Bút kư Xuân Kỷ Măo 1999
I. V́ đâu tôi viết bài bút kư này
V́ nhiều lẽ.
Lẽ thứ nhất là : Thông thường mọi người, phần nhiều là người già, đầu xuân hay khai bút, làm thơ hoặc viết văn nói lên cảm nghĩ của ḿnh về mùa xuân. Các nhà văn hay viết văn, các nhà thơ làm thơ, các cụ không phải là nhà thơ cũng làm thơ. Mấy năm nay, nhà văn Hoàng Tiến đều viết "Cảm xúc mùa xuân" và đều gửi tặng tôi. V́ thế tôi là hội viên hội nhà văn, cũng muốn nghí ngoáy đôi ḍng nói lên nhiều điều ứ tràn trong người.
Lẽ thứ hai là : Kể từ ngày tôi được nổi tiếng là "..."chống"..." (Tuy không ai nói đến tên), và từ ngày bị được khai trừ th́ càng nổi tiếng hơn và rơ tên tuổi hơn. Tôi nhận được rất nhiều thư từ của nhiều người gửi đến. Có người là bạn quen, có người chưa quen. Thư là một bài viết, một tiểu luận, một kiến nghị, một khiếu nại, một tố cáo, một bài thơ. Có bài có ghi tên để gửi tôi, có bài không, có bài qua đường bưu điện, có bài cứ thấy được vứt vào nhà các con cháu tôi nhặt được đưa cho tôi. Có bài có nội dung liên quan đến tôi, hoặc hoan nghênh tôi ở điểm này, điểm khác, hoặc ngỏ ư muốn bổ sung cho tôi điểm nọ, điểm kia, hoặc ngỏ ư muốn thảo luận với tôi. Cũng có bài phê phán tôi. Tôi không có văn pḥng để có người "Công văn đi đến" nên tôi không thống kê và ghi chép ngày giờ được. Nhưng tôi nhớ đại khái là thời gian tôi nhận được được nhiều nhất là từ tháng 11 năm 1998 đến nay. Tôi không ghi được số lượng bản viết, có bản vài trang, có bản trên dưới chục trang. Tổng cộng số lượng có đến mấy trăm trang giấy. Nội dung th́ có thể thu xếp vào một số hồ sơ như sau :
- Hồ sơ quan trọng nhất là hồ sơ chống tham nhũng ở cấp cao, vụ thủy cung Hồ Tây.
- Hồ sơ về vụ án Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, vụ Nguyễn Trung Thành, vụ Bùi Minh Quốc.
- Hồ sơ về các góp ư về lănh đạo và xây dựng Đảng...
Tôi thấy trong các ư kiến đó, có nhiều ư kiến giống tôi, có nhiều ư kiến có thể bổ sung cho tôi. Tôi mơ ước có điều kiện thuận lợi gặp nhau (ví dụ có một h́nh thức Câu lạc bộ nhỏ nào đó, hoặc một cơ quan ngôn luận nào đó) th́ có sự trao đổi, tôi chắc chắn là tuyệt vời, vui vẻ và rất bổ ích, củng cố thêm an ninh Quốc gia. Nhưng tôi chỉ dám mơ ước như hồi nhỏ mơ ước làm vơ sĩ vậy thôi.
Một lẽ khác nữa là gần đây tôi được nghe thuật lại có một vị lăo thành trí thức phát biểu ở một hội nghị quan trọng, đặt vấn đề và t́nh h́nh thế giới và trong nước bây giờ đă thay đổi lớn lắm rồi, không thể dùng cách nh́n cũ mà nh́n được nó. Xu hướng toàn cầu hóa các mặt ở thế giới đang là xu hướng quan trọng chủ yếu. Ta cần đặt vấn đề nghiên cứu và xác định đường lối. Phải giải quyết vấn đề đường lối, chứ không thể chạy theo giải quyết những việc cụ thể, nó có hàng vạn, hàng triệu. Tôi rất tâm đắc ư kiến này. Ḍng suy nghĩ của tôi như được tiếp một sức mới, và tôi thấy có lẽ có nhiều người khác nữa cũng thấy như tôi.
Một lẽ nữa là trong năm vừa qua tôi xem ti vi, được xem nhiều phim của Trung Quốc (Lục Địa, Đài Loan, Hồng Kông) được đọc nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc (nhất là tiểu thuyết lịch sử - tiểu thuyết xă hội, tạp văn). Tôi thấy nhiều giá trị và tài năng ở các văn nghệ sĩ Trung Quốc (cả tư bản và xă hội chủ nghĩa). Tôi cứ ấm ức trong người rằng : Các văn nghệ sĩ Việt Nam, thanh thiếu niên Việt Nam tuyệt nhiên không thể kém hơn Trung Quốc. Vậy tại sao các tài năng Việt Nam không xuất lộ được để có những giá trị cao, đẹp ra đời ??? Cái tội làm thui chột tài năng trải qua nhiều thế hệ là tội nặng nhất trong các tội đối với nhân dân và tổ quốc.
Tôi nh́n h́nh ảnh các cháu nhỏ tươi vui, thông minh, nhanh nhẹn trên ti vi mà thấy thắt ruột, thắt gan với câu hỏi : Các cháu lớn lên có được hưởng hạnh phúc tự do và được tự do phát triển hay không hay lại chỉ có thể trở thành những con rối ? Công lao của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản lớn nhất là mang lại độc lập, tự do cho Việt Nam ! Vậy tự do đâu ? Mùa xuân ơi !
C̣n nhiều lẽ khác nữa, nhưng kể thế tạm đủ rồi.
II. Cảm xúc mùa xuân bắt đầu từ đâu ?
Hồi tôi 16 tuổi, mới học vỡ ḷng làm người cộng sản. Bài học vỡ ḷng đầu tiên của tôi là tổ chức và điều khiển một cuộc "Khai hội" (Ngày ấy chưa nói Hội nghị và Đại hội). Công việc quan trọng nhất trong công tác vận động và giác ngộ quần chúng là Khai hội. Mà Khai hội th́ nghị sự bao giờ cũng có năm tiết mục cố định :
- T́nh h́nh thế giới
- T́nh h́nh trong nước
Và sau đó:
- Linh tinh
- Phê b́nh
- Giải tán
Lúc ấy đi khai hội với quần chúng, bao giờ cũng phải được trang bị mục t́nh h́nh thế giới, hoặc do cấp trên cho, hoặc tự chuẩn bị lấy.
Có lần, sau cuộc khai hội ở làng tôi, một anh nông dân mời tôi về nhà uống nước chè xanh, ăn khoai luộc. Anh tỏ vẻ rất phấn khởi v́ tiếp xúc với cách mạng và biết nh́n ra được thế giới, thấy rơ thế giới quan hệ tới vận mệnh của ḿnh và gia đ́nh ḿnh. Anh ấy khen tôi "Có cái tinh thần rất cao" và anh hỏi tôi học ở đâu ? Và anh ấy yêu cầu tôi viết ra "Cái tinh thần" ấy cho anh ấy học với. Tôi nhớ rất kỹ kỷ niệm này. Do đó, bài này cũng phải bắt đầu từ t́nh h́nh thế giới.
Tôi được gặp và nghe (Có được học một ít) nhiều người đọc sách và báo chí thế giới thuật lại, th́ thấy những trí thức, học giả thế giới họ bàn và nhận định về thế giới ngày nay hay quá, lạ quá, mới quá, rộng quá, cao quá. Càng nghe họ, ḿnh càng thấy ḿnh "Ếch ngồi đáy giếng". Dù sao, tôi cũng thấy được trong thế kỷ qua (thế kỷ XX) có hai sự việc làm cho lịch sử loài người biến động lớn, tác động mạnh mẽ đến tiến tŕnh phát triển của loài người. Hai sự việc ấy có thể thể hiện ra thành mấy câu hỏi:
1- Tại sao ta dự đoán là Tư bản giăy chết, mà nó không chết, nó lại cứ phát triển mạnh hơn. Cả thế giới bây giờ đều phụ thuộc vào bảy tám nước mạnh nhất về kinh tế, văn hóa, xă hội và quân sự. Đời sống của nhân dân các nước ấy ngày càng cao. Giai cấp công nhân bây giờ là công nhân "Cổ trắng" và có đời sống cao hơn cả Nguyên thủ nước ta. Và những nước lớn ấy đều là nước Tư bản. Tại sao và thế nào?
2- Tại sao ta bảo "Nội dung của thời đại hiện nay là quá độ từ Tư bản chủ nghĩa lên Xă hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới" mà ở cuối thế kỷ th́ Chủ nghĩa xă hội lại biến mất ở tầm thế giới, đánh rụp một cái, trong vài năm từ thành tŕ Liên Xô, cho đến hàng chục nước khác nữa. Sự tan vỡ sao lại diễn ra nhanh gọn thế ? Tại sao ? Và thế nào ?
Thế giới đă có những lời giải đáp khác nhau. Việt Nam cũng có những lời giải thích. Những lời giải thích của Việt Nam có những điều quá mông muội, quá mơ hồ, quá hồ đồ. Chỉ có việc vác những khái niệm cổ lỗ để úp lên những thực tiễn quá lớn lao, quá sôi động. Sự giải thích như vậy trở thành những chuyện tiếu lâm trước các tầng lớp thanh niên. Bản thân những người tác giả của các lời giải thích cũng tự biết ḿnh chẳng bịp được ai. Nhưng v́ đă trót là người làm cái nghề "Nói lấy được," th́ cứ việc "Nói lấy được".
3- Có một câu hỏi cực kỳ quan trọng nữa mà phải giải đáp được rơ th́ mới có cơ sở trọng yếu mà vạch ra đường lối phát triển đất nước. Đó là câu hỏi: Đặc điểm quan trọng nhất của xu thế phát triển thế giới là ǵ?
Một điều hết sức hiển nhiên, ai cũng thấy là thế giới hiện nay không có hai phe nữa, mà đang h́nh thành những cực, những khu vực không có quan hệ hai phe, địch ta mà quan hệ phổ biến cần xây dựng là hợp tác, đua nhau và phụ thuộc vào nhau. Nhiều lĩnh vực xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh. Đó là toàn cầu hóa về kinh tế, tài chính, về văn hóa, về xă hội, về khoa học công nghiệp, về môi trường. Các vấn đề trên, không có một vấn đề nào mà một nước tự khép kín, dù cho nước lớn đến bao nhiêu, có thể giải quyết cho ḿnh được. Sự toàn cầu hóa có thể lan sang lĩnh vực chính trị, và chưa ai ước đoán là nó sẽ diễn biến thế nào ? (Hiện đă có vai tṛ Liên Hiệp Quốc và Nghị Viện Ấu Châu).
Sự thật hiển nhiên đó đang phủ nhận một cách phũ phàng cái thứ tư duy mông muội, là tư duy hai phe. Cái lư luận máy móc : "Địch khen th́ là ta xấu, địch chê th́ là ta tốt" quá lạc hậu này vẫn c̣n ngự trị ở một số đầu óc. Những đầu óc này không chịu được ai chê ḿnh nhưng lại sợ người ta khen ḿnh, vậy không biết họ muốn ǵ. Như đối với Việt Nam, có người chê là thiếu dân chủ. Theo logic trên, th́ ta "Thiếu dân chủ" là ta rất hay rất tốt rồi hay sao ?
Trong chiến tranh, công tác tư tưởng làm sao phân biệt bạn, thù, ta là cực kỳ quan trọng, mà cũng khá dễ dàng. C̣n ngày nay, ai là bạn, ai là thù ? Bạn ở đâu thù ở đâu, cần làm cho rơ. Khẩu hiệu "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi người" là một khẩu hiệu thực, hay chỉ là nói cho hay thôi, c̣n không cần làm bạn với ai cả ?
III. Cảm xúc xuân về đất nước ra sao ?
Đất nước Việt Nam có 4000 năm lịch sử có những thành tích dựng nước và giữ nước, có những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp. Đó là những điểm rất đáng kính trọng, và thế giới đă từng ngưỡng mộ. Trong thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng Sản đă lập những công tích rực rỡ xứng đáng với cha ông. Mặt thành công, thắng lợi, ta đă nói khá nhiều, sự khen tặng của thiên hạ, của bản thân ta cũng đă khá nhiều. Nhưng h́nh như ta chưa quan tâm đúng mức với các mặt trái của cuộc sống. Ví dụ thắng lợi vĩ đại của cách mạng và chiến tranh đă có một hậu quả hết sức nặng nề. Sự tàn phá, sự kiệt quệ tài nguyên, sự tổn thất và mất mát của hàng triệu gia đ́nh, hàng triệu bà mẹ. Ngày nay, sau thắng lợi ta phải chịu một gánh nặng hết sức lớn về những vết thương và tổn thất chiến tranh, gánh nặng phải đền bù những hy sinh, phục hồi những tàn phá, tổn thất. Và đó là một điều kiện khó khăn rất lớn cho việc phát triển kinh tế xă hội, và sự hàn gắn đoàn kết dân tộc.
Sự hạn chế về tŕnh độ, về kinh nghiệm của lực lượng lănh đạo trong phát triển kinh tế xă hội, không được coi trọng phân tích và nghiêm túc khắc phục. Cái kiểu tư duy : "Đă anh hùng trong chiến tranh và đă thắng được kẻ thù hùng mạnh, th́ bất kể khó khăn phức tạp nào cũng dùng chủ nghĩa anh hùng đó khắc phục dễ dàng". Đó là một thứ men say nguy hiểm!
Hiện nay ta đang đứng trước một loạt nghịch lư của đời sống xă hội, và sự quản lư xă hội.
Những nghịch lư này đang làm đau đầu bộ phận lănh đạo và làm day dứt, trăn trở hàng chục triệu con tim. Một loạt vấn đề về lư luận cơ bản và tư tưởng chính trị đặt ra mà chưa có phương hướng lư giải. Ư định của lănh đạo là phải xác định mấy nguyên tắc và định từ trước, rồi thôi không thảo luận nữa, ai tuân theo th́ được, không tuân theo th́ bị trừng phạt. Tôi vô cùng lo sợ cho ư tưởng này. Và điều đáng lo sợ không phải là lo sợ cho lực lượng lănh đạo không làm việc dẫn dắt đất nước đi lên, mà đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm
T́nh h́nh đất nước phải là một cảm xúc đầu xuân lớn nhất.
Ta đang sống trong một loạt nghịch lư hay mâu thuẫn như sau :
a) Trước hết là nghịch lư càng chống tham nhũng bao nhiêu th́ tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển ngày càng nghiêm trọng.
Về mặt chống th́ sự lên án đă hết sức nghiêm trọng : "Quốc nạn" "Nội xâm"... Về mặt tổ chức th́ có các ban chống tham nhũng gồm những người quan trọng. Về luật pháp th́ đă có luật, pháp lệnh. Quốc hội th́ kỳ họp nào cũng đầy dư luận phẫn nộ.
Thế mà nạn tham nhũng càng ngày càng rộng, lan ra khắp các ngành kể cả những ngành xă hội tốt đẹp của ta là giáo dục, y tế. Lan ra các địa phương, các ngóc ngách. Những vụ án tham nhũng ngày càng lớn. Tiền mất vào tham nhũng gần ngang ngân sách quốc gia : hàng chục ngh́n tỷ đồng, nạn tham nhũng c̣n leo lên ở cấp bậc cao nhất, ở đây có những vụ việc, nhân dân đ̣i giải tŕnh mà chưa ai giải tŕnh, hoặc chỉ giải tŕnh nội bộ. Trong khi lại có những vụ kỷ luật rất ghê.
Chưa ai đụng được đến nguồn gốc nguyên nhân của tham nhũng. Không t́m đến nguồn gốc th́ không chống được. Tôi mới được một tin ở một xă ở Nam Định có mấy ngh́n dân mà từ năm 1990 đến 1998 tham nhũng đă vét của dân hai ngh́n tấn thóc, một trăm cây vàng (kém 2 chỉ), 6,2 tỷ đồng bạc. Đây có phải là bóc lột không ? Có nặng không ? Và ai bóc lột ai ở đây ? Có phải chống tham nhũng là chống bóc lột không ?
b) Ta hô hào và kêu gào măi tinh giản biên chế cho bớt cồng kềnh, đỡ cho ngân sách, th́ từ năm 1993 đến 1998 biên chế nhà nước lại tăng 11%. Nhà nước biết là lương cán bộ nhân viên bị thiệt nhiều : hơn 30%, nhưng ngân sách chỉ bù được 20%. Cần giảm biên chế, nhưng yêu cầu giảm người mà tổ chức cứ măi tăng lên. Thêm đầu mối, thêm đơn vị lại thêm xây dựng và mua sắm. Một bài báo ở báo Nhân Dân 1991 có nói về t́nh trạng tài sản cố định của khu vực hành chính sự nghiệp cho biết số tài sản này chiếm 27% so với khu vực kinh doanh sản xuất, nhưng có những nhà cửa hư hỏng chưa sửa chữa được chiếm 700.000 m2, 2,25% tổng diện tích nhà cửa. Thế mà học sinh trung học có được 2,4 m2 đầu học sinh, c̣n học sinh tiểu học th́ chỉ có 0,15 m2 mỗi đầu học sinh. Mới đây nghe nói Thủ tướng lại quyết định cho mỗi huyện đều được xây nhà tạm giam (có người cho là đó cũng là nhà tù) th́ sẽ có ít nhất là thêm 500 nhà tù. Ngày xưa ta đă lên tiếng chửi đế quốc Pháp cai trị là "Nhà tù nhiều hơn trường học" Bây giờ ta lại làm cái việc mà ta đă chửi.
Ta hô hào nhân dân tiết kiệm : "Tiết kiệm là nghĩa vụ của toàn dân". Tôi nghĩ dân nói chung có ǵ đâu mà tiết kiệm. C̣n chỗ nhà nước có tiền th́ cứ tiêu vô tội vạ mà tiền đó cũng là của dân đóng góp.
Tại sao bộ máy đă cồng kềnh lại cứ ph́nh ra. Ngân sách đến bao giờ mới chịu đựng nổi sự tốn phí của bộ máy. Gốc gác vấn đề là ở chỗ cơ cấu bộ máy. Sao chưa bàn tới ? Lại nữa, ta nêu khẩu hiệu cải cách hành chính thực hiện "Một cửa, một con dấu" mà bộ máy lại quá nhiều cửa, nhiều con dấu. Thế th́ làm sao ???
c) Càng ngày xă hội càng nhiều tệ nạn, ta càng chống tệ nạn càng phát triển, các tệ nạn phổ biến là : Buôn lậu, trộm cắp, ma túy, thất nghiệp, mại dâm, trẻ em lang thang ăn mày
Mỗi tệ nạn lại có một quyết định chống, lại có tổ chức chống, và kinh phí chống. Đặc biệt có hai tệ nạn : thất nghiệp và măi dâm, trước đây ta cho nó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Ở ta không có chủ nghĩa tư bản mà h́nh như tệ nạn ấy phát triển không kém (có khi c̣n hơn) các nước tư bản chủ nghĩa. Nghịch lư này có là tại sao ?
d) Tại sao xă hội ta nhiều sự khiếu kiện, tố cáo. Đó là chưa kể ư kiến đóng góp kiến nghị mà đại diện chính phủ nói là mỗi năm có hàng chục ngh́n.
Rất nhiều giai thoại và "bi thoại" về đơn từ khiếu tố. Số đơn được giải quyết quá ít, số đơn lâu không giải quyết bị "hóa bùn" quá nhiều.
Hiện tượng khiếu kiện, tố cáo ngày càng nhiều nói lên t́nh h́nh ǵ ? Rơ ràng đó là t́nh h́nh "Ḷng dân không yên". Các nhà tư tưởng "Nói lấy được" sẽ giải thích "đó là hiện tượng, Hiện tượng ấy không phản ánh bản chất chế độ ta". Ô! Thế nó phản ảnh bản chất ǵ? và "bản chất tốt đẹp" của chế độ ta nó biểu hiện ra hiện tượng ǵ ?
Tôi không muốn và không dám, cũng không thể nói hết cảm xúc đối với toàn diện t́nh h́nh đất nước. Tôi chỉ muốn nói đến một số điểm nổi bật, rơ ràng, hiển nhiên ai cũng thấy, cũng day dứt lo lắng và muốn lư giải.
Trước t́nh h́nh phức tạp như vậy, t́nh h́nh tư tưởng chính trị của xă hội không thể ổn định. Nó tất yếu phải có diễn biến và diễn biến phức tạp. Tôi cũng đă biết có nhiều cách nhận xét, đánh giá. Đại khái có cách nhận xét đánh giá theo công thức cổ điển:
Đại đa số yên tâm, phấn khởi, tin tưởng. Có một số ít ở nơi này nơi khác, lúc này lúc khác chao đảo, dao động, giảm ḷng tin. Kẻ địch lợi dụng tuyên truyền chống ta
Công thức này mơ hồ nhưng rất cần thiết đối với một số người, không ai bác bỏ được và do đó nó rất không đúng và không dùng vào việc ǵ được.
Tôi nghĩ có lẽ có nhiều người có thể có nhiều ư kiến khác nhau nhận xét đánh giá. Tôi có được đọc một bản ư kiến của một vị lăo thành tôi không quen biết. Vị ấy có cách đánh giá, tóm tắt như sau.
T́nh h́nh tư tưởng chính trị trong Đảng viên có năm loại như sau :
- Loại nhiệt t́nh
- Loại ngoan đạo, chỉ biết yên tâm theo cấp trên
- Loại giảm ḷng tin
- Loại cơ hội
- Loại đi ngược
Ông cho rằng loại nhiệt t́nh là người tuyệt đối tin tưởng vào lư tưởng và học thuyết. Nhưng những người này quá trớn một tư v́ rơi vào loại đi ngược. Loại đi ngược quá đi một chút th́ trở thành thù địch, cả năm loại đều có sự xen kẽ và chuyển hóa. Chứ không thể phân biệt rạch ṛi. Ông ước lượng :
- Loại nhiệt t́nh có được khoảng 10-15%
- Loại ngoan đạo có đến 50%
- Loại giảm ḷng tin có 10-15%
- Loại cơ hội có đến hơn 20%
- Loại đi ngược có rất ít.
Tôi thấy cách đánh giá này có một hệ quy chiếu cũ và cứng nhắc, và cũng không giúp ta rút ra được vấn đề ǵ !
Tôi th́ tôi thấy tiêu chí để đánh giá nhận thức, tư tưởng chính trị hiện nay phải là t́nh h́nh nhận thức và suy nghĩ, có sự đối chiếu với t́nh h́nh thực tiễn xă hội ta và thực tiễn diễn biến của thế giới. Những thực tiễn đó cần đối chiếu với những nguyên lư và dự đoán mà ta đă học tập và thấm nhuần.
Sự đối chiếu này sẽ làm bật ra những sự khập khểnh nghiêm trọng. Nó đặt vấn đề ta phải nhận thức thực tiễn như thế nào. Tôi quan sát và theo dơi th́ tôi thấy, có ba loại nhận thức:
a) Có người đă thấy rơ là những nguyên lư và dự đoán cũ đă sai lạc hoàn toàn với t́nh h́nh thực tiễn trước mắt. Những màu sắc lư tưởng đẹp đẽ trước kia đă bị phai lạt hết và bị thay thế bằng những hiện thực rất chua chát và mỉa mai. Cách nhận thức này đi đến tâm trạng phẫn nộ và xuất hiện yêu cầu phải lư giải chính xác t́nh h́nh, dựa vào kho tàng trí thức của loài người cả ở Tây và ở Đông, cả kim và cổ để t́m hướng đi tương đối chính xác và thiết thực không thể bám vào những giáo điều cứng nhắc và cũ kỹ.
b) Loại thứ hai là có những người nhận thấy những mặt, những bộ phận, những khía cạnh thực tiễn mâu thuẫn với các giáo điều. Nhưng lại cho rằng đó là do những thực tiễn mới diễn biến và phát triển không đúng như những nguyên lư đă có, nên nảy sinh tiêu cực. Những nguyên lư cũ vẫn đúng. Phương hướng khắc phục hiện nay là phải kiên tŕ trở lại các nguyên lư đă có.
c) Có những người chỉ có một hệ quy chiếu duy nhất và cố định là những nguyên lư giáo điều đă h́nh thành từ ít nhất 50 năm trở về trước. Họ tuyệt đối và thành thật tin vào hệ quy chiếu đó, và do vậy chỉ có khả năng khuôn khổ tất cả thực tiễn hiện nay vào những nguyên tắc, quan điểm đă có. Có thực tiễn nào khác với nguyên tắc và quan điểm cũ và do lỗi của thực tiễn. Họ muốn bắt thực tiễn phải được sửa chữa cho phù hợp với nguyên tắc và quan điểm đă có. Những người này có điểm giống với những người ở điểm b nên chiếm một số đông tuyệt đối. C̣n thái độ của các người nói trên cũng có chỗ khác nhau.
Trong các người loại a và b th́ có người nhận thấy những sai lệch giữa nguyên lư và thực tiễn, th́ thẳng thắn và phẫn nộ nói lên những điều đó. Có những người th́ ấm ức trong ḷng, nhưng không nói ra, giữ im lặng, để chôn chặt trong ḷng tâm sự của ḿnh.
Có người không dám nói ra, không muốn nói ra, v́ phải giữ vững các điều kiện tồn tại và tăng tiến của ḿnh. Cũng có người th́ không thèm nói ra, v́ cho rằng nói ra không có ai nghe, nói ra vô ích và có hại cho ḿnh. Thế nhưng những người này cứ ôm lấy mối day dứt trong ḷng, cứ có những câu hỏi "tại sao," làm thế nào ? và không lời giải đáp. Thế là có một sự im lặng đáng sợ. Sự im lặng này cứ tiếp tục tiếp nhận các sự giảng giải giáo điều và dốt nát. Những người này cũng khó xếp vào loại "ngoan đạo" hay "cơ hội". Có người ngoan đạo chăng, th́ cũng ngoan đạo giả vờ, mà ngoan đạo giả vờ th́ cũng ít nhiều cơ hội rồi. Tôi không thể ước lượng được tỷ lệ các loại nhận thức. Nhưng qua sự quan sát và tiếp xúc của tôi, tôi đoán chắc rằng thực sự có những loại nhận thức khác nhau như vậy. T́nh trạng tư tưởng chính trị như vậy, không được giải quyết đúng đắn, th́ hậu quả của nó rất khó lường trước được thế nào ?
Cho nên vấn đề quan trọng, then chốt và thiết yếu là vấn đề đối chiếu thực tiễn với lư thuyết. Sự đối chiếu này không thể thực hiện tùy tiện và không thể giao cho bất cứ một người nào hoặc một nhóm người nào nhất là những người mà trong thực tiễn tỏ ra bị hạn chế và thậm chí ngu dốt. Làm việc này, chỉ có thực hiện một sinh hoạt dân chủ đúng đắn và trung thực. Bất cứ một sự không trung thực nào đều không t́m được ra chân lư và chắc chắn sẽ bị trừng phạt.
IV. Cảm xúc xuân hướng vào mùa xuân nào ?
Ta đang ở năm 1999, Kỷ Măo, là năm cuối cùng của thế kỷ XX. Ta chờ năm 2000. Năm 2000 là năm giao thừa giữa hai thế kỷ. Thông thường, ta đều mong muốn và chúc tụng nhau năm sau tốt đẹp hơn năm trước, gấp năm gấp mười lần. Năm 2000 là năm con Rồng. Theo biểu tượng th́ từ con Mèo mà trở thành con Rồng, sự lớn mạnh đó phải gấp 100, gấp 1000 lần. Ta không nên ảo tưởng như vậy, mà ta thử nh́n lại một cách b́nh tĩnh và thực tế xem Việt Nam ta trong năm con Mèo như thế nào ?
Tôi được biết và được tiếp xúc với nhiều ư tưởng nhận định đánh giá thực trạng nước ta, thực trạng bộ máy lănh đạo và quản lư của ta. Tôi chưa tổng hợp được, tôi muốn ghi lại một số ư tưởng đáng chú ư để tiếp tục suy nghĩ và trông chờ có sự thảo luận tổng hợp cho cẩn thận. Đây là những ư tưởng của sự khái quát tóm tắt, chứ không phải sự nhận định mô tả.
Về bộ máy lănh đạo và quản lư xă hội th́ có nhận định rằng : Bộ máy của ta có 3 đặc điểm :
1) cồng kềnh quá,
2) quan liêu quá,
3) bất lực quá.
Tôi quan sát thấy đúng như vậy. Chả thế mà nó tốn kém quá, nó chiếm nhiều tài sản của nhà nước quá (nhà cửa, trụ sở, pḥng họp, nhà khách, thiết bị giải trí, xe cộ sang trọng, đồ dùng hàng "Xịn"). Có người đă quan sát thấy quan chức nước ta sống sang hơn cả nhà tư bản của các nước lớn. Chả thế mà nó không đủ sức nắm được thực trạng t́nh h́nh, không phân tích và dự đoán được t́nh h́nh một cách chính xác, nó cứ phải thay đổi ư kiến luôn luôn. Nó cứ tồn tại, trong khi nhân dân ta gặp những khó khăn của ḿnh, phải kêu oan khiếu tố, nó không giải quyết hoặc không giải quyết được. Th́ ra Nó (bộ máy) chỉ v́ nó thôi, nó ít tác dụng v́ dân, do dân.
Đó là thực trạng đáng buồn. Trong bộ máy, nạn tham nhũng rất phổ biến. Mà tham nhũng th́ có thể có 3 cấp : Cấp thấp là những người lương không đủ sống, phải xoay xở, kiếm chác ít nhiều để sống và để nuôi gia đ́nh. Cấp vừa, là đă đủ sống rồi, nhưng muốn xoay xở để đời sống được cải thiện hơn, sung túc hơn một chút.
Cả hai cấp này đều có thể nguyên lượng và thông cảm, chỉ cần khiển trách cảnh cáo và phải có phương sách cải thiện đời sống toàn diện, chứ không phải chống tham nhũng mà giải quyết được. Cấp cao là những người có đời sống đủ cao rồi, nhưng c̣n muốn cao hơn, c̣n muốn chu cấp cho họ hàng, muốn dành cho con cháu của cải dồi dào. Bản thân th́ có nhà rồi muốn nhà sang hơn, có xe rồi muốn có xe nữa "Xịn" hơn. Đồ dùng cũng cần nhiều và sang hơn, tiếp khách cũng cần tiếp khách sang trọng, hào hiệp hơn, làm ăn th́ cần thu lợi nhuận càng ngày lớn hơn, tài sản tích trữ ngày càng nhiều hơn.
Trọng điểm chống tham nhũng là ở cấp cao này, nhưng lại rất khó chống v́ những người này bản thân đă cấp cao, ít nhất cũng là thân tín của cấp cao. Cho nên không tính đến nguồn gốc th́ dứt khoát là không chống tham nhũng được, đành nh́n bọn tham nhũng phá đất nước đến tan tành rồi cùng nhau... chết hết ! Muốn chống được tham nhũng phải cải cách bộ máy từ cơ cấu, vận hành và chất lượng, nhân sự.
Lại nói về tính chất của xă hội Việt Nam hiện nay :
- Có phải là nước XHCN không ? Hiển nhiên là chưa phải, chỉ là một nước lạc hậu, nghèo đói, đang bắt đầu phát triển thôi.
- Có phải là nước đang đi theo con đường tư bản không ? Cũng không phải. Lực lượng lănh đạo hiện nay đang cương quyết định hướng cho nó tránh con đường TBCN.
Nhưng trong xă hội hiện nay rơ ràng là đang có những yếu tố tư bản, lại có những yếu tố XHCN. Quả thật nước ta có những thành tích về giáo dục, y tế mà thế giới kiêng nể. Những thành tích đó đă xếp nước ta kinh tế th́ nghèo nàn vào loại nhất nh́, nhưng về xă hội th́ lại vào loại trung b́nh. Chúng ta lại có rất nhiều chủ trương trong các vấn đề xă hội như đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, từ thiện, lá lành đùm lá rách. Nhà t́nh nghĩa, quỹ t́nh nghĩa, quỹ cứu đói, quỹ cứu nạn...
Đó là những yếu tố xă hội chủ nghĩa rất đáng trân trọng. Ta chủ trương kinh tế nhiều thành phần kinh tế thị trường, học tập và sử dụng nhiều phương pháp tư bản chủ nghĩa, làm cho kinh tế trong một số năm phát triển khá nhanh. Đặc biệt ta có một thành tích kỳ diệu là từ chỗ thiếu gạo ăn trở thành nước xuất cảng gạo thứ nh́ thế giới. Điều đó thực chất là do nông dân được làm ăn tự do hơn, họ được tự làm chủ trong làm ăn hơn. Quyền đó của nông dân được lănh đạo chấp nhận. Cho nên ở đây cần thấy là lănh đạo thấy được quyền làm ăn của dân mà công nhận quyền đó th́ sẽ có thành tích lớn ngay. Bác Hồ xưa kia đă nói đến mấy chữ "Tự do làm ăn". Bảo đảm quyền ấy cho dân th́ lĩnh vực nào cũng sẽ có những thành tích phi thường cả, đặc biệt trong khoa học và văn học nghệ thuật. Chứ lănh đạo có tài thánh cũng không làm ra được một tấn gạo hay một bài hát, thậm chí có tài thánh cũng không định hướng, hướng dẫn cho từng ngành, cho các ngành được. Cái quyền tự do làm ăn ấy là kiểu tư bản hay kiểu XHCN. Tôi thấy nó là cả hai và nó cũng không phải là cả hai. Nó là đạo lư thông thường của người đời mà thôi.
Gần đây tôi t́nh cờ gặp một ư tưởng và một khái niệm thú vị : Đó là khái niệm "Tư bản quyền lực" và có người nói : "Tư bản quan chức" (Capitalisme momen klatura).
Th́ ra ngoài tư bản là tiền của ta, có cái quyền lực cũng trở thành tư bản (vốn) được. Là quan chức th́ có quyền lực, mà quyền lực lại là cái vốn để làm ăn!
Nước ta hiện nay chưa XHCN được, nhưng có những yếu tố tốt đẹp của CNXH ; không phải tư bản, nhưng rơ ràng là có cái thứ tư bản quyền lực và tư bản quan chức và đó là thứ tư bản quan liêu, tư bản hoang dă, dă man. Đó cũng là một sự thật. Có lẽ nhiều người sợ cái sự thật này. Nhưng tôi không có lư do ǵ để sợ nó cả.
Nh́n nhận t́nh h́nh đất nước hiện nay nhất thiết phải t́m kiếm phân tích cái sự thật này!
V. Mùa xuân đi về đâu ?
Tôi đă được biết rất nhiều người sốt ruột với những lời kêu ca và lên án các hiện tượng tiêu cực, cho rằng "Biết rồi, khổ lắm nói măi !" vấn đề là phải làm thế nào ? Có giải pháp nào để ra khỏi t́nh trạng này. Đúng, đây là vấn đề hết sức bức xúc. Các cơ quan lănh đạo cũng đă nhiều lần cảnh cáo rằng t́nh h́nh sẽ càng ngày càng khó khăn hơn, nhiều thử thách nghiêm trọng hơn, gay gắt hơn. T́nh h́nh đất nước đứng trước thử thách gay gắt thật. Mỗi người đều có một số ư kiến về giải pháp. Nhưng xét ra các ư kiến giải pháp (kể cả ư kiến giải pháp của lănh đạo) đều khó thực hiện và khó có hiệu quả, v́ nó chưa xuất phát từ những phân tích khoa học mới mẻ, sâu sắc và chính xác. Nó c̣n xuất phát từ sự nôn nóng, bức xúc, sốt ruột và nó c̣n mang nhiều nét tư duy cũ. Cho nên nó chưa hứa hẹn một triển vọng nào và nó chưa đưa ra lại cho mọi người một hào hứng nào. Tôi không thể không có điều kiện để đề xuất một ư kiến giải pháp nào. Tôi chỉ ghi lại hai ư kiến cảm xúc xuân như sau:
1- Giải pháp sắp đưa ra, phải là giải pháp chiến lược, nó phải là vấn đề đường lối khái quát bao trùm, nó sẽ làm phương hướng cho sự giải quyết các vấn đề cụ thể như phát triển kinh tế, quan hệ đối ngoại, cải cách bộ máy chống tham nhũng...
Đường lối mới ấy phải là đường lối xây dựng và phát triển đất nước, lấy đất nước, dân tộc tổ quốc là đối tượng cao nhất, mục tiêu cao nhất, nó phải thoát ra khỏi những loay hoay về định tính : XNCH hay TBCN, tả hay hữu, đỏ hay trắng, phản động hay cách mạng. Đường lối ấy là một đường lối đưa đất nước vượt qua thử thách, thoát khỏi khó khăn để đi lên. Đường lối đó phải đưa được đất nước đi lên phù hợp với đặc điểm phát triển của thế giới, ḥa nhập với những bước đi của khu vực và thế giới, phát huy được những yếu tố tốt đẹp XHCN đă có ở trong nước và những phương pháp, những công nghệ và kinh nghiệm của thế giới TBCN, của các nước dân chủ xă hội, khắc phục kiểu tư duy biệt phái : "Không phải là ta th́ là địch". Phải thực sự tôn trọng và thực hiện khẩu hiệu rất hay đă có là "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi người".
Mục tiêu chiến lược và tư duy chiến lược đó là cao nhất, nó cao hơn và bao hàm cả những nguyên tắc đă có như là : kiên tŕ lư tưởng XHCN; kiên tŕ chủ nghĩa Mác-Lênin ; vai tṛ của Đảng Cộng Sản..., chứ không ra ngoài và không ngược lại. Đảng Cộng Sản cần phải thu hút trí tuệ toàn dân để bồi bổ cho trí tuệ của Đảng và làm cho Đảng xứng đáng vai tṛ tác giả, tiền phong và tham mưu cho toàn dân tộc. Tôi cho đó là phương hướng tốt đẹp nhất.
Mục tiêu chiến lược và tư duy chiến lược phải đi đôi với vấn đề chiến lược nhân sự, chiến lược nhân tài. Chiến lược phải bảo đảm sự tuyển chọn được người có thực tài ở những vị trí thích hợp. Hiện nay ở rất nhiều vị trí có những người không xứng đáng, trái ngành nghề, không được đào tạo chuẩn bị, thậm chí có nhiều chỗ người kém lại lănh đạo chỉ huy người giỏi. Đó là v́ công tác tổ chức nhân sự chỉ tập trung vào cơ quan tổ chức của Đảng, lại quá phụ thuộc vào tiêu chuẩn chính trị và yêu cầu chính trị. Chiến lược nhân sự mới nên phát huy truyền thống của dân tộc : thực hiện phổ biến chế độ khảo thí, sát hạch, thi tuyển, nghe ư dân, dành cho dân quyền giám sát, quyền có ư kiến, có thông tin nhân sự quyền nhận xét và tham gia chọn lọc. Nhân sự không nên là vấn đề bí mật của một nhóm người.
2- Sau khi đă xác định mục tiêu chiến lược và tư duy chiến lược rồi, th́ nó sẽ là căn cứ, là chỗ dựa vững chắc để chỉ đạo tư tưởng cho các chính sách cụ thể : Về kinh tế, về đối ngoại, về văn hóa, về an ninh quốc pḥng, về các vấn đề xă hội và những chính sách cụ thể về ḥa hợp, đoàn kết dân tộc, một cách nhất quán cả nói và làm.
Được như thế, sẽ mau chóng khôi phục ḷng tin và tinh thần đoàn kết toàn dân, tạo nên hào hứng mới và sức mạnh mới.
Trong t́nh h́nh có rất nhiều mặt mâu thuẫn, có rất nhiều mối quan hệ phức tạp, ta phải dự đoán mỗi chính sách, mỗi giải pháp đều sẽ có mặt được, mặt không được (hoặc là mặt thiệt, mặt mất) mặt phải trả giá. Có khi mặt được lớn hơn, mặt mất nhỏ hơn. Nhưng cũng có khi mặt được nhỏ hơn, nhưng lại không có không được, th́ vẫn phải chấp nhận. Cần có những dự đoán như vậy để cân nhắc mỗi chính sách, có đạt được mặt được lớn tối đa và mặt mất, thiệt nhỏ đến mức thấp nhất. Phải dự đoán mỗi chính sách của ta được cái ǵ đó, th́ cũng phải trả giá một cái ǵ đó. Ta cần cân nhắc tính toán để sự trả giá là nhỏ ở mức ta chịu đựng được, xứng đáng với cái ta được. Cái được và cái phải trả giá phải có sự đồng thuận của nhân dân và của đối tác. Tuyệt đối không nên ảo tưởng là mỗi chính sách ta đưa ra là chỉ có được và hoàn toàn được, không muốn trả giá chút nào. Ví dụ tự do ngôn luận có nhiều cái được, nhưng cũng phải trả giá là có nhiều khó chịu. Tự do bầu cử cũng có nhiều cái được và cũng phải có cái phải trả giá là ta không thể tự tung tự tác 100%...
Trần Độ