Một chiến
lược dân chủ hoá để chống tham nhũng
Trần
Độ
I.
Tham nhũng là ǵ ?
1- Tham
nhũng không chỉ là một tệ nạn xă hội, mà
thật sự nó đă thành kẻ thù của mọi
tầng lớp trong xă hội, kẻ thù của cả dân
tộc, cả đất nước.
Sự
phân tích về những xấu xa, tệ hại của tham
nhũng cũng đă khá nhiều, khá đầy đủ.
Những chữ dùng như "Quốc nạn",
"giặc nội xâm" đă thật chính xác và cũng
là tột cùng rồi. Cũng đă có rất nhiều
những lời lên án, những kêu gọi, những nghị
quyết , những quyết định , những chỉ
thị, những nhắc nhở; lại c̣n có cả
những tố chức và các cuộc vận động
chống tham nhũng nữa. Không phải chỉ có thế,
c̣n có cả những vụ kỷ luật, những
cuộc trừng phạt, nhất là những vụ án, không
ít án tử h́nh và chung thân, những bắt buộc bồi
thường... những việc đó đă có tiếng vang
ở trong nước và ngoài nước.
Nhưng
cho đến nay th́ h́nh như dư luận xă hội
cũng đă chán ngán, không c̣n muốn nói nhiều
đến nó nữa. Nạn tham nhũng th́ vẫn chưa
có dấu hiệu nào tỏ ra đă bị đẩy lùi.
Không khí xă hội vẫn chưa trút bỏ được
nỗi "day dứt" và "nhức nhối"
về nạn tham nhũng. Những tố cáo gay gắt
đối với những nhân vật tham nhũng vẫn
bị d́m vào trong im lặng. Việc xử lư vẫn cố
giữ thế cân bằng : vừa trừng phạt kẻ
tham nhũng, lại vừa trừng phạt và cảnh cáo
những người tố cáo, làm cho sự tố cáo
một hồi rộ lên, rồi lại thấy yếu
dần đi. T́nh trạng và tŕnh độ tham nhũng
vẫn y nguyên như cũ.
2-
Sở dĩ tham nhũng làm cho toàn xă hội bực bội
và căm ghét là v́ nó có cả Tham và Nhũng. Tham là sự
ăn cắp và ăn cướp trong đó chủ yếu
là cướp ngày (cướp đêm là giặc,
cướp ngày là quan) là các quan ăn cắp và ăn
cướp lấy bao nhiêu của cải của nhà
nước, mà của nhà nước tức là của dân
đóng góp vào. Cải thiện một mức lương
cho những người ăn lương, ngân sách phải
chi hơn 5.000 tỷ, mà một vụ tham nhũng ngân sách
nhà nước cũng tổn thất hàng chục ngh́n
tỷ. Thế th́ cái món "cướp ngày" rất là
ghê gớm, không thể không căm ghét. V́ biết bao nhiêu
đóng góp của dân cho đủ một vụ tham ? ? ?
Tham th́ như thế, nhưng c̣n Nhũng cái nhũng nó
lại càng rộng răi, càng đụng đến cuộc sống
hàng ngày của mỗi người trong nhân dân. Đó là
sự phiền hà, ngăn trở, dối trá, lừa
lọc, hành hạ của các người có chút quyền
lực của các cơ quan có quyền lực! Xin phép làm
một việc ǵ, xin chứng nhận một điều
ǵ, xin việc làm, xin đi học, xin chữa bệnh, xin
ra nước ngoài... bất cứ việc ǵ cũng
đều phải có tiền. Trong xă hội đă có
một sự công nhận hiển nhiên, muốn làm việc
ǵ th́ việc "đầu tiên" là phải có tiền,
mỗi việc đă có thang giá (bareme) tiền
được truyền khẩu nhau rất rơ ràng và công
khai, một công việc muốn được việc càng
bị đẩy sang nhiều khâu để
được nhiều người được ăn
tiền th́ càng tốt và mới có hiệu quả. Rồi
có những khâu công việc được sáng tạo ra thêm
để cố kiếm tiền lời : như
trường học quy định học sinh phải may
đồng phục theo đúng kiểu và mẫu vải
của nhà trường. V́ nhà trường có thợ may và
vải đúng mẫu bán; chữa bệnh phải mua
thuốc chỗ người bán được giới thiệu
v.v... Chế độ ta đầy ưu việt trong các
vấn đề xă hội là giáo dục và y tế th́ chính
trong các khâu giải quyết công việc của chữa
bệnh và đi học lại bị hành hạ hơn
cả. Rồi đến việc quản lư thị
trường, thu nộp thuế, việc môi trường
mỹ quan, yêu cầu xanh, sạch, đẹp, trật
tự đường phố, trật tự giao thông.
Những người dân nghèo là những người bị
nhiều hăm doạ và hành hạ hơn ai hết. C̣n
một nạn nhũng phức tạp nữa là các
người, các cơ quan nắm pháp luật lại cố
t́nh làm sai pháp luật (tiêu biểu như vụ án
Dương Thị Nga ở quận Hoàn Kiếm tháng
11-1999). Hoặc những người có quyền lực v́
dốt hoặc v́ những lẽ khác nên có những
quyết định sai hoặc bất công, rồi cố
t́nh đun đẩy cho người khác, gây nên những oan
khuất mà nhiều người bị oan đi kêu rêu hàng
chục năm ṛng vẫn không xong. Một cuộc sống
luôn bị hăm doạ và hành hạ th́ làm sao gọi là
một cuộc sống yên vui cho được. Cho nên bên
cạnh cái nạn Tham th́ cái nạn Nhũng làm cho ai nấy
đều phải day dứt và nhức nhối.
II.
Tại sao có tham nhũng và chống tham nhũng lại khó ?
Đến
đây cần phải cùng nhau lư giải một điều
quan trọng này, rồi sẽ bàn tiếp sau.
Tại
sao lại có tham nhũng ? Và tại sao tham nhũng lại
cứ phát triển, tại sao chống tham nhũng không có
hiệu lực, càng chống nó lại càng tồn tại và
phát triển ? ? ?
Mấy
cái tại sao này có liên quan chặt chẽ với nhau !
- Có
phải v́ có một số cán bộ, đảng viên thoái
hoá biến chất không ? ? ?
- Có
phải v́ kẻ địch âm mưu diễn biến hoà
b́nh có các thủ đoạn phá hoại ta không ?
- Có
phải cơ chế thị trường có mặt trái
của nó mà ta không khống chế được
để nó tác hại không ? ? ?
- Có
phải v́ thu nhập chính thức của cán bộ công nhân
viên nhà nước quá thấp không đủ sống, nên
mọi người phải xoay sở ?
Có
thể một số "nhà lư luận" có lập
trường gang thép thuyết minh về các nguyên nhân nói trên
một cách hùng hồn, có cả những chứng minh
cụ thể.
Nhưng
cuộc sống thực tế lại chứng minh một
cách rơ rệt là mấy câu trả lời đó là không
đúng. Con quỷ tham nhũng nó cứ như Phạm Nhan
trong truyền thuyết cổ tích : chặt đầu này
nó lại mọc đầu khác. Trong khi ta t́m những cán
bộ tài đức vẹn toàn th́ hết sức khó
khăn và hiếm hoi. Mỗi cái "có phải" kể
trên đều có một chút tác động cả, nhưng
không thể là nguồn gốc sâu xa của nạn tham
nhũng.
Tai
hoạ tham nhũng có những nguyên nhân cụ thể,
trước mắt, nhưng nó có nguồn gốc sâu xa
hơn, đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Đại
hội VI của Đảng Cộng Sản năm 1986 có
nêu lên một ư kiến là nguyên nhân của những nguyên nhân
các khuyết điểm là công tác tổ chức. ư kiến
đó được các bậc lăo thành và rất nhiều
người tán thưởng.
Nay phân
tích tai hoạ tham nhũng, nếu không t́m ra nguồn
gốc, tức là nguyên nhân của mọi nguyên nhân th́ không
thể đề ra biện pháp chống có hiệu quả
được.
Để
thấu đáo vấn đề này, phải có những công
cuộc phân tích kỹ và sâu các vấn đề lịch
sử, các vấn đề học thuyết triết
học, các vấn đề chính trị, xă hội học
và tâm lư học.
Ở
đây, một bài phát biểu ư kiến nhỏ không làm
được việc to lớn đó. Ở đây
chỉ nêu lên một ư kiến khái quát từ thực tế
cuộc sống từ những hiện tượng
hiển nhiên mọi người đều biết và
từ những ư kiến nghe được nhiều
từ trong nhân dân.
Một
nguồn gốc quan trọng và to lớn sâu sắc của
tệ tham nhũng là có sự lạm dụng quyền
lực. Một sự thật hiển nhiên là chỉ có ai có
quyền lực mới có thể tham nhũng, có quyền to
th́ tham nhũng to, có quyền nhỏ th́ tham nhũng nhỏ.
Nhân dân Thái B́nh rất thông minh và thâm thuư, khi đấu tranh
chống tham nhũng ở cơ sở, tập trung hỏi
các cán bộ lănh đạo của Đảng và chính
quyền là :
-
"Các ông cho chúng tôi biết là các ông làm thế nào mà các ông
giàu nhanh như vậy ? Các ông cho chúng tôi kinh nghiệm
để chúng tôi cũng làm giàu với !"
Quả
là cái kinh nghiệm "dùng quyền thế" là không
thể truyền cho những người không có quyền
thế được.
Những
sự lạm dụng quyền lực lại có nguồn
gốc sâu xa của nó. Đó là những thể chế
đă tạo ra những điều kiện, những hoàn
cảnh làm cho người ta t́m được quyền
lực và tự do dùng được quyền lực
đó.
Đó là
những thể chế quyền lực không có cơ
chế ḱm hăm và giám sát. Những thể chế đó
lại là con đẻ của một hệ thống chính
trị và sự vận hành của hệ thống đó.
Nguyên lư của hệ thống chính trị này là Đảng
lănh đạo tuyệt đối, toàn diện, triệt
để và độc tôn. Tất cả các tổ chức
nhà nước, các tổ chức xă hội đều do
ngân sách (tức là do nhân dân đóng góp) đài thọ và
đều chỉ là công cụ xoay quanh Đảng, do
Đảng chi phối, sử dụng; chỉ có nhiệm
vụ phục tùng và chấp hành mọi ư kiến của
Đảng, quy về danh nghĩa th́ vẫn có cái mác
"của nhân dân". Những thể chế nói trên là
thể chế tạo điều kiện cho người
ta tự do và dùng thủ đoạn để t́m kiếm
quyền lực và khi có quyền lực th́ tự do và tuỳ
tiện dùng nó để mưu lợi và làm giàu.
Nói
gọn lại th́ đó là những thể chế không dân
chủ và tệ hơn là phản dân chủ. Những
thể chế đó không để cho người dân
được chút quyền nào để ḱm hăm và kiểm
tra những người có quyền lực. Người dân
chỉ có việc đi kêu xin và được những
người có quyền lực ban phát ân huệ. V́ vậy
mấy chữ quyền làm chủ của dân chỉ là
những chữ có tính hài hước và mỉa mai rất
cay đắng. Khi người viết bài này chú ư
đến một văn kiện quan trọng của nhà
nước đó là "pháp lệnh chống tham
nhũng". Đọc kỹ th́ thấy pháp lệnh
cũng chứng minh rơ rệt cái nguồn gốc nêu trên :
Lạm dụng quyền lực :
Điều
3 của pháp lệnh liệt kê những hành vi tham nhũng,
kể ra 11 hành vi th́ đến 7 hành vi có tên "lợi
dụng và lạm dụng chức vụ", c̣n 4 hành vi
khác th́ cũng chỉ có thể có ở những người
có chút quyền thế nào đó.
Điều
13 liệt kê những việc cấm làm (9việc) th́
cũng nói rơ là những việc cấm người có
chức vụ quyền hạn (v́ ai không có chức có
quyền) th́ không thể làm việc tham và nhũng
được.
***
Lập
ra bộ máy nhà nước để quản lư xă hội,
th́ bộ máy đó phải có quyền lực. Nhưng mà dân
làm chủ th́ phải có cơ chế cho dân giám sát và
kiểm soát quyền lực đó v́ hiến pháp đă ghi là
"Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân,
tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân..." (Điều 2- Hiến pháp 1992). Thế
mà không có một thể chế nào, một cơ chế nào
bảo đảm cho nhân dân thực hiện cái quyền cao
quư đó. Ngược lại Hiến pháp lại ghi ở
Điều 4 là "Đảng Cộng Sản Việt
Nam... Là lực lượng lănh đạo Nhà nước và
xă hội". Thế th́ chỉ có Đảng, Đảng
là trên cả nhà nước, trên cả nhân dân, và đó là
nguyên lư phản dân chủ lớn nhất.
III.
Vai tṛ của Đảng Cộng Sản
Đến
đây lại phải nói về Đảng Cộng Sản
và vai tṛ của Đảng Cộng Sản.Trải 3
phần tư thế kỷ qua, lịch sử đă
khẳng định rơ ràng vai tṛ quan trọng của
Đảng Cộng Sản trong việc tổ chức,
động viên toàn dân và lănh đạo của hai cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, nước
nhà độc lập và thống nhất. Điều đó
đă mang lại vinh quang cho Đảng một cách hiển
nhiên. Cũng có điều hiển nhiên khác là : Thắng
lợi và vinh quang ấy của Đảng đă phải
trả bằng một cái giá khá cao và rất cao : đó là
sự hy sinh gian khổ và tính mạng của hàng vạn
Đảng viên của Đảng. Đó cũng là
những bất hạnh ghê gớm giáng xuống đầu
của hàng triệu gia đ́nh nhân dân mà hậu quả cay
đắng ngày nay cũng có thể c̣n gặp luôn trên báo chí
và trên khắp nẻo đường đất
nước. Trong đó có cả những bất hạnh gây
nên bởi những sai lầm, thất bại của
Đảng( sẽ nói tiếp sau đây).
Nhưng
có điều Đảng đă làm cái việc tự khen
ḿnh tự biểu dương cái vẻ vang của ḿnh quá
cao, quá nhiều và quá lâu. Điều đó cũng che
lấp đi một sự thật cũng hiển nhiên khác
là bên cạnh sự đúng đắn thắng lợi,
trong lịch sử của ḿnh Đảng cũng mắc
không ít sai lầm và có những thất bại nặng
nề. Nhưng v́ cuối cùng th́ thắng lợi của ta
lớn quá, cho nên những sai lầm và thất bại
đó bị che lấp và quên lăng. Và cũng bởi v́
Đảng lại dùng phép biện chứng chứng minh
rằng : mỗi lần thất bại, Đảng
vẫn thu được thắng lợi lớn : đó là
bài học kinh nghiệm tiến lên. Nhưng thực ra có
những khuyết điểm sai lầm của
Đảng mang tai hoạ cho toàn dân tộc, tàn phá số
phận của hàng vạn gia đ́nh và hàng triệu con
người. Đó là những thất bại của Xô
Viết Nghệ Tỹnh (1930), của khởi nghĩa Nam
kỳ\(1940). Đó là sai lầm của cải cách ruộng
đất (1955- 1956), cuộc cải tạo xă hội
chủ nghĩa. Đó là sai lầm về đường
lối của Đại hội IV sau toàn thắng, làm
cả dân tộc rơi vào khốn đốn; đó là sai
lầm tuỳ tiện nhập vào tách ra các địa
phương tốn kém nhiều tiền và ngăn trở
phát triển; sai lầm của những vụ án oan mà
Đảng đă xử lư một cách tuỳ tiện
độc đoán cũng tác hại cho xă hội không kém,
càng về sau sự thật càng chứng tỏ những
vụ án đó là oan sai, chỉ có cải cách ruộng
đất là có sự "sửa sai" đàng hoàng. Tuy
vậy sửa sai cũng chỉ làm cái việc hốt
lại bát nước đă đổ xuống đất.
C̣n các vụ khác, đảng lẳng lặng sửa sai tí
chút, nhưng cứ lờ đi không công khai tuyên bố rơ
sai lầm và sửa sai. Đảng cứ làm ra vẻ
"không bao giờ có sai lầm" và mọi việc làm
nho nhỏ để sửa sai th́ lại chứng minh là
"tinh thần nhân đạo khoan hồng cao cả"
của Đảng ban phát cho các nạn nhân. Thậm chí có ai
công khai nói lên sự sửa sai đó, Đảng c̣n kỷ
luật khai trừ nữa. Đảng luôn luôn t́m mọi
cách để chứng tỏ (nhất là hệ thống
công tác tư tưởng văn hoá cứ nói lấy
được) rằng : Đảng Cộng Sản
chỉ có thắng lợi, hết thắng lợi này sang
thắng lợi khác, chỉ có sáng suốt và tài t́nh; có
thất bại cũng thắng lợi, có sai lầm
cũng sáng suốt, tài t́nh, không bao giờ có thất
bại, không bao giờ có sai lầm. Chính v́ thế
đảng cả cố ư cả vô t́nh cứ che dấu
những cái sai lầm khuyết điểm một cách có hệ
thống. Trong khi ấy nguyên lư xây dựng Đảng là
"lấy phê b́nh và tự phê b́nh làm quy luật phát
triển của Đảng". Đảng tạo nên
một thói quen : cứ nói một đằng làm một
nẻo, đến nỗi thói quen ấy trở thành nét
chủ yếu và bản chất của Đảng; nhân dân
không thể gửi được ḷng tin của ḿnh vào
đảng nữa.
Đảng
Cộng Sản Việt Nam có một lịch sử vẻ
vang rực rỡ thật, nhưng Đảng khai thác quá
mức, quá lâu cái vẻ vang đó và cứ t́m cách không
thừa nhận thậm chí che dấu các sai lầm và
thất bại của ḿnh. Như vậy th́ chỉ làm
tổn thương và xói ṃn cái vẻ vang rực rỡ
của ḿnh, hơn nữa lại phản lại nguyên
tắc của ḿnh là không chịu phê b́nh và tự phê b́nh.
Mong rằng Đảng nhận rơ nguyên lư này.
***
Hiện
nay đảng đang thực hiện việc "lănh
đạo tuyệt đối" thực chất là
độc tôn chuyên chế phản dân chủ. Đảng
cũng tự cảm thấy ḿnh không dân chủ, cho nên
phải ban hành chủ trương quy chế dân chủ
cơ sở, làm như chỉ có mất dân chủ ở
cơ sở thôi. Trước đây trong chiến tranh
giải phóng, yêu cầu của cuộc sống chiến
đấu là chí căm thù, ḷng dũng cảm, chí sẵn
sàng hy sinh chịu đựng gian khổ. Lúc đó
đảng Cộng Sản và những đảng viên
của ḿnh đă là tiêu biểu xứng đáng cho những
yêu cầu đó. V́ thế đảng là niềm tin và ánh
sáng của nhân dân.
Ngày nay
trong cuộc sống hoà b́nh và xây dựng, yêu cầu
cuộc sống là trí thức là chuyên môn, là sự công
bằng, trung thực. Đảng Cộng Sản với
hệ thống chính trị như trên, và Đảng
nắm trọn quyền lực, liền theo đó là các
thứ quyền lợi, th́ nhân dân thấy Đảng khác
đi rồi. Đảng càng cố chứng minh là của
nhân dân, v́ nhân dân, th́ cuộc sống lại càng chứng
minh ngược lại. Đảng có thể giữ
vị trí trong hệ thống chính trị, nhưng không
giữ được vị trí trong ḷng dân. Càng ngày
đảng càng tỏ ra không tiêu biểu cho trí tuệ,
sự công bằng và trung thực. Thực ra đảng
đă phải lo ngại về cái mất dân chủ của
ḿnh, nên giới lư luận chính thống đă phải
tổ chức hội thảo vấn đề : Một
đảng lănh đạo có thể có dân chủ
được không ? Như vậy là đă cảm thấy
ḿnh kém dân chủ phản dân chủ ; phải t́m ra cái lư
luận nói rằng Đảng lănh đạo độc
tôn cũng vẫn dân chủ được. Khốn
khổ thế !
Trong
cuộc thảo luận ở một báo cáo đề
dẫn có nêu lên rằng : Chế độ một
đảng duy nhất cầm quyền có những trở
ngại và nguy cơ như sau :
1-
Chủ quan, duy ư chí và quan liêu trong xác định chủ
trương đường lối.
2-
Đảng dễ áp đặt ư chí của ḿnh với Nhà
nước và xă hội sắp đặt người
của đảng vào các cơ quan Nhà nước và các
đoàn thể xă hội, tự đặt ḿnh lên trên nhà
nước và pháp luật, bao biện làm thay công việc
của Nhà nước mà không chịu trách nhiệm pháp lư nào
về trách nhiệm cuả ḿnh.
3-
Hệ thống các đoàn thể xă hội có thiên
hướng về Đảng (nịnh đảng,
chỉ chấp hành nhiệm vụ trước
đảng) hơn là làm tṛn trách nhiệm đại
biểu cho nguyện vọng, lợi ích của đoàn viên,
hội viên mà ḿnh là đại diện.
4- Các
đảng viên có chức có quyền đă sa vào đặc
quyền, đặc lợi, tham nhũng, cửa quyền
gây phiền hà cho dân.
5-
Người dân rất khó kiểm tra, giám sát
được các cơ quan có quyền lực (gồm toàn
người của Đảng)
6- Dân
chủ xă hội bị vi phạm quá mức th́ sẽ
đổ vỡ tất cả (từ chính quyền
đến đảng)
Thực
ra, đó là những sự thật đang diễn ra và
đă diễn ra, những sự thật cay đắng nói
lên t́nh trạng phản dân chủ, chứ chắng phải
nguy cơ ǵ nữa. Có điều sự đổ vỡ
là nguy cơ có thật.
Các
"nhà lư luận" nêu lên một lập luận là
một Đảng lănh đạo cũng có thể dân
chủ được và nêu lên là cần phải có các
điều kiện. Các điều kiện nêu lên rất
mơ hồ và trừu tượng, ví dụ :
-Phải
là Đảng chân chính cách mạng
-
Phải có dân chủ trong Đảng.
-
Phải có trí thức, năng lực, bản lĩnh cao.
-
Phải có phương thức tổ chức và lănh
đạo đúng đắn v.v..
Đề
ra điều kiện như thế rồi Đảng
cứ tự nhận là ḿnh đă có đầy đủ
điều kiện như thế và yên trí như vậy
để duy tŕ sự lănh đạo độc tôn của
ḿnh th́ ai biết đấy là đâu ? ? ?
Trong
chiến tranh giải phóng, Đảng đă từng là tiêu
biểu cho sự hy sinh, ḷng dũng cảm chiến
đấu và đă hưởng cái vinh quang ấy rồi.
Ngày nay trong hoàn cảnh xây dựng đất nước,
trong t́nh thế cả thế giới và nhân loại đang
biến động. Có thể nói chắc rằng
Đảng dù có 3 triệu đảng viên cũng chỉ là
1/25 toàn dân tộc, không thể là nơi tập trung hết được
trí tuệ của dân tộc, không thể được
toàn dân tộc thừa nhận như vậy.
Trong
một cuộc hội thảo có một đồng chí lăo
thành đă đặt ra 3 câu hỏi :
1-
Hiện nay Đảng Cộng Sản có phải là nơi
tập trung và tiêu biểu cho trí tuệ của toàn dân
tộc không ?
2- Ban
chấp hành Trung ương của Đảng có tập
trung và tiêu biểu được cho trí tuệ của toàn
Đảng không ?
3-
Bộ chính trị hiện nay có tập trung và tiêu biểu
cho trí tuệ của toàn trung ương không ?
Với
t́nh h́nh trong Đảng hiện nay có tới 1/3 là các
Đảng viên lăo thành mà toàn dân tộc đă có hàng
nhiều triệu trí thức cũ và mới ; th́
người đặt câu hỏi như trên tức là
vừa đặt câu hỏi đồng thời đă
trả lời là "không" rồi.
Vấn
đề là ai là người đánh giá Đảng với
những điều kiện như vậy ? Trong khi
Đảng bắt mọi người phải nói một
lời ; trừng phạt và bỏ tù tất cả
những người nói khác.
Cứ
thực hiện phản dân chủ rồi rêu rao là dân
chủ tuyệt vời mà không ai được nói khác.
Những nguy cơ và trở ngại mà hội thảo nêu
lên ở trên là nguồn gốc của tham nhũng. Chỉ
có khẳng định nguồn gốc như thế
mới t́m được con đường khắc
phục tham nhũng.
Hầu
như nước nào cũng có tệ nạn tham nhũng.
Tệ nạn ấy thường gắn liền với
tệ quan liêu và thiếu dân chủ. ™ Việt Nam nó là
căn bệnh nan y v́ nó gắn liền với quan liêu và
phản dân chủ.
IV-
Chống tham nhũng thế nào ?
Bây
giờ vấn đề đặt ra là công cuộc
chống tham nhũng cần tiếp tục thế nào ? Có
biện pháp nào khác nữa không ? Các biện pháp cũ (lên án,
vận động, lập tổ chức) cần có
cường độ và mật độ cao hơn
nữa được không ? Có thêm nhiều vụ xử án
và án tử h́nh hơn nữa hay không ? Bắt bồi
thường nhiều hơn nữa liệu có cải
thiện được ngân sách chút nào không ? Nhân dân có
thể cởi bỏ được khỏi ách THAM và NHUNG
hay không ?
Xin nói
ngay rằng phải có một phương pháp hay lớn
hơn phương pháp là một chiến lược. Có
một chiến lược chống tham nhũng như
thế nào đó, có thể chưa diệt ngay
được nạn tham nhũng, nhưng ít nhất có
thể ngăn chặn, đẩy lùi từng bước,
và nếu chiến lược này được tiếp
tục phát triển th́ có nhiều triển vọng
đẩy lùi hẳn và đánh bại hẳn được
giặc tham nhũng. Chiến lược đó không có ǵ
mới lạ, nó đă được ghi vào ở nhiều
nghị quyết, nhiều văn bản và nhất là nó
đă được ghi một cách trịnh trọng vào
hiến pháp năm 1992, chẳng có ǵ là xa lạ. Đó là
"CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ". Ta vẫn tự
hào, chế độ của ta là chế độ DAN CHU,
và ta đă nói khá nhiều về dân chủ, nhưng chỉ
tiếc rằng điều đó chỉ mới nằm
chơ vơ trên mặt giấy. Cho nên bây giờ phải
gọi là CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ HOÁ. Nghĩa là
phải HOÁ cái dân chủ trên giấy thành dân chủ thực
sự trong cuộc sống.
Hiến
pháp 1992 đă có một chương, chương V nói
về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân, chương đó có 34 điều. Trong đó
đặc biệt có điều 59 nói về quyền
thảo luận và tham gia quản lư nhà nước-
Điều 54 về quyền bầu cử ứng cử -
Điều 60 về quyền tự do nghiên cứu sáng tác-
Điều 69 về tự do thông tin, báo chí, tự do
lập hội và Điều 74 về quyền khiếu
nại tố cáo...
Các
Điều của Hiến pháp phần lớn đều
có một cái đuôi : " theo luật định", xong
rồi lại có những đạo luật ngược
lại với tinh thần của điều Hiến pháp
ấy. Gần đây chỉ có luật kinh doanh có vẻ phù
hợp với điều 57 về quyền tự do kinh
doanh. C̣n đi sâu vào tư tưởng của các luật
th́ đều có vấn đề; sẽ nêu một số
điểm ở phần sau.
Tham
nhũng đă thành "quốc nạn" và "nội
xâm" th́ tai nạn đó không phải là nhỏ, không
phải là ở tầm chiến thuật và chiến
dịch. Nó đă vượt lên trên tất cả các tai
hoạ, kể cả" tai hoạ an toàn giao thông", tai
hoạ "ma tuư" và HIV. Đó là những tai hoạ
lớn ảnh hưởng đến an toàn xă hội,
đến tương lai của giống ṇi. Nhưng tai
hoạ tham nhũng c̣n lớn hơn thế nữa. Nó mang lại
nguy cơ tồn vong của cả một chế
độ, tồn vong của một nhà nước ; nguy
cơ tan ră cả một hệ thống chính trị. V́
vậy, nó là tai hoạ có "tầm cỡ chiến
lược" và v́ vậy không thể chống nó,
đấu tranh với nó bằng các "mẹo
vặt" ở tầm cỡ chiến thuật và
chiến dịch. Phải đấu tranh với nó bằng
cả một chiến lược và các biện pháp
chiến lược. Như trên đă nói, phải có cả
một chiến lược dân chủ hoá. Chỉ có một
chiến lược dân chủ mới đấu tranh
lại được với tai hoạ tham nhũng.
Chiến
lược đó phải bao hàm tư tưởng chỉ
đạo chiến lược và các biện pháp chiến
lược. Các biện pháp ấy phải nhất quán
với nhau và với tư tưởng chiến
lược.
Về
tư tưởng chiến lược ta đă có đây
đó ghi trong Hiến pháp, trong các lời nói của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh, trong các văn kiện của
Đảng Cộng Sản và trong cả những lời
nói của nhiều nhân vật lănh đạo. Nhất là
tư tưởng đó cũng được bộc
lộ nhiều lần, nhiều nơi ở trong nguyện
vọng của nhân dân. Nhưng những tư tưởng
ấy chưa được nhất quán trong một
sự lănh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu
sắc và vô tư. Nói một cách khác chưa có một cơ
quan lănh đạo coi chiến lược dân chủ là
một chiến lược nhất quán, chưa quyết
tâm và dũng cảm đứng về phía dân chủ,
tức là đứng về phía nhân dân. Cơ quan lănh
đạo hoặc những người lănh đạo
nhiều lúc tỏ ra ngược lại với nhân dân,
tỏ ra ưu ái và bênh vực những người tham
nhũng và những tṛ tham nhũng.
Ví
dụ như sau :
a) Có
việc, nhân dân mà đại diện là các vị lăo thành
đáng kính ở Hà Nội tố cáo. Sự tố cáo này có
phần đúng mà có thể có phần chưa đúng hoàn
toàn. Nhưng thái độ của lănh đạo là thanh minh
cho người bị tố cáo ; truy hỏi và trừng
phạt các người tố cáo. Đảng khai trừ
những người tố cáo. Vậy là như nhân dân
đă nói : lănh đạo và Đảng bao che cho tham
nhũng và trừng phạt những người chống
tham nhũng.
b) Các
luật đă ban hành đều có ư đề pḥng ngăn
ngừa những người nói sự thật (luật
h́nh sự, luật báo chí) đều có điều
khoản quy một tội là : "lợi dụng tự
do, dân chủ...", về phía nhân dân mà nói, người ta
có quyền tự do dân chủ - đó là quyền của
người ta th́ người ta có quyền dùng nó
để bảo vệ lợi ích cho ḿnh. Tại sao
lại có điều luật cấm lợi dụng
(tức là dùng) quyền tự do dân chủ. Như thế
là luật pháp Nhà nước công khai tuyên bố cấm
tự do dân chủ.
c) Pháp
lệnh chống tham nhũng ra đời chỉ
để đánh lừa nhân dân, tuyên bố là nhà
nước chống tham nhũng, nhưng đọc kỹ
ở khoản 2, điều 19 (trang 20) th́ thấy ghi :
"2- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền
tố cáo để vu cáo làm thiệt hại đến danh
dự, uy tín và lợi ích của cơ quan, tổ chức,
cá nhân. Người vu cáo phải bị xử lư nghiêm minh
theo quy định của pháp luật". Vậy th́ ta
thấy mấy điểm như sau :
Đúng
"vu cáo" là một tội. Khi có sự điều tra
có đầy đủ chứng cớ của một
sự vu cáo th́ trị tội. Khoản này chỉ cần có
câu cuối cùng nói về tội vu cáo. C̣n cả đoạn
trên th́ lại thể hiện sự bênh che và bảo vệ
những kẻ tham nhũng. Nếu chính quyền nhà
nước và cơ quan lănh đạo biểu thị
quyết tâm chống tham nhũng th́ phải khuyến khích
sự tố cáo rộng răi của nhân dân. Những kẻ
tham nhũng có thể dễ dàng dấu cấp trên, dấu
cơ quan nhưng không thể nào dấu được tai
mắt nhân dân. Những kẻ đó làm bao nhiêu nhà, ở
đâu đứng tên ai, tốn bao nhiêu tiền, ăn tiêu
như thế nào, gửi tiền ở những đâu, nhân
dân đều biết rơ cả và họ thường trao
đổi với nhau ở hè phố, ở chợ, ở
quán. Nếu cơ quan lănh đạo có quyết tâm chống
tham nhũng th́ hăy cho thu thập các nguồn tin đó.
Những tin đó có thể đánh giá như sau : cứ
một trăm (100) tin th́ 50% là không hoàn toàn đúng, 30% là sai
hoàn toàn, c̣n 20% là gần đúng và đúng. Nếu trân
trọng ư kiến của dân th́ trân trọng cái 20% kia và thu
thập cái 50% mà chọn lọc, thậm chí cái 30% cũng
đáng quan tâm. Một trăm tin mà chỉ có 1,2 tin đúng
cũng là đáng quư.
Chưa
khuyến khích sự tố cáo của nhân dân đă đ̣i
nghiêm trị "tội lợi dụng quyền tố
cáo" th́ không phải là chống mà là bênh tham nhũng.
Ở Hàn Quốc dân c̣n gửi cho chính phủ những
"Danh sách đen" tố cáo rơ tên những kẻ tham
nhũng là quan chức cao cấp. Như vậy ở Hàn
Quốc quyền tố cáo được tôn trọng và
khuyến khích. Ở ta, cũng có những người
gửi đến lănh đạo các danh sách đen - có danh
sách hai tên, có danh sách bảy tên. Nhưng những thứ
ấy bị vứt vào im lặng lâu dài. Tuy đă nhận
được những"danh sách đen" nhưng
ở Hàn Quốc người ta c̣n điều tra nghiên
cứu, chứ có phải là cứ tố cáo th́ xử
tội ngay đâu! Tuy nhiên ít nhất cũng là có sự
cảnh cáo đối với các tên đó và nhân dân
được thực hiện quyền tố cáo sẽ
phấn khởi, có ǵ là hỗn loạn và không ổn
định đâu.
Vấn
đề đặt ra là nhà nước và lănh đạo
có thực ḷng đứng về nhân dân để quyết
tâm chống tham nhũng không ? hay là vẫn xót xa muốn bênh
vực cho tham nhũng. Bao nhiêu lời lẽ hùng hồn,
không che dấu được t́nh h́nh này. T́nh h́nh cứ
như mấy điểm vừa nói trên th́ tham nhũng
chỉ có nặng thêm chứ làm sao mà chống
được tham nhũng.
***
Ngoài
vấn đề tư tưởng chỉ đạo
của nhà nước ra c̣n một vấn đề
chiến lược khác có tầm quan trọng hơn. Nó bao
trùm tất cả, chi phối tất cả, tác động
tất cả. Bởi v́ nó quyết định
được việc loại trừ sự lạm
dụng chức quyền bằng cách bộ máy nhà
nước vận hành trong" một cơ chế
hăm" có hiệu lực và đặt dưới sự
giám sát thật sự của nhân dân. Như vậy phải
loại trừ sự độc tôn và chuyên chế -
đồng thời phải có một cơ cấu hợp
lư cho hệ thống chính trị với mấy nguyên
tắc :
-
Tập trung quyền điều khiển quản lư
đất nước và nhân dân trong tay các cơ quan nhà
nước tức Quốc Hội và Chính phủ.
-
Đảng giữ vai tṛ là một tổ chức chính
trị có quyền giới thiệu Đảng viên của
ḿnh ra tranh cử các vị trong Quốc hội và Chính
phủ. Tranh cử chứ không phải Đảng
quyết định bổ nhiệm, quyền chọn
lựa phải để dân tự do.
Đảng
có quyền dùng trí tuệ và học thuyết của ḿnh
để phân tích t́nh h́nh thế giới và nhà nước,
đề xuất những dự kiến chính sách, và
những người khác ngoài Đảng cũng có
quyền như vậy. C̣n quyền quyết định là
do Quốc hội và Chính phủ tiếp thu, cân nhắc
rồi chọn lọc và quyết định. Đảng
không được quyết định thay cho cơ quan
nhà nước và bắt cả xă hội phải tuân theo.
Như
vậy không có ǵ là hạ thấp vai tṛ của Đảng
mà chỉ tước cái quyền độc đoán và chuyên
chế của Đảng. Điều này Đảng
cộng sản chân chính cũng không hề chủ
trương.
V́
vậy, vấn đề chiến lược bao trùm là
phải cải cách hệ thống chính trị, định
lại cơ cấu hệ thống chính trị. Phải
phân biệt rơ cơ quan nhà nước do nhân dân nuôi với
tổ chức xă hội (dù là tổ chức chính trị xă
hội) phải tự nuôi, không thể Nhà nước hoá
tất cả các tổ chức xă hội mà thực
chất là trói buộc các tổ chức xă hội vào
guồng máy của Đảng. Các tổ chức xă hội
phái tự nuôi và có quyền độc lập của ḿnh.
Phải định lại nguyên tắc vận hành của
hệ thống chính trị. Phải có nguyên tắc là
mọi tổ chức xă hội phải độc lập
và b́nh đẳng với nhau, không thể có tổ chức
cha và tổ chức con được. Nhà nước
chỉ có thể trợ cấp một cách rất hạn
chế cho Đảng Cộng Sản và Mặt trận
tổ quốc chứ không thể gánh vác sự đài
thọ cho hàng trăm tổ chức và lại phải cung
cấp theo lệnh của Đảng. Phải đi
tới thực hiện 3 quyền phân lập, mà xoá bỏ sự
bao biện của Đảng.
Đấy
cũng là một trong nền tảng của nền dân
chủ, và là vấn đề quá lớn cần phải
giải quyết dần dần. Nhưng trước sau ǵ
th́ cũng phải giải quyết. V́ vậy sau này sẽ
c̣n phải nói tiếp.
Chiến
lược dân chủ hoá trước mắt đ̣i hỏi
những người có thực tâm chống tham nhũng
phải nghĩ ngay đến những biện pháp
chiến lược trước mắt và có thể
thực hiện ngay (những biện pháp khả thi).
***
Biện
pháp chiến lược thứ nhất là bảo
đảm cho nhân dân thực hiện được
quyền giám sát và quyền bày tỏ nguyện vọng
chống tham nhũng của ḿnh. Biện pháp này bao hàm
một tư tưởng chỉ đạo là bảo
đảm cho toàn dân được tự do bày tỏ
nguyện vọng, bộc lộ được hiểu
biết của ḿnh về nạn tham nhũng, tự do cung
cấp thông tin về các hành vi tham nhũng. Điều này
bao gồm :
-
Phải có và thực hiện tư tưởng chỉ
đạo là khuyến khích mọi nguyện vọng
chống tham nhũng. Từ trước việc ǵ ta
cũng nói chống tham nhũng là nhiệm vụ của
toàn dân. Nhưng trước đây ta nêu khẩu hiệu
nhiệm vụ của toàn dân th́ thường chỉ nói :
với ngụ ư dân là tay sai, công cụ, phải chấp hành
những nhiệm vụ của lănh đạo; phải
ủng hộ và cộng tác với công an, thực chất
phải làm tay sai cho công an. Nhiệm vụ chống cái ǵ th́
cũng công an làm ṇng cốt : từ chống buôn lậu,
chống ma tuư, giữ trật tự xă hội...
đều là như thế. Công an là ṇng cốt, c̣n dân th́
phải giúp đỡ, phải báo cáo, phải cung cấp
thông tin, chưa bao giờ lănh đạo biểu lộ ư
thức coi dân là chủ; vậy chống tham nhũng th́ các
cơ quan nhà nước phải đặc biệt
khuyến khích nhân dân tự động tố cáo mọi
hành vi tham nhũng. Phải sửa ngay luật báo chí và
xuất bản, đảm bảo mọi người
tự do viết báo, làm báo, tự do sáng tác văn học,
tự do viết và tự do in. Như thế mới có
phương tiện cho nhân dân tự do chống tham
nhũng và cũng chỉ là để cho nhân dân thực
hiện quyền dân chủ cơ bản của ḿnh mà thôi.
Việc này phải được thực hiện trong
quyền tự do báo chí và xuất bản. Có tự do báo chí
và xuất bản, các văn nghệ sĩ và trí thức
mới thực hiện được quyền ăn nói
của ḿnh, quyền nói lên những ư kiến và nguyện
vọng của nhân dân. Nhân dân mới có nơi để
gửi gắm những ư kiến nguyện vọng của
ḿnh. Nhà nước thường tự xưng là của
nhân dân, nhưng thực sự bộ máy nhà nước ít
khi tôn trọng ư kiến của dân và cũng không nghe
hết được mọi thứ ư của dân. Bộ
máy nhà nước thường tách khỏi nhân dân và coi dân
là đối tượng cai trị của ḿnh. Phải
để cho dân có phạm vi rộng lớn phát biểu ư
nguyện của ḿnh, gửi gắm ư nguyện, văn
nghệ sĩ trí thức là những thành phần trong nhân
dân. Không được quan liêu hoá, Nhà nước hoá các
cơ quan ngôn luận và khống chế các cơ quan ngôn
luận. Trước ta nói lư thuyết là dưới chính
quyền cách mạng th́ các quyền dân chủ của dân có
các phương tiện của nhà nước bảo đảm
(bầu cử, in, báo chí). Nhưng thực tế luật
của ta chỉ bảo đảm cho các tổ chức
(Nhà nước) có các quyền ấy, mà Nhà nước th́
đă tách khỏi dân. Rút cuộc dân chẳng có quyền mà
cũng chẳng có phương tiện ǵ để
thực hiện quyền của ḿnh.
Có
thể có nhiều người ngại tự do ngôn
luận sẽ làm cho t́nh h́nh xă hội rối loạn,
kẻ xấu lợi dụng. Đó chỉ là lư do của
những người sợ dân. Kẻ xấu đă lợi
dụng t́nh trạng không có tự do ngôn luận nhiều
hơn. Nếu có tự do ngôn luận, tự do thông tin th́
kẻ xấu không lợi dụng được; nhân dân
không phải ngóng ra nước ngoài để biết tin
thực ở trong nước. Các nước phát triển
thực hiện tự do ngôn luận không hề có bất
ổn định. Tự do ngôn luận đều có tác
dụng ngăn ngừa, răn đe cán bộ nhà
nước và cả các nguyên thủ không được
lạm dụng quyền lực. Ta ngăn cấm tự do
ngôn luận tức là khuyến khích tự do lạm
dụng quyền lực, tự do tham nhũng.
Tự
do ngôn luận (báo chí, xuất bản) là một biện pháp
chiến lược hiển nhiên để chống tham
nhũng.
Biện
pháp chiến lược thứ hai là phải chỉnh
huấn gắt gao cho cán bộ và các cơ quan nhà
nước thấm nhuần ư thức và tâm lư là
người làm công (là công bộc, đầy tớ) cho nhân
dân, không được coi công việc ḿnh làm là doạ
nạt, đ̣i hỏi nhân dân, cũng không phải là ban
ơn làm phúc cho nhân dân. Dù cho có những người đi
dẹp trật tự đường phố, giữ
luật đi đường, đi thu thuế, đi soát
xét việc này việc khác th́ không được coi ḿnh là
trên nhân dân, bắt buộc nhân dân, mà phải là người
thương lượng với dân. Những người
ngồi bàn giấy để đóng dấu, để kư
chứng nhận, để trả lời những câu hỏi
th́ phải lễ phép với dân, không được tự
coi là người cho phép, người dẫn dắt dân.
Người bán hàng c̣n coi người mua là thượng
đế và nêu phương châm :" khách hàng luôn luôn
đúng"; vậy th́ người cán bộ nhà
nước cũng phải có thái độ coi dân là
thượng đế, là cha mẹ, anh chị.
Điều này Bác Hồ đă nói nhiều.
Nhưng
trong cuộc sống thực tế hiện nay th́
người cán bộ nhà nước, anh công an cứ là
những người cao hơn, có quyền hơn, đáng
sợ hơn, c̣n là người thường dân th́ kém
hơn. Ai muốn nhún ḿnh nữa c̣n xưng là phó
thường dân. Không khí xă hội như vậy th́
người nhà nước, các ông quan cứ tha hồ mà
lạm quyền, người dân cứ tha hồ mà chịu
đựng, không có quyền ǵ, phương tiện ǵ
để ngăn chặn sự lạm quyền. Sự
lạm quyền không được ngăn chặn th́
tự nhiên là có tham nhũng và không chống được
tham nhũng. Chỉ có một sinh hoạt dân chủ,
tạo một không khí xă hội mà dân thực sự làm
chủ th́ mới có hiệu quả chống tham nhũng.
Nếu không, th́ bao nhiêu sự đề cao đạo
đức như :"Y đức", "Giáo
đức", "Báo đức" chỉ là tṛ
cười, tṛ hô hào suông, tṛ giả dối.
Một
biện pháp chiến lược nữa để bảo
đảm quyền dân chủ cho dân : đó là phải rà
soát lại toàn bộ các luật bầu cử trong
Đảng cũng như trong xă hội. Xây dựng
luật bầu cử theo hướng bảo đảm
thật sự tự do ứng cử và tự do bầu
cử. Chỉ có sự giới thiệu, c̣n sự vận
động tranh cử cũng phải tự do thoải
mái. Cần bác bỏ, triệt tiêu hết các thủ
đoạn g̣ bó qua sự hiệp thương của
mặt trận mà thực chất chỉ là g̣ ép chấp
nhận ư kiến chỉ đạo của Đảng (các
cấp uỷ). Những thủ đoạn đó làm
nản ḷng nhiều thanh niên và trí thức. Do đó che
lấp mất nhiều nhân tài và mầm non nhân tài. V́
vậy chung quy lại cũng chỉ rơ ra có một chân lư
đơn giản này : chỉ có dân thực sự làm chủ,
chỉ có một cuộc sống xă hội thực hiện
đầy đủ các quyền dân chủ cơ bản
của người dân th́ xă hội mới lành mạnh,
mới chống được tham nhũng.
H́nh
như có người lại lo rằng : dân ta dân trí c̣n
thấp, giao cho nhiều quyền dân chủ th́ dân cũng
không biết dùng và dùng lung tung, lại có hại cho xă
hội.
Vậy
xin hỏi chờ đến bao giờ mới giao
được quyền dân chủ cho dân ? ? ? Không giao cho dân
th́ bao giờ dân mới biết dùng. Giao mà chưa giao đă
doạ bỏ tù người dùng( lợi dụng) th́ bao
giờ mới giao được ?
Có
người ngại kẻ địch lợi dụng ? ? ?
Ai là kẻ địch bây giờ ? Trong khi ta cần làm
bạn với tất cả mọi người trên
thế giới. Như trên đă có chỗ nói : Chính v́ chính
quyền ta không dân chủ th́ những người trên
thế giới (cả người tốt và người
xấu) họ đang đều xỉa xói chê bai, và họ
tỏ ra không muốn giao lưu, không hợp tác không
đầu tư.
Không khí
xă hội có dân chủ th́ đúng là nó sẽ không yên ổn,
nó luôn sôi động, nhiều tiếng nói và như thế
không phải là không ổn định.
Không nên
coi thường nhân dân ta quá. Nhân dân ta có ư thức chính
trị rất cao, nhân dân Thái B́nh đă phẫn nộ
rất cao mà không khí vẫn ôn hoà và kiên nhẫn. Nhân dân không
ai muốn xáo động và mất ổn định.
Nhưng phải để cho dân thực hiện quyền
làm chủ của ḿnh. Không ai thay dân chống
được tham nhũng. Những người có
quyền lực và cứ luôn lo sợ bị mất
quyền lực là những người không chống
được tham nhũng và chỉ có dung túng tham nhũng.
***
Thưa
các bạn đọc,
Tôi
đă từng ngẫm nghĩ nhiều năm nhiều tháng
về chuyện chống tham nhũng. Đến nay không
thể không viết ra. Khi tôi viết tôi bị nhiều xúc
cảm chi phối, nhiều ư tưởng cứ dồn
dập ùa vào đầu óc và tràn ra ng̣i bút. Tôi không thể
chút bỏ được tâm lư trách nhiệm của một
người đă cả đời chiến đấu cho
đất nước và cho nhân dân; cũng gần hết
cuộc đời là Đảng viên Đảng cộng
Sản. Tôi đă từng tự hào và hănh diện về
lịch sử của Đảng và đến bây giờ
tôi vẫn tự hào và hănh diện như thế. Nhưng
tôi cũng đă nhiều phen đau xót và xấu hổ v́
đảng, nhất là những lúc đối mặt
với những nỗi bất hạnh của nhân dân nói
chung và các nạn nhân nói riêng. V́ thế tôi không thể nào nói
về đảng khác đi được!
Nh́n
lại bài viết thấy nói quá dài và hơi lằng
nhằng, nhưng bớt đi đoạn nào cũng
tiếc. Tôi đành cứ để nguyên và thêm vào một
trang tóm tắt cho bạn đọc đỡ bị
rối mắt, rối ḷng.
Cảm
ơn
Tháng
4-2000
Tháng 3
Canh Th́n
Trần
Độ
Tóm
tắt chiến lược dân chủ hoá chống tham
nhũng
1- Có tham
nhũng là do có sự lạm dụng chức quyền.
2- Có
sự "lạm dụng chức quyền" là do có
một hệ thống chính trị không dân chủ và thể
chế vận hành của hệ thống đó cũng không
dân chủ. Đó là :
Một
Đảng độc tôn, độc quyền chuyên
chế, đẻ ra một nhà nước kềnh càng, quan
liêu, năng lực kém và Đảng ra sức tuỳ
tiện sai khiến, nhào lặn cái nhà nước này trong
tay\(kể cả Quốc hội và Chính phủ).
Hệ
thống chính trị không dân chủ nuôi dưỡng sự
lạm quyền và cả sự lộng quyền. Cái
hại nhất là hệ thống chính trị không dân
chủ lại không có một cơ chế hăm nào, không có
một sự giám sát nào của nhân dân (v́ quyền tự do
ngôn luận bị hạn chế khắc nghiệt). Nên
lạm quyền dẫn đến lộng quyền là
tất yếu.
3- Đó
không những là nguồn gốc của tệ tham nhũng
mà c̣n là nguồn gốc của nhiều sự suy thoái xă
hội, suy thoái nhân cách con người và về lâu dài suy
thoái cả dân tộc, v́ sự độc tôn chuyên chế
làm nảy sinh nhiều thói cơ hội, nịnh bợ hèn
hạ và thói lừa dối lọc lừa, thủ
đoạn hoang dă.
4-
Muốn chống tham nhũng có hiệu quả phải có
cả một chiến lược dân chủ hoá rộng
lớn, chiến lược đó bao gồm :
a/
Từng bước cải cách hệ thống chính trị
và cách vận hành hệ thống chính trị đó theo
hướng dân chủ đa nguyên( hướng phát
triển tất yếu của cuộc sống).
b/
Trước mắt phải đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân, biểu thị mạnh rơ quyết
tâm "thực sự chống tham nhũng".
Điều đó cần biểu hiện ở công tác
tư tưởng và luật pháp.
c/
Về tư tưởng và luật pháp phải bảo
đảm tự do ngôn luận ở báo chí và xuất
bản. Về luật pháp phải sửa luật báo chí và
xuất bản, phải sửa các điều trong luật
h́nh sự, luật khiếu nại tố cáo và pháp lệnh
chống tham nhũng. Phải tỏ ra khuyến khích
chống tham nhũng, chứ không phải bênh tham nhũng.
Phải khuyến khích thông tin chống tham nhũng, thông tin
phải luôn nhắc nhở và đưa tin về tham
nhũng và chống tham nhũng, tin đó phải nhiều
hơn tin trật tự giao thông và tin ma tuư.
d/
Phải có sự chỉnh huấn sâu sắc về thái
độ của người và cơ quan nhà nước
đối với dân, thực hiện đúng lời Bác
Hồ dạy : phải thực sự làm đầy tớ
của dân. Về tổ chức, phải sửa
đổi toàn bộ các luật bầu cử trong
Đảng cũng như trong xă hội, bảo đảm
dân và đảng viên được tự do chọn và
giới thiệu người mà ḿnh tín nhiệm và tự do
bầu để quyết định trao quyền cho
người mà ḿnh tin.
***
Nếu
ai thực sự có ḷng chống tham nhũng th́ cần
phải thực hiện các thể chế dân chủ
để bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân. Chỉ có thế mới chống được tham
nhũng. Nếu không sẽ chỉ là nói xuông, và bao che tham
nhũng./.