Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Hai việc cần làm ngay để thực hành Dân Chủ

Để thực hiện một nền dân chủ tiến bộ làm cho đất nước có thể sánh ngang với thế giới, không cần làm nhiều việc phức tạp, cần nhiều thời gian mà chỉ cần làm hai việc đơn giản rất hiện thực và khả thi, đó là những điều đă ghi trong Hiến pháp, mà ta chưa thực hiện.

1- Ban hành một chế độ, một bộ luật về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và do đó tất yếu là phải tự do báo chí và tự do xuất bản

Thực hiện việc này, chỉ cần bổ xung hoặc thay đổi hai bộ luật đă có là luật báo chí và luật xuất bản. Hai luật đă có này đều đă đi ngược lại tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1992 và cả các bản Hiến pháp có trước, nhất là Hiến pháp 1946. Bây giờ cần có luật cho phép tư nhân có quyền ra báo chí và lập nhà xuất bản chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước và chấp hành mọi luật lệ của nhà nước, không phải xin phép ai. Đó là điều mà nhân dân ta đă có ngay trong thời Pháp thuộc. Gần đây anh Nguyễn Văn Trấn đă viết một cuốn sách dài "Gửi Quốc Hội và Mẹ" cũng chủ yếu nói có điều này và tỏ ḷng ước vọng sao cho nhân dân ta được Dân Chủ Bằng Thời Pháp Thuộc ! Thật mỉa mai ! Báo chí sẽ được độc lập với Nhà Nước, không bị bất cứ một sự chỉ đạo, kiểm soát nào. Luật của ta (đă có) nhấn mạnh điều "không kiểm duyệt trước khi in", làm như đó là chứng tỏ sự dân chủ nghê gớm. Thực ra các cơ chế "thống nhất quản lư " báo chí của Đảng và Nhà Nước (chủ yếu là ở các cấp ủy và cơ quan của Đảng) c̣n gay gắt và ngặt nghèo hơn hàng ngàn lần là có kiểm duyệt. V́ có kiểm duyệt th́ t́nh h́nh nó lại rơ ràng và ṣng phẳng, hơn rất nhiều lần lối kiểm duyệt vô h́nh.

- Thực hiện điều này, trước hết là thực hiện được việc "Nhân dân có tiếng nói thực sự " và tiếng nói này trước hết là tiếng nói của các tầng lớp trí thức và lăo thành, có tiếng nói này được phát biểu mạnh mẽ th́ sẽ có một lực lượng đông đảo giám sát, ngăn chặn nạn tham nhũng và các tiêu cực khác mà ta có lập hàng trăm, ngàn cơ quan Ủy ban, Hội đồng... cũng không có tác dụng bằng mà c̣n làm cho tham nhũng càng phức tạp thêm.

- Có tiếng nói kiểu này là thực hiện việc giám sát các cơ quan nhà nước, và cả các cơ quan Đảng (và nhất là các cơ quan Đảng hiện nay không chịu bất cứ một sự giám sát nào, và đă có nhiều biểu hiện lộng quyền, muốn làm ngược làm xuôi thế nào, nói ngược, nói xuôi thế nào cũng được, cũng bắt người ta phải theo) có sự giám sát này mới thực hiện được đúng khẩu hiệu: Do dân, của dân, v́ dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Quốc hội hiện nay không làm được việc giám sát Chính phủ, không thực hiện được chức năng "quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước" mà thường bị Chính phủ "tiền trảm hậu tấu ", bị động. Quốc hội làm ra luật, nhưng làm ra luật để làm ǵ, nếu có nhiều người cứ làm ngược lại luật, làm sai luật, mà Quốc hội đành bất lực không có chút quyền lực nào can thiệp, th́ thành tích làm luật cũng bằng không.

- Thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí, mọi người hăng hái đua nhau phát biểu ư kiến về nhưng vấn đề đất nước, từ đó ta sẽ phát hiện được nhân tài, nhân dân sẽ phát hiện được người hay hay kẻ dở, giúp cho Đảng thu thập được nhiều ư kiến, phát hiện được nhiều vấn đề và phát hiện được nhiều nhân tài.

Có người ngại rằng tự do báo chí th́ sẽ tự do lung tung, lộn xộn, kẻ xấu kích động, kẻ thù lợi dụng, là mất ổn định chính trị. Sự sợ hăi đó là không căn cứ. Sự việc ở Thái B́nh về cơ bản là xuất phát từ nguyên vọng chính đáng, và sự bất b́nh cũng chính đáng của nhân dân.

Nếu ta cứ thiếu dân chủ th́ có nhiều kẻ địch sẽ kích động và lợi dụng mạnh hơn. Nếu ta thực thi dân chủ, th́ chính là một đ̣n đánh mạnh vào các thế lực thù địch và gây được nhiều cảm t́nh với nhân dân thế giới. Tŕnh độ dân chủ thế giới đă tiến tới tŕnh độ bầu cử tự do và phổ biến, nhân dân có quyền phản đối các bộ luật dự kiến thông qua, tuyên bố không chấp hành đạo luật nào đă thông qua mà ảnh hưởng xấu đến quyền lợi nhân dân.

Trong t́nh h́nh đó, thực thi dân chủ rộng răi và mạnh mẽ là ta tích cực ḥa nhập vào thế giới.

Trong khi ta đă có 400 tờ báo trong các tổ chức "được thống nhất quản lư", nếu có 1,2 tờ báo độc lập th́ sinh hoạt tư tưởng của xă hội sẽ sôi động và tốt đẹp hơn, các bậc trí thức, các vị lăo thành có chỗ phát biểu ư kiến. Đảng và Nhà nước có nhiều điểm tham khảo và ngăn ngừa, Đảng và Nhà nước sẽ tốt đẹp hơn lên, không cần có những vụ án gây xôn xao như vụ Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu và vụ đang quản thúc nhà thơ Bùi Minh Quốc.

Cho rằng thực hành dân chủ, sẽ mất ổn đinh chính trị là sự ngược đời. Chỉ có mất dân chủ, mở rộng tham nhũng, mới làm cho xă hội, nhân dân ấm ức, bất b́nh, từ đó xă hội không thể ổn định được.

2- Vấn đề thứ hai: Vấn đề bầu cử.

Bầu cử và ứng cử là một thể chế then chốt quan trọng của chế độ dân chủ. Thực hiện dân chủ tập trung cũng phải qua bầu cử, ứng cử. Bầu cử càng tốt, càng chính xác th́ chế độ dân chủ tập trung càng vững mạnh. Hơn bất cứ một lời kêu gọi nào ! Không thể không nh́n qua t́nh h́nh bầu cử, ứng cử của ta hiện nay. Ta đang nói nhiều đến "dân chủ trực tiếp" và "dân chủ đại biểu ", bàn về điều đó không có ư nghĩa ǵ, mà nh́n qua vào t́nh h́nh bầu cử, ứng cử của ta để đề xuất một thể chế tốt hơn, th́ hay hơn.

T́nh h́nh bầu cử và ứng cử của ta có mấy nét tóm tắt mà nhân dân ai cũng biết, ai cũng không tán thành, nhưng cứ phải làm theo:

- Rất coi trọng cơ cấu, định cơ cấu xong mới tính đến nhân sự. Trong cơ cấu th́ phải thỏa măn nhiều cân đối.

- Đảng viên, không đảng viên, địa phương, dân tộc, nam, nữ, tuổi trẻ. Trong khi dồn sức lực vào việc cơ cấu, tất yếu là rất ít chú trọng đến chất lượng người ứng cử.

- Việc đề ra tiêu chuẩn thường là chung chung, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được, không có những yêu cầu kiểm chứng cụ thể. T́nh h́nh này rất khó cho người bầu cử cân nhắc và lựa chọn. Mọi người đều "đi bầu cho xong việc" mặc cho các phương tiện tuyên truyền về "ngày hội ", nhưng không ai thấy trong ḷng ḿnh một tư "ngày hội " nào.

- Mọi phương án nhân sự đều do một trung tâm xếp đặt, chỉ đạo. Tất cả những người đi bầu chỉ biết làm theo. Dân đă có câu: "Đảng cử, dân bầu ", như vậy th́ ta hô "dân làm chủ ", nhưng thực ra chỉ có Đảng làm chủ thôi.

- Tuyên bố cho "ứng cử tự do ", nhưng không một ứng cử viên tự do nào được độc lập. Kết quả thường chỉ có vài người, gọi là ứng cử tự do, nhưng thường là không bao giờ trúng được.

- Chế độ "hiệp thương" ở Mặt Trận Tổ Quốc là một chế độ chắt lọc rất hữu hiệu để gạt tất cả những người ứng cử tự do không để họ có cơ hội lọt vào danh sách. Ai cũng biết thế, nên nhiều người dú có muốn ra làm việc cho dân cho nước, cũng chán nản mà co lại không muốn đua tranh. Việc quy định ở quốc hội, chỉ có 80% đảng viên là chứng tỏ một thiện chí của Đảng. Nhưng thế giới họ nhận xét: 70 triệu dân chỉ có 20% đại biểu trong quốc hội, c̣n 2- 3 triệu đảng viên lại có đến 80% đại biểu. Đó không phải là họ nói xấu, họ kích động, mà họ nói lên một sự thật. Theo cách nh́n của họ, ta không tán thành cách nh́n đó, nhưng cũng chẳng làm cách nào thay đổi được sự thật đó.

Đó là chủ yếu nói vế cuộc bầu cử quốc hội, nhưng chế độ bầu cử của ta ở trong Đảng hay ngoài Đảng, ở bất cứ cấp nào cũng đại khái thế cả. Tuyệt nhiên, không thể coi đó là một chế độ bầu cử dân chủ.

Tôi đề nghị một chế độ bầu cử, ứng cử có mấy điểm như sau, tạm đặt tên là "Bầu Cử Nhiều Ṿng" có thể thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành:

1- Việc giới thiệu ứng cử viên, không nên hạn chế ở một số cơ quan có quyền lực, mà nên thực hiện: nhiều ṿng giời thiệu:

- Ṿng một: Công bố yêu cầu của ứng cử viên (thay cho đề ra tiêu chuẩn) tôi xin nói sau, yêu cầu mọi người có liên quan giới thiệu danh sách. Tất nhiên sự giới thiệu sẽ đưa ra một số lượng khổng lồ. Ví dụ cần có 10 người, th́ danh sách giới thiệu có thể lên hàng ngàn.

- Ṿng hai: Trên kết quả của sự giới thiệu đó, công bố rộng răi (đến khắp mọi người có liên quan) và yêu cầu nói rơ là chỉ cần bầu có 10 người vậy mọi người giới thiệu hăy lựa chọn trong số hàng ngàn người đó lấy ra một danh sách độ 30 người. Và yêu cầu giới thiệu lại lần thứ hai một danh sách 30 người.

Sau khi trưng cầu thế rồi, tất nhiên danh sách vẫn có thể có quá nhiều, đến 80 - 100 th́ lại trưng cầu lần thứ ba, yêu cầu mọi người căn cứ vào danh sách đă tổng hợp lần thứ hai, chọn một danh sách giới thiệu 10 người. Sau đợt này th́ số danh sách c̣n lại độ 20 - 30 người hoặc 40 - 50 người là một số lượng có thể chấp nhận, đưa ra thành danh sách bầu cử. Tất cả mọi bước đều làm công khai, tất cả mọi người đều biết và đều theo dơi được quá tŕnh.

Như vậy là tất cả cử tri tham gia lập danh sách ứng cử viên, mà không phải bất cứ một sự hiệp thương nào, ở cơ quan nào cả. Cơ quan tổ chức, hoặc cơ quan bầu cử chỉ c̣n việc thẩm tra tư cách và yêu cầu của một số ứng cử viên có hạn, và không c̣n phải vắt óc t́m ứng cử viên. Như thế mới bỏ được tư tưởng "cơ cấu " mà v́ theo tư tưởng đó nhiều khi mọi người phải bầu những người hoàn toàn không xứng đáng. Ṿng 3, ṿng 4 là sự bầu cử trên một danh sách mà tất cả các cử tri đă tham gia cân nhắc và chọn lựa.

2- Về cái gọi là tiêu chuẩn ứng cử viên, tôi đề nghị bỏ khái niệm tiêu chuẩn v́ đă là tiêu chuẩn th́ phải đong đếm được, đằng này nêu những tiêu chuẩn với một con người cụ thể mà có nhiều cách tŕnh bầy khác nhau th́ nó rất mơ hồ và rất không chính xác, nó chỉ thích hợp với sự tùy tiện của những người có quyền lực quyết định: "Yêu nhau củ ấu cũng tṛn", thay vào đó nên đề ra "yêu cầu ", đại để như :

Yêu cầu về đức:

- Không phản quốc, không phạm tội, hoặc đă phạm tội nhưng đă được xóa án

- Có tinh thần tận tụy với công việc

- Có tinh thần tích cực học tập luôn cầu tiến

- Có tinh thần khiêm nhường, thân ái và quư trọng mọi người

- Ắn ở tử tế với ông bà, cha mẹ, vợ con, và những người xung quanh.

- Hiểu biết và tôn trọng đạo lư làm người

- Có ḷng trung thực, năng động trong công việc, biết chịu trách nhiệm về ư kiến của ḿnh

Yêu cầu về tài :

- Có tŕnh độ học vấn, có tŕnh độ kiến thức, chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn

- Có tinh thần khiêm tốn, trách nhiệm cao đối với công việc

- Có năng lực thuyết phục và động viên, thu hút mọi người say sưa với công tác chung.

- Có chính kiến rơ ràng về các công việc ḿnh phụ trách.

- Về tuổi, nên yêu cầu đối với cấp toàn quốc, đại biểu cần trên 40 tuổi, đối với cấp dưới và cơ sở, yêu cầu trên 30 tuổi, không nên tính chuyện "cơ cấu" những người ứng cử trên dưới 20 tuổi, thực chất là h́nh thức thực hiện trẻ hóa một cách máy móc.

Những yêu cầu trên không cần phân ra phần đức phần tài, v́ theo yêu cầu đó đều là những yêu cầu về phẩm chất một cán bộ lănh đạo và quản lư, những phẩm chất đó đều cần có những chứng thực cụ thể: thể hiện trong hành động hàng ngày của công việc đang phụ trách, ư kiến dư luận của những đồng nghiệp và của những công nhân viên dưới quyền, tuyệt nhiên không thể là một nhận xét suông của một người hay một cơ quan nào !

Những người ứng cử tự do, được quyền độc lập với các cơ quan quyền lực, tùy theo sự quan trọng của từng cơ quan từng cấp mà người ấy ứng cử, người ấy phải được một số chữ kư ủng hộ việc ứng cử của người ấy. Sau đó tên người ấy được nhập vào danh sách giới thiệu và được tham gia lựa chọn qua các ṿng.

Như vậy mới thật cụ thể cái gọi là "làm chủ của dân ". Nhân dân thực sự tham gia giới thiệu người ứng cử và được bầu cử thực sự tự do, thực sự có sự làm chủ, sự lựa chọn của ḿnh. Thực hiện việc này chỉ cần thời gian chuẩn bị lâu hơn, c̣n không có bất cứ sự bất tiện và sự giả dối nào.

Thực hiện việc dân chủ c̣n nhiều việc phải làm. Trên đây là 2 việc có thể làm được ngay và hoàn toàn có thể làm được không có bất cứ một sự phiêu lưu, mạo hiểm nào. Nếu ta thật sự tin vào nhân dân, th́ ta không sợ bất cứ một ư kiến xấu nào được dân chấp nhận, không sợ dân bỏ qua một âm mưu nào bằng lời và bằng người của các loại kẻ địch.

Tất nhiên c̣n rất nhiều việc làm để hoàn thiện một nền dân chủ mới, dân chủ xă hội chủ nghĩa. Nhưng đây là 2 việc cụ thể cần làm ngay và có thể làm được ngay, ít nhất là nó ngăn ngừa được những suy nghĩ và hành động làm tổn thương đến nền dân chủ của chúng ta mà bác Hồ và toàn dân ta đă tốn bao xương máu để xây dựng nên như ngày nay. Cần rất thấm thía sâu sắc lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là: "Độc lập mà không có tự do, hạnh phúc th́ độc lập cũng không có ư nghĩa "

Muốn có tự do, hạnh phúc phải có dân chủ !

Trần Độ