính trị ta điện cho Lê Đa: "Số TW bạn sang VN nghỉ dưỡng sức thổ lộ: bây giờ bạn không biết làm gì ? Xuống hồ gặp cá sấu, lên rừng gặp Pôn Pốt, vào nhà thì gặp chuyên gia. Anh nên nghiên cứu ý này". Chính Lê Đa đã tạo nên tình hình này. Đến vụ công thức 6 + 1 + 6 bạn đã dầy công phối hợp với BNGVN đấu tranh ở GM quốc tế đã xuôi. Thế mà chính Lê Đa theo chỉ thị của Tàu buộc bạn phải chấp nhận 6 + 6 + 1, vi phạm quyền độc lập tự chủ của bạn, gây thiệt hại cho bạn và làm cho bạn hiểu lầm Đảng ta là đàm phán trên lưng bạn. Vậy các hoạt động bạo hành dấu mặt này có vi phạm nguyên tắc của Đảng.

5. Sau khi một số tướng lĩnh chủ chốt trong quân đội bị chết đáng ngờ, Lê Đa cùng bộ sậu về nắm BQP qua một chặng đường dài từ 1938 - 1985 với ý nghĩ sắp sửa thắng lợi trọn vẹn:

Ngay sau khi đoạt được chức TTM, rồi Bộ trưởng BQP, Lê Đa đã phong 60 tướng thân cận để ban ơn, tạo thế lực điều động phe cánh ra chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt trong BTTM - BQP và các quân khu. Loại trừ các cán bộ có trí thức và kinh nghiệm từ thủ trưởng BTTM đến các trợ lý chủ chốt có học; giải tán cấp phòng, làm mất nguồn cấp cục, nhất là cục chiến lược; giải thể cơ quan thanh tra, cục chính sách (sau phải khôi phục). Điều nghiêm trọng là tách cục quân báo, quân sự khỏi BTTM nhằm làm yếu chức năng bám địch, dự đoán tình hình, một trong những chức năng chính của BTTM, vì thế mà BTTM thiếu chủ động trong vụ Lý Tống, một phần vụ LH90 (5-7/3/1993 dịch gây nổ ở 28 điểm ở thành phố Hồ Chí Minh), vụ Tây Nguyên I - Trung tướng Cục trưởng quân báo Phan Bình, người nắm được lai lịch của Lê Đa bị chết, sau đó một thời gian con trai cũng bị chết bí hiểm; các cục phó quân báo tốt bị sa thải. Vụ Nguyễn Bá Ngọc chết tai nạn ô tô (cho xe đi đón lệch giờ) cũng là người tiết lộ một số bí mật về Lê Đa.

Thực chất các việc trên là đảo chính BTTM, loại trừ các cán bộ giỏi, trung thành được rèn luyện của Đảng, Lê Đa có kế hoạch từng bước: đầu tiên lợi dụng đổi mới để loại các cán bộ tốt, đưa bộ sâu của mình vào chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt (Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Phan Trung Kiên ... Sau này là cả các cơ quan Đảng và Nhà nước mà có tư liệu viết rằng chiếm 2/3), mua chuộc Lân Thọt lên thiếu tướng chuyên đi nói về diễn biến hoà bình hoặc lật lại để thanh trừng nội bộ với cả Tướng Giáp. Tháng 12/1992, trong một cuộc họp Lê Đa đã huấn thị trong BQP:

Đất nước và thế giới chưa ổn định. Để vững vàng, ta chỉ cần nắm tứ trụ BQP, Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị, Ban tổ chức Trung ương là không sợ gì hết.
Phải chăm lo cán bộ, chủ yếu là cất nhắc nhanh cán bộ kế thừa; đồ cổ thì quý, người cổ thì khổ con cháu;
Chống cho được DBHBBLLĐ chống ngay trong nội bộ: ai không tin chế độ, không tin ở tổ chức thực hiện, không tin ở cách đánh cũng đều là diễn biến hoà bình.
Ngoài ra Lê Đa còn kìm hãm quân đội trưởng thành, kể từ năm 1986 đến nay, trong quân đội không còn diễn tập hiện đại và học tập có nề nếp bài bản và chất lượng như những năm 80, quân đội bị yếu đến nỗi bị động với mọi tình huống (vụ Lý Tống, LH90, Tây Nguyên ...), ngay đến cả đội Thể Công, được cả nước mến mộ cũng rơi xuống tận đáy, nhiều máy bay bị rơi, tàu Hải quân ọp ẹp, tên lửa, kho đạn nổ, cháy liên tục. Đó là công của Lê Đa, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng. ấy thế mà được phong lên Đại tướng, Thượng tướng mới lạ chứ ?

6. Phải chăng, mạng thứ ba tình báo chiến lược của Lê Đa là Tàu:

Ai cũng dễ nhận biết rằng: cứ mỗi lần BCT (BBT) họp bàn gì thì sau 24 giờ đại sứ quán Tàu và phương Tây đã biết những nội dung cơ bản, một tuần sau họ đã có văn bản (có thể cả CIA). Chỉ riêng 2 dẫn chứng sau đủ xác định Lê Da là ai ?

- Sáng 6/6/1990 mới chỉ là Bộ trưởng Bộ sức mạnh đã tự tiện gặp riêng mời cơm Đại sứ Tàu, sau đó 2 người gặp riêng, trao đổi thông tin không cần phiên dịch (??). Trước đó, ngày 5/6/90, Lê Đa gặp Bộ chính trị CPC nói: "Mỹ xóa cộng sản, ta phải tìm đồng minh là TQ". Kể từ đó Tàu hiểu nội bộ ta, luôn luôn tác động khoét sâu mâu thuẫn nội bộ của ta; đến một vụ trưởng của Tàu cũng lên giọng xúc phạm quốc thể ta. Chính Sáu Thọ đã phải thốt lên: "Lẽ ra Lê Đa không nên gặp Đại sứ Tàu".

- Ngày 28/7/1991 Lê Đa cùng Hồng Hà mạo nhận là "Đoàn đại diện đặc biệt của ĐCSVN" sang Tàu báo cáo với Kiều Thạch, (trùm an ninh), Lý Bằng, Giang Trạch Dân ... mọi mặt tình hình của Đảng ta trong Đại hội VII, những ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng, cơ cấu nhân sự BCHTW. Hai người còn chủ động cầu xin gặp Tín một Vụ trưởng của Tàu hai lần vào chiều 29/7 và tối 31/7 để tạ lỗi (??).

Trước đó, trong một cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 5/3/1991, Hồng Hà, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương dám vượt quyền cả Thủ tướng chỉ thị: "Từ nay quan hệ với TQ không cần qua sứ quán VN ở Bắc Kinh".

7. Sự phá hoại Đảng ta đến chỗ triệt hạ ĐCS chỉ còn gang tấc:

Sự lộng hành của Lê Đa bắt đầu xuất hiện sau ngày 27/6/1991, sau khi là Uỷ viên thường vụ BCT kiêm Bí thư TW phụ trách 3 khối: Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao. Đến Đại hội IX thì sự phá hoại ĐCSVN chỉ còn gang tấc. Từ lâu, lợi dụng phải đổi mới; không ít đảng viên ngày càng sa sút phẩm chất, Đảng bị suy thoái, xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, đòi xóa bỏ CNXH, đi theo con đường CNTB, trung lập, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, nói xấu Bác Hồ (nguy hiểm là họ đội mũ ĐCSVN, đội mũ Mác-Lênin tư tưởng HCM, nhưng hành động thì ngược lại, lời nói xa với việc làm, khiến dân không còn tin ở Đảng), loại bỏ một loạt cán bộ tốt một cách tinh vi.

Chính Lê Đa nói: Đúng! (khi TBT Nguyễn Văn Linh hỏi các uỷ viên BCT về cương lĩnh bỏ CNXH) ?

- Cuộc họp BCHTW 9 khóa VIII từ 23-29/12/1997 âm mưu cơ bản của Lê Đa là chiếm đoạt chức TBT (nói gang tấc phá ĐCSVN là ở chỗ này) nên lúc đầu giới thiệu Lê Khả Phiêu làm chủ tịch nước, để mình làm TBT. Cuối năm 2000 đầu năm 2001 không ai nghĩ đến một sự thật là việc lật Phiêu lại chính là cố vấn (Lê Đa là chủ mưu) mà trước đó, từ Đại hội VIII (26/6 - 1/7/1996) TBT lúc đó là Nguyễn Văn Linh đã nói "Dột từ trên nóc dột xuống"!

- Đến Đại hội IX Lê Đa vẫn dùng bài cũ: mớm Trần Đức Lương rồi Nguyễn Văn An làm TBT mà cả hai đều hí hửng (Lê Đa nghĩ rằng sẽ không ai bầu 2 cái ông đạo đức giả này mà sẽ bầu mình). Muốn vậy phải hạ bệ Phiêu. Vì vậy ngày 4/1/2001 tại Đại hội Đảng toàn quân, Lê Đa bất ngờ tiến công Phiêu, người mà mình đưa lên làm TBT về 10 tội và mắng Phạm Thanh Ngân là đồ ngu!

- Các vụ việc T4, A10, Sáu Sứ ... đều là mưu của Lê Đa, được thực hiện bởi tập đoàn vương triều thuộc hạ: Vũ Chính ...

Bộ mặt phá hoại Đảng của tên tình báo chiến lược "ba mang" đã rõ về các hành động thuộc về nguyên tắc Đảng và luật pháp nhà nước. Lê Đa với kinh nghiệm cáo già từ 1938 đến nay đã xây dựng được một hệ thống tổ chức từ bí mật đến công khai, từ cơ sở đến thượng tầng kiến trúc (chủ yếu phát triển từ 1986 đến nay). Nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã biết, nhưng không hiểu vì sao không dám đấu tranh để làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo ở TW và các cơ cấu vi mô quyền lực? Tuy nhiên, trong hệ thống mạng của Lê Đa không phải mọi người đều xấu. Phần lớn do tình tình hình bắt buộc, có người do quyền lợi, chức tước, cơ hội; có người thực sự là nô lệ, bán đứng danh dự đảng viên cộng sản. Chúng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất: hãy cứu lấy Đảng và CNXH khoa học, dân chủ hiện đại, vì dân và lấy lại lòng tin với nhân dân bằng cách kiên quyết đấu tranh, làm trong sạch đội ngũ Đảng, trước hết là trong sạch lãnh đạo Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông - binh - trí thức. Muốn vậy, các đảng viên ở mọi cấp, kể cả những người đã nhận rõ sự thật trong phe cánh của Lê Đa cần dũng cảm tiên phong, giữ vững lời tuyên thệ khi vào Đảng, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng uy tín lãnh đạo của Đảng hiện nay ở mọi cấp.

Lịch sử đã xảy ra Lê Chiêu Thống và đã chứng minh tội ác của những kẻ phản trắc, gây bè phái nhất định không thể tồn tại trong lòng dân. Quy luật chung là: những người đam mê quyền lực thì hay gây bè phái, hại người trung, độc đoán, chuyên quyền, đất nước không thể có dân chủ và phát triển. Một đất nước mà chỉ nhấn mạnh về "quản lý" DBHBBLLD, quên mục tiêu phục vụ nhân dân là chính sẽ không bao giờ có thể là đầy tớ của nhân dân được và không thể nào minh bạch công khai hoặc diệt trừ được tệ quan liêu, sách nhiễu, tham nhũng ...

Tuy nhiên chúng ta phải kiên quyết giữ lấy chính quyền XHCN, khắc phục những sai lầm về đường lối, quan điểm, chính sách của một nhà nước pháp quyền XHCN dân chủ, hiện đại, khoa học và sáng tạo phát triển CN Mác-Lênin.

(Tư liệu không phổ biến)

 

Trở về trang chính