Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Bút kư - Tiểu luận.

Đảng Cộng Sản và Dân Chủ ở Việt Nam

Ai đă sống từ những năm 20-30 của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đều có thể nh́n thấy và chứng kiến 2 t́nh trạng, 2 bức tranh hầu như trái ngược của ĐCSVN. Đầu thế kỷ 20 cho đến năm 1945, Đảng Cộng sản có mấy ngh́n Đảng viên mà thực dân Pháp và Phong kiến triều Nguyễn rất hoảng hốt lồng lộn. Cả một hệ thống nhà tù. Từ Hoả Ḷ, Sơn La. Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột đến Khám lớn, Côn Đảo…, đều đầy ắp tù Cộng sản. Thế mà cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đă thành công. Sau đó th́ ở 3 Kỳ chỗ nào cũng là người mới ở nhà tù ra làm ṇng cốt: Bắc Kỳ th́ tù từ Hoả Ḷ, Sơn La; Trung Kỳ th́ tù từ nhà tù Lao Bảo, Kom Tum, Ban Mê Thuột; ở Nam Kỳ th́ tù từ nhà tù Khám lớn, Côn Đảo. Suốt trong kháng chiến chống Pháp, ở khắp nơi những người Cộng sản làm cán bộ Quân đội và Chính quyền và sống ở trong dân, đều ăn, ở như dân và đều nổi bật lên về tính gương mẫu, về chịu đựng gian khổ và hy sinh tính mệnh. Chỗ nào dân cũng mong đợi, ngưỡng mộ và yêu mến các "cán bộ" cộng sản, chia cơm, xẻ áo, và lấy cả tính mệnh ḿnh để che chở, bảo vệ cho những cán bộ Cộng sản.

Và bây giờ, đầu thế kỷ 21 th́ t́nh trạng và bức tranh là: Đảng Cộng sản là một đảng cầm quyền lănh đạo bao trùm cả Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước. Những vị trí quan trọng của Bộ máy Nhà nước: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Giám đốc và phó Giám đốc Sở, Ty, Hội trưởng, Uỷ viên chấp hành các Hội quần chúng đều phải là Đảng viên: Đảng viên có sẵn để Đảng chọn xếp vào các vị trí hoặc chưa là Đảng viên th́ phải phấn đấu vào Đảng, rồi mới ḥng được bổ nhiệm chức nọ, chức kia, từ ở phường, xă lên đến huyện, tỉnh và đến cấp Trung ương, toàn quốc. Trước đây, cán bộ đi sâu đi sát là có bộ áo nâu rách, quần ống thấp, ống cao, đeo cái bị cói hoặc một tay nải nhỏ đi len lỏi các nơi hẻo lánh khốn khó, thậm chí rất nguy hiểm. C̣n ngày nay, đi sâu đi sát là xe hơi bóng láng, mới cáu cạnh toàn của các hăng Tư bản nước ngoài danh tiếng chế tạo, hoặc từng đoàn xe hơi có công an hộ tống dẹp đường, đến nơi nào đều có đón tiếp ở khách sạn sang trọng nhất, họp mặt ở những hội trường sang trọng nhất, gặp các người đứng đầu cơ sở hoặc địa phương nghe báo cáo, đi thăm các cơ sở gặp vài người đă được chọn lọc (để bảo đảm an toàn cho cấp trên) hỏi vài ba câu thường là vớ vẩn, đôi khi lại c̣n ngớ ngẩn, rồi lại vào pḥng khách sang trọng có mấy lời huấn thị thường là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rất nhạt nhẽo và nhàm chán thế mà đều được khen là "sâu sắc", "sáng rơ" và được hứa xin chấp hành nghiêm túc. C̣n đám cán bộ cấp dưới chỉ đua nhau mở sổ lấy bút ghi chép lia lịa "những lời vàng ngọc quư báu" mà cấp trên huấn thị.

Tôi là người đă trải qua 2 cảnh trái ngược ấy. Có lần tôi thăm một huyện, khi đi về được tiễn đưa rất trọng thể và đến cuối đường th́ đồng chí Chủ tịch huyện nắm tay tôi rất chặt và hứa trịnh trọng rằng sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị "sáng suốt" của tôi. Tôi ngẫm nghĩ măi, không biết tôi đă chỉ thị những ǵ, tính tôi hay đùa, tôi liền hỏi đồng chí Chủ tịch đó rằng: "Một năm huyện cậu có mấy lần các đồng chí Tỉnh và các ngành Trung ương về thăm"?. Đồng chí đó bảo độ 5-7 đoàn. Tôi lại hỏi thế cậu làm sao chấp hành hết 5-7 lần chỉ thị ấy ?. Đồng chí Chủ tịch cười và không trả lời! Thế là tôi được đích thân chứng kiến Đảng Cộng sản giữa thế kỷ 20 là Đảng gồm những Đảng viên mà từ Tổng Bí thư đến đảng viên thường sống trong dân cùng cơm khoai, ổ rơm, rau dưa với dân, trực tiếp bàn với từng người dân công việc làm ăn và công tác Cách mạng. Và bây giờ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là một Đảng mà tuyệt đại đa số là các quan, quan nhỏ ở cấp cơ sở, quan nhỡ ở cấp trung gian, quan lớn ở cấp Trung ương. Các quan đứng đầu cấp toàn quốc th́ dân các nơi phải cơm nắm cơm gói họp nhau chầu chực ở cổng (có lính gác, cảnh vệ hoặc công an) để mong được gặp mà không được. Đă không được gặp mặt các quan để đưa đơn từ khiếu kiện và giăi bày, cầu cứu những oan khuất của ḿnh trong đời sống (bởi v́ quan không có th́ giờ) mà c̣n bị coi là có người đứng đằng sau xúi giục và có âm mưu vi phạm an ninh quốc gia. Tôi có may mắn là đă từng được là cán bộ cơm khoai, rau má, ổ rơm và cũng một thời cũng làm quan cấp Trung ương đi xe hơi, ở khách sạn. Tôi thấm thía nỗi niềm và tôi muốn mô tả và lư giải cái sự biến chuyển thần kỳ của Đảng Cộng sản, từ cơm nắm, đến làm quan và nhận xét xem sự biến chuyển đó là hay hay dở, là thắng lợi hay thất bại ?

I. Ở Việt Nam có dân chủ hay không ?

Tôi xin trả lời khẳng định ở Việt Nam đă từng có dân chủ, và có dân chủ một cách tốt đẹp, đáng tự hào. Đó là những năm tháng sau cách mạng tháng 8/1945. Đảng Cộng sản có Hồ Chí Minh đứng đầu đă kêu gọi và lănh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa, đập tan một nhà nước phong kiến tay sai, nô lệ, lập nên một Nhà nước Dân chủ Cộng hoà, đập tan lũ vua quan và quan lại thực dân, lập nên Chính phủ Cộng hoà lâm thời và sau đó lập tức tổ chức cho dân bầu cử (với một chế độ tự do thực sự) có những người ứng cử mà đa số không phải là đảng viên Đảng cộng sản.

Tôi đă trực tiếp tham gia một cuộc vận động bầu cử mà một ứng cử viên nhận là giai cấp công nhân, lên diễn thuyết với một cái mỏ-lết to tướng đút ở túi ngực. Tôi lại được tham gia với một nhóm trí thức (gồm bác sĩ, giáo viên, công chức cũ) mở tiệc ăn mừng một số bạn trúng cử, sau đó rủ nhau đi hát cô đầu để mừng thắng lợi. Không khí thật hồn nhiên và hồ hởi.

Quốc hội lần ấy, có rất ít đảng viên Cộng sản là đại biểu và đều là những người hoạt động dưới sự d́u dắt lănh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội ấy về sau lại thêm 70 đại biểu không bầu, thuộc các Đảng phái khác (đối lập). Vậy th́ Quốc hội khoá I ấy là Quốc hội đa nguyên, đa Đảng. Nhưng cũng Quốc hội ấy lập nên Chính phủ Cộng hoà Dân chủ, mà đa số cũng không là Đảng viên Cộng sản, cũng Quốc hội ấy thông qua Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp dân chủ nhất mà tất cả những Hiến pháp sau này đều không theo kịp.

Thế là từ năm 1945-1946, nước ta đă có một chế độ Dân chủ cộng hoà, với Quốc hội được bầu cử tự do, và đa Đảng và một Chính phủ mà đa số thành viên không phải đảng viên cộng sản. Đặc sắc của chế độ Cộng hoà dân chủ lúc ấy măi về sau là: Được bầu cử tự do thực sự. Đa đảng, nhiều thành viên là người ở nhiều Đảng khác nhau, có cả những người không ở Đảng nào. Rất ít Đảng viên cộng sản mà rất nhiều người có danh vọng, có trí thức.

Thế là ta đă có một Nhà nước thật sự dân chủ và một xă hội cũng thật sự dân chủ. Mọi người dân đều công nhận chính phủ là của ḿnh, Nhà nước là của ḿnh, dễ dàng đến với Nhà nước và người Nhà nước cũng dễ dàng đến với nhân dân.

- Cán bộ Nhà nước là những cán bộ gần dân, sống trong nhân dân.

- Có tự do ngôn luận, có báo chí tư nhân, có tự do phát biểu chính kiến.

- Có tự do xuất bản, in ấn.

- Có tự do hội họp và lập hội.

- Quân đội là Quân đội của dân,

- Công an cũng là Công an của dân.

Cán bộ, Quân đội, Công an đều là các anh, các chú, các em, các cháu của dân, dân có thể khen ngợi hoặc mắng mỏ như mắng mỏ con em ḿnh. Mọi người tự do đi lại, tự do làm ăn, tự do buôn bán, cuộc sống thật thoải mái, dễ chịu. Tất nhiên có một số hạn chế do chiến tranh như hạn chế qua lại giữa vùng địch và vùng giải phóng. Quan trọng nhất là mỗi người dân đều thấy thoải mái tự do, không sợ mà lại rất gần gũi với cán bộ Nhà nước. Không khí ấy kéo dài trong suốt cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kéo dài cả sau năm 1954 ở miền Bắc một thời gian. Thế th́ Việt Nam đă thực sự có một Nhà nước dân chủ và một xă hội dân chủ. Điều đó đă thực sự diễn ra ở cả nước đến 1954 và ở miền Bắc đến 1975 (trong những năm 60 và 70 do t́nh thế chiến tranh ở miền Nam và miền Bắc là hậu phương lớn lại có chiến tranh phá hoại, nên không khí dân chủ nhạt dần).

II. Nước Việt Nam bây giờ (Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21)

Thật khó mà nói rằng nước Việt Nam bây giờ là nước dân chủ. Tuy rằng giới lănh đạo và giới tuyên truyền vẫn lớn tiếng coi Việt Nam là nước dân chủ, chỉ có khuyết điểm là "hơi" kém dân chủ. Nhưng tôi th́ khẳng định rằng: Nước Việt Nam hiện nay ít nhất là nước không dân chủ tuy vẫn mang nhăn hiệu cộng hoà. Sau năm 1975, nhân dân miền Nam bị nô dịch bởi "thực dân mới" nhưng có đôi chút của "Dân chủ tư sản" là tự do làm ăn, tự do báo chí, xuất bản th́ cũng bị Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam xoá bỏ triệt để, mà chỉ được hồi lại chút ít sau đổi mới. Nhà nước và xă hội Việt Nam hiện nay có những đặc điểm ǵ?

1. Chỉ có một Đảng là Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản dẹp bỏ hết các Đảng (Đảng xă hội, Đảng dân chủ) đă có dưới thời Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản thực hiện chế độ độc Đảng. Tuy Hiến pháp năm 1992 có ghi: Tự do lập hội nhưng có người gửi giấy lập Đảng khác th́ bị đuổi việc và đe doạ quản chế, Công an thường xuyên thăm hỏi nhiều lần, cuộc sống bị hăm dọa nhũng nhiễu, bị theo dơi gắt gao, bị khủng bố tinh thần và tâm lư hết sức căng thẳng. Lại có người cũng mới làm đơn xin lập Hội chống tham nhũng th́ tất cả những người có liên quan (độ 20 người) đều bị bắt lên Công an thẩm vấn, hành tội và bị gán cho là lập Hội trái phép! Có nhiều người bị khám nhà và tịch thu phương tiện… Thế mà có ai nói Chế độ ở Việt Nam là chế độ độc Đảng th́ lại bị người ta oán giận (*) và bị Công an chú ư. Đă chế độ Độc Đảng th́ hiển nhiên là một chế độ độc tài, độc đoán, độc quyền ngược lại với chế độ dân chủ. Không thể nói nước Việt Nam ta có dân chủ được!

2. Đă độc Đảng mà Đảng lại thực hiện một chế độ lănh đạo tuyệt đối toàn diện và triệt để. Thế là hai lần không dân chủ. Đó là một sự thật hiển nhiên, cho dù bộ máy tư tưởng, tuyên truyền của chế độ có hùng mạnh gấp trăm lần cũng không che lấp được sự thật này và lừa bịp được một ai. Nhiều người gọi chế độ này là chế độ Toàn trị, Đảng trị, độc tài toàn trị, thậm chí có người c̣n gọi đó là chế độ Công an trị, mật vụ trị, quân phiệt trị. Riêng tôi, tôi cũng cho là thế và nói thế.

Biểu hiện của chế độ này th́ có nhiều tôi chỉ lược qua như sau:

· Đảng bao trùm và xâm nhập vào tất cả các tổ chức Nhà nước và các tổ chức xă hội lớn nhỏ, tạo nên một chế độ Nhà nước quan liêu hoàn toàn tách rời đời sống nhân dân, đời sống xă hội. Muốn làm quan th́ phải là đảng viên, có là đảng viên th́ mới được làm quan. Từ xă , phường, cho đến Chính phủ, Bộ, Thứ trưởng, Cục, Vụ trưởng. Thậm chí cho đến trưởng, phó pḥng, ban Đảng cũng c̣n phấn đấu để tất cả là đảng viên.

Các tổ xă hội th́, tổ chức nào có Chủ tịch và ban chấp hành là Đảng viên mới được công nhận và hoạt động. Hội chống tham nhũng không do Đảng đề xướng và bố trí Đảng viên, th́ bị coi là âm mưu, bị cấm đoán và Công an làm khó dễ, bắt bớ. Hội cựu chiến binh là Hội gồm những người gần Đảng nhất, gồm những ṇng cốt của Đảng mà khi ra đời cũng khó khăn chật vật. Đó là v́ Đảng chưa bố trí được người tin cậy để trủ tŕ. Những người đề xướng đều là đảng viên nhưng có đôi chút ư kiến độc lập, v́ vậy Đảng làm khó dễ kể cả khi các hội viên biểu thị rơ rệt không tín nhiệm người phụ trách. Đảng bố trí bằng được người ngoan ngoăn, dễ bảo, phục tùng tuyệt đối ḿnh th́ lúc đó Hội mới được công nhận và hoạt động. Đối với cán bộ được bầu, th́ trong mỗi cuộc bầu, các cơ quan tổ chức và đồng chí cấp uỷ phụ trách tổ chức quyết định danh sách người trúng cử và bên cạnh đó cho thêm một vài người không trúng để cho ra vẻ là một cuộc bầu cử có dân chủ. Tôi nhiều lần ứng cử Trung ương và Quốc hội, tôi đều biết trước rất rơ tôi sẽ trúng cử hay không? Danh sách đại biểu Quốc hội đă được quyết định trước khi bầu hàng tháng v́ đồng chí cấp Uỷ viên và Ban tổ chức đă thông qua rồi. Dân đă có câu rất chính xác là: "Đảng cử dân bầu" dân chỉ đi bầu theo danh sách đă định. Các phương tiện thông tin, báo chí tha hồ ca ngợi tít mây xanh không khí "ngày hội" mà không hề có thật. Và Đảng vẫn bắt mọi người phải công nhận thế là có tự do bầu cử, ứng cử !

· Đảng hoàn toàn và trắng trợn chuyên chính về tư tưởng văn hoá, bất chấp cả Hiến pháp, Đảng chỉ đạo Quốc hội ra luật báo chí, xuất bản khác hẳn tinh thần Hiến pháp, thu xếp bằng được uỷ viên Bộ chính trị, phụ trách công tác tư tưởng văn hoá, bố trí, nắm chặt và khống chế các giám đốc Nhà xuất bản, các tổng biên tập báo chí, buộc những người này phải ngoan ngoăn tuân theo hệ thống tư tưởng văn hoá và Công an văn hoá. Về điều này tôi là nạn nhân trực tiếp. Tôi có các hồi kư, bút kư trong đó tôi có nêu lên được đôi phần (chỉ đôi phần thôi) sự thật. Bản thảo đă được đưa cho một nhà xuất bản. Nhà xuất bản ấy đă biên tập nhưng không dám in v́ Nhà xuất bản phải thăm ḍ ư kiến của Công an và tư tưởng. Có Nhà xuất bản khác có những biên tập viên rất thích, nhưng giám đốc mới bị khiển trách và nhắc nhở, nên cũng đành ngậm đấy "c̣n chờ thời cơ". Không khí ngôn luận ngạt thở. Giới trí thức và văn nghệ sĩ (trừ một số tư duy quá cũ) đều ngán ngẩm và giấu biến ư kiến độc lập của ḿnh. Bất cứ ai có chút ư kiến độc lập đều phải dấm dúi lén lút. Nhưng sự dấm dúi lén lút này đang ngày càng lan rộng và de doạ sự bùng nổ mănh liệt.

· Cách lănh đạo theo nguyên lư Đảng là bao trùm và cao hơn hết. Quốc hội phải họp sau Trung ương, Chính phủ chỉ làm việc hợp pháp hóa các chủ trương của Đảng. Đảng lănh đạo và cai trị bằng Nghị quyết. Cho nên dư luận nước ngoài họ nói rằng Quốc hội và Chính phủ Việt Nam chỉ là "con dấu" dùng để đóng vào các Nghị quyết và văn kiện của Đảng đă soạn thảo sẵn, kể cũng không ngoa.

Mỗi Nghị quyết của Đảng th́ cả Quốc hội và Chính phủ phải học tập, rồi toàn dân cũng phải học tập, các trường học, thầy giáo đều phải học tập. Thời gian học Nghị quyết của Đảng có lẽ chiếm mật độ 1/4 thời gian lao động của người dân và 1/4 thời gian làm việc của các cơ quan.

Nhân dân đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhưng Đảng lại sử dụng và chỉ đạo ngân sách. Ngân sách Nhà nước phải đài thọ hoạt động của Đảng. Hiện Đảng cảm thấy ngượng về việc này và t́m cách giảm nhẹ Đảng dùng ngân sách Nhà nước để trợ cấp các tổ chức xă hội "của Đảng" như: Thanh niên, Phụ nữ , Mặt trận…v…v… Riêng các Hội Văn học nghệ thuật cũng được trợ cấp hàng vài tỷ mỗi năm.

Các chủ trương chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá-xă hội đều do các chuyên gia ở các ngành thuộc cơ quan tư vấn nghiên cứu và chuẩn bị. Nhưng những nội dung chuẩn bị đó chưa có dấu ấn của chỉ thị và Nghị quyết của Đảng đều chưa có giá trị. Như vậy cơ quan cao nhất của Đảng đều phải có ư kiến chỉ đạo về chuyên môn cho các học giả và đều phải phê và duyệt các sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia.

Ai cũng biết là Ban chấp hành Trung ương không thể là nơi hội tụ các chuyên gia. Bộ chính trị lại càng không thể. Vậy là người không chuyên và không giỏi lại chỉ đạo và phê duyệt ư kiến của những người chuyên và giỏi. Như vậy có hai khả năng hoặc là chỉ phê bừa chẳng biết hay dở, hai là phê cả những cái sai và có hại. Nghị quyết Đại hội bao gồm nhiều chính sách chi tiết về kinh tế và sản xuất, kể cả việc trồng cây ǵ, nuôi con ǵ. Và đă là Nghị quyết th́ cứ bắt dân phải theo trong khi đó nếu họ được tự do th́ họ có muôn ngh́n cách để làm ăn phù hợp với môi trường sống và điều kiện sống của người ta, nhưng Đảng cứ nắm quyền "cho phép".

Chế độ độc đoán Toàn trị có rất nhiều cái dở. Việc này cả thế giới đều biết đă nói và lên án. Bản thân Đảng cũng không dám nhận là ḿnh thực hành sự toàn trị, nhưng sửa th́ không chịu sửa. Do thực hiện toàn trị mà sức ḿnh th́ đuối cho nên Đảng cứ phải tập trung nỗ lực vào sự củng cố và tăng cường sự lănh đạo của Đảng. Không cho một cá nhân hay một nhóm nào len vào được. Và sự nỗ lực này th́ nhằm đối tượng vào đâu?

Ngày xưa Đảng lănh đạo cùng nhân dân tập trung vào kẻ địch ngoại xâm và tay sai. Ngày nay Đảng lại phải tập trung vào đối tượng là nhân dân và nhất là những người trung thực muốn nói lên sự thật, những người có đầu óc tiến bộ muốn đóng góp ư kiến của ḿnh với người lănh đạo quốc gia để đất nước có sự chuyển biến tích cực thực sự. Đảng càng ngày càng phải trốn tránh sự thực và bóp méo sự thật. Muốn hay không muốn, để củng cố, tăng cường ḿnh Đảng phải lừa bịp nhân dân, dối trá nhân dân, hăm doạ nhân dân. V́ nhân dân là người nắm sự thật và biết rất rơ sự thật.

III. V́ sao, v́ đâu ?

Như vậy, ở phần trên đây bằng cả cuộc sống đă diễn ra, tư duy và sự hiểu biết của tôi đă được tŕnh bày 2 bức tranh: Đảng Cộng sản và xă hội Việt Nam trước đây từ 1930 đến 1975. Đảng Cộng sản và xă hội Việt Nam hiện nay (cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21). Rơ ràng nó đă có sự biến đổi từ A trở thành Z. Nó đă biến đổi thành 2 bức tranh trái ngược hẳn nhau như trắng với đen, như ngày và đêm. Nói một cách thật tóm tắt th́ Đảng Cộng sản Việt Nam đă từ một Đảng chiến đấu, sống trong dân và v́ dân đă trở thành một Đảng cầm quyền cai trị dân, xa dân, đối lập với dân, thậm chí đè nén, áp bức dân và bóc lột, hà hiếp dân.

V́ Đảng Cộng sản ra sức củng cố và tăng cường vai tṛ của ḿnh trong chế độ độc Đảng toàn trị, cho nên đối tượng đấu tranh của Đảng là nhân dân và những người trung thực. Những di sản dân chủ của những năm 40, 50, 60, 70 có c̣n chút nào không ?. Nó vẫn c̣n nhiều giá trị. Nhưng đă có nhiều sự biến đổi, biến dạng và cả biến chất nữa.

Cái biến đổi lớn nhất là từ tên nước Cộng hoà dân chủ (Việt Nam dân chủ Cộng hoà) với một Nhà nước đoàn kết toàn dân (nhiều Đảng, nhiều nhân sĩ trí thức ngoài Đảng) và một thể chế thực chất dân chủ có: Quốc hội do bầu cử, ứng cử tự do, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do xuất bản và in ấn … các quyền công dân này được đảm bảo. Quan hệ giữa Nhà nước với dân, giữa công dân với nhau là quan hệ anh em đồng chí. Nay đổi sang là Nhà nước cộng ḥa xă hội chủ nghĩa với một chế độ Độc Đảng toàn trị. Các Đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đều bị tiêu diệt, các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân (trong đó cả quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng) bị triệt tiêu, thủ tiêu trên thực tế, chỉ c̣n lại những mỹ từ, chữ nghĩa hoa mỹ ghi trong Hiến pháp. Quan hệ Đảng với Nhà nước là quan hệ Cha-con, quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân là quan hệ giữa quan lớn và dân đen. Một xă hội nghẹt thở mỗi người đều có nhiều nỗi sợ: sợ nhau, sợ Công an, sợ quan, sợ âm mưu, sợ lừa bịp, sợ dối trá. Thậm chí trong từng gia đ́nh, từng ḍng họ… có sự chia rẽ phân biệt người theo Cộng sản và người không theo Cộng sản rất gay gắt.

Vậy từ đâu, từ ai mà có hai sự trái ngược ghê ghớm ấy.

Các giá trị c̣n lại có được là chế độ cộng hoà nhưng chất lượng đă thay đổi. Những quan hệ tốt đẹp trước đây c̣n được giữ ít nhiều trong nhân dân như những truyền thống. C̣n th́ không ai từ khoảng 40, 50, hoặc 60, 70 tuổi trở lên không trăn trở và đau đớn, tiếc thương những ngày tươi đẹp ngày xưa. Câu than thở và mong ước "Bao giờ cho đến ngày xưa" nó hàm chứa một sự thật cay đắng, uất nghẹn.

Vậy v́ đâu và v́ sao ???

Sự biến đổi nó diễn ra từ từ qua năm tháng nó biến đổi chút một chút một, khó nhận thấy. Cho đến năm 1975 th́ nó có một bước ngoặt nước ta thu được một thắng lợi vĩ đại có tầm cỡ thế giới, Đảng Cộng sản được tôn vinh rực rỡ và cũng xứng đáng. Thế rồi, những người lănh đạo Cộng sản với tính kiêu ngạo sẵn có bốc đồng lên vội vàng đổi tên nước, tên Đảng, đặt ra những mục tiêu xây dựng Xă hội chủ nghĩa trong cả nước. Rồi những khẩu hiệu oang oang mà rỗng tuếch được hô hoán rầm rộ: "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội" ! Với những tham vọng đầy hoang tưởng, đẩy đất nước vào ṿng khốn khổ, khốn nạn. Cho đến tận năm 1986 hơi tỉnh được một chút nên đă cứu nguy cho đất nước khỏi sa vào vực thẳm. Nhưng sau đó, với tư duy bảo thủ giáo điều, t́m mọi cách ḱm hăm đổi mới, không chịu đổi mới chính trị, không chịu dân chủ hoá đất nước, đẩy đất nước tiến sâu vào con đường "độc Đảng, toàn trị" không dân chủ và phản dân chủ, phản Cách mạng, phản tiến hoá, phản bội nhân dân.

***

Cho nên nguyên nhân cơ bản và sâu xa của sự biến dạng (hay biến chất) này là sự tư duy thấp kém, bảo thủ giáo điều tŕ trệ, cần phải thấy rơ sự xuống cấp về tŕnh độ của các thế hệ lănh đạo, thế hệ đầu với Hồ Chí Minh và các học tṛ gần gũi của Người đều là những trí thức, nhiều danh vọng trong xă hội, có lịch sử đấu tranh Cách mạng gian khổ và quyết liệt. Thế hệ tiếp sau th́ kém đi một bậc nhưng c̣n ở mức trung b́nh. Thế hệ sau nữa th́ ở dưới mức trung b́nh, thực ra sự thật này dân đều biết hết và đánh giá như vậy. Các bậc lăo thành đă qua các triều đại cũng thấy rơ như vậy. Một số yếu tố quan trọng tác động vào sự biến dạng, biến chất mang tính mất dân chủ là các tính t́nh b́nh thường của những người lănh đạo là thích khen, thích nịnh, thích thành tích, sợ sự thật, sợ "trung ngôn, nghịch nhĩ"… và không đổi mới tư duy, đầu óc đầy tư duy bảo thủ giáo điều, cổ hủ. Nếu so với các chế độ vua quan phong kiến mạt vận ngày trước th́ những bậc quan lại "đỏ" ngày nay của cái "triều đ́nh phong kiến" Việt Nam mang nhăn hiệu Cộng hoà xă hội chủ nghĩa cũng chẳng khác là bao! Cái thứ tư duy vừa thấp kém, lại bảo thủ giáo điều không có khả năng nhận thức được các điểm về t́nh h́nh như sau:

a. Sau 1975 nước ta đă bước hẳn sang một kỷ nguyên mới. Từ chiến tranh sang hoà b́nh, từ chiến đấu sang xây dựng, từ chia cắt sang thống nhất. Giới lănh đạo không làm một cuộc tổng kiểm điểm và nhận thức sâu sắc, rơ ràng những cái mới, nhận rơ những cái cũ không hợp thời để mà rũ bỏ đi, để học tập cái mới. Đại hội VI đă chỉ ra bệnh nặng là chủ quan duy ư chí và bệnh quan liêu bảo thủ, giáo điều, nhưng sự chữa bệnh không triệt để nên các bệnh đó c̣n kéo dài cho đến tận bây giờ.

b. Không chịu có một nghiên cứu kỹ và sâu thực trạng xă hội Việt Nam để thấy rơ tất cả sự lạc hậu kém cỏi, để nhận biết điểm xuất phát của ḿnh, cũng như không nhận biết được những thuận lợi và những khả năng để phác họa được đường lối phát triển đất nước cho thích hợp. Đại hội VI làm việc ấy, nhưng c̣n "bộ phận" và nửa chừng, để ứng phó kịp thời, như thế đă là tốt lắm. Cái nguy hiểm là các giới lănh đạo kế tiếp nhau từ thời điểm sau 1975 đă "bị bỏ tù" trong cái khuôn khổ tù ngục: "Thắng lợi rồi th́ tiến lên xă hội chủ nghĩa" một cách thô sơ và giáo điều cứng nhắc.

c. Không chịu nhận thức sâu sắc sự biến chuyển thế giới mới. Đặc biệt là sau sự biến thế giới XHCN sụp đổ tan hoang. Thế giới không c̣n 2 phe, các dân tộc phải sống chung, nhất là không nhận thức được sâu sắc yêu cầu xoá bỏ hận thù hướng tới tương lai mà vẫn c̣n thấy nhiều kẻ thù như cũ, chỗ nào cũng thấy âm mưu đế quốc và âm mưu Mỹ Nguỵ, không thực tâm đại đoàn kết, nhấn mạnh cái gọi là "âm mưu diễn biến hoà b́nh" của một kẻ địch nào đó mà khống thấy rằng đang có một sự diễn biến ngay trong Đảng và trong nhân dân. V́ vậy không có đủ căn cứ khoa học để phác họa và hoạch định các chiến lược phát triển đất nước, vẫn cứ vùi đầu vào các kế hoạch 5 năm và 10 năm đầy tham vọng và hăo huyền.

Trong khi đó vẫn c̣n có những người lănh đạo có những bản tính thông thường của con người. Điều đó biểu hiện ở chỗ: - Mang nặng tư duy giáo điều, bảo thủ không tự giác thấy bản tính nặng nề này. Đại hội VI đă chỉ ra rất trúng rằng. Đổi mới th́ trước hết đổi mới tư duy. Nhưng từ đó đến nay, tư duy vẫn như cũ, không hề có thay đổi đáng kể nào? Có chăng sự thay đổi chỉ là những khẩu hiệu suông hô toáng lên, ngày một to hơn, gào thét hơn mà thôi. - Mang nặng tư duy say sưa thắng lợi, nặng thói kiêu ngạo Cộng sản, thích ca tụng, thích tung hô, không muốn nghe nói thẳng, c̣n mang nặng thói "được thỏ, bẻ nỏ" "săn xong, giết chó" loại bỏ và trừ khử các công thần. Bất cứ cái chết nào của những công thần, danh tướng đều dấy lên những nghi ngờ trong nhân dân, trong xă hội. Nhân dân mất dần ḷng tin vào giới lănh đạo. Tuy Đảng và Nhà nước có làm được một số chính sách tốt về đền ơn đáp nghĩa đối với các bà mẹ, các lăo thành và các thương binh cựu binh. Nhưng những việc ấy không đủ để xoá bỏ những nghi ngại và không bằng ḷng trong nhân dân và nhất là trong lăo thành và tri thức.

d. Một điều nữa là t́nh h́nh thế giới biến chuyển lớn quá, mang nhiều ư nghĩa sâu sắc và rộng lớn. Sự việc thế giới XHCN biến mất, bức tường Béc-Lin bị san bằng, nước Đức hoà b́nh thống nhất, mang lại cho thế giới bộ mặt hoàn toàn mới mẻ. Gần đây cuộc khủng bố kinh thiên động địa ngày 11/9 ở Mỹ đang đưa thế giới vào một cục diện mới, có sự phân chia và tập hợp mới và đang diễn biến không lường trước được. Bộ phận lănh đạo với tư duy xưa cũ và thấp kém lại không biết, không chịu thu thập nghe theo các ư kiến của các bác học, học giả trong ngoài nước, tổ chức thảo luận rộng răi để t́m ư kiến hay. Nói tóm lại là yếu tố quyết định của sự biến đổi biến dạng (hay biết chất) này là chủ yếu là do tư duy của lănh đạo, cộng vào đó là t́nh trạng không dân chủ nặng nề và kéo dài. V́ vậy giới lănh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề và chủ yếu trước dân tộc, đất nước và lịch sử. Sự lư giải này của tôi có thể chưa thoả đáng, nhưng sự biến đổi trắng- đen và đêm - ngày th́ là một sự thực và cần lư giải, tôi không ngại ngần đưa ra trước sự lư giải này.

IV. Đi t́m đường ra

Như thế là nói bao quát th́ ta có 2 bức tranh trái ngược.

A. Từ những năm 1940, 1950…1975 ta có một Đảng Cộng sản chiến đấu ở trong dân, thực sự của dân và chịu gian khổ hy sinh v́ dân. Do đó, có một xă hội với chế độ cộng hoà dân chủ, một nhà nước đoàn kết rộng răi.

B. C̣n hiện nay, ta đang có nhà nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa, với một nhà nước do Đảng cộng sản lănh đạo, nắm chặt trong tay, sai khiến nhà nước với một chế độ Độc Đảng và toàn trị. Một xă hội không có dân chủ, phát triển chậm, đang tụt hậu so với các nước trong vùng và so với thế giới. Đảng cộng sản không che dấu điều này mà công khai phê phán t́nh trạng mất dân chủ và tham nhũng, công khai kêu gọi củng cố lănh đạo độc quyền của ḿnh và gạt bỏ mọi ư kiến khác, cho những ư kiến đó là chống đối cần phải trừng phạt. Nên Đảng và Nhà nước đă huy động một bộ máy tuyên truyền vĩ đại làm việc này, huy động và sử dụng toàn bộ bộ máy nhân danh bảo vệ luật pháp (Toà án, Viện kiểm sát, Công an) vào việc đàn áp này. Ta có một xă hội đang phát triển chậm và không có dân chủ. Đa số người dân sống trong lo sợ, lo sợ bộ máy nhà nước, lo sợ lẫn nhau, lo sợ thông tin đại chúng. Phát triển chậm và mất dân chủ là 2 đặc điểm của xă hội hiện nay, mà các nhà lănh đạo nhiều khi đă chính thức và công khai phát biểu. Vậy mà ư kiến chính thức của nhà nước (bao gồm cả Đảng) cho rằng cần khắc phục t́nh trạng xă hội bằng cách tăng cường và củng cố thể chế hiện tại. Đó là điều vô lư và nhất định là không được. Như thế chỉ có đi vào ngơ cụt và làm cho t́nh h́nh ngày càng phức tạp mà hậu quả không lường được. Vậy phải t́m đường khác.

Con đường đó phải có 2 yếu tố:

1. Phải phát triển nhanh.

2. Phải dân chủ hoá xă hội.

Có dân chủ, th́ về kinh tế, dân được tự do làm ăn, tự do đua tranh và cạnh tranh kinh tế , mới có điều kiện phát triển nhanh. Về chính trị, xă hội phải thực hiện dân chủ mới chống được tham nhũng v́ toàn dân tích cực tham gia. Có tự do ngôn luận (tự do báo chí, xuất bản, tự do phát biểu ư kiến, tự do tư tưởng ...) mới thu hút mọi người dân nhất là trí thức, lăo thành, cựu chiến binh cao cấp nô nức phát biểu ư kiến. Những ư kiến đó cần được tôn trọng, thu thập và sử dụng những ư kiến đó mới vạch trần và phê phán mọi thiếu sót, bất hợp lư trong chủ trương chính sách, vạch trần mọi khiếm khuyết trong việc quản lư xă hội của nhà nước. Có thực sự bầu cử ứng cử tự do, dân mới tích cực t́m được người xứng đáng đại biểu của ḿnh vào các cương vị trong bộ máy nhà nước. Như thế nhà nước mới vững mạnh xă hội mới lành mạnh. Đừng cho rằng nhà nước càng nhiều Đảng viên th́ nhà nước càng mạnh, rồi cứ xếp bừa các đảng viên vào cơ quan nhà nước và ra sức phát triển Đảng trong cơ quan nhà nước. Mọi người đều thấy rơ nhiều Đảng viên rất kém về tri thức và kiến thức, rất dốt về quản lư và tồi tệ về tư cách cho nên càng nhiều đảng viên th́ càng nhiều thành phần kém và dốt. Ngày xưa tranh quyền lănh đạo cho Đảng là Đảng giành lấy sự hy sinh gian khổ. Ngày nay tranh sự lănh đạo mà lại độc Đảng, th́ chỉ có là tham quyền cố vị và phản dân chủ.

***

Qua tŕnh bày trên, rơ ràng con đường đi ra phải là con đường có tính cơ bản toàn cục và toàn diện, chứ không phải là sự khắc phục các mặt cụ thể vụn vặt ở chỗ này chỗ khác. Con đường đi ra là con đường đau đớn nó đụng đến những nơi hiểm yếu nhất của cơ thể. Nó phải chữa từ gốc của vấn đề. Đó là vấn đề thể chế chính trị. Nó đau đớn lắm. Nhưng như cổ nhân nói "Thuốc đắng mới dă tật". Việc này chỉ có tự Đảng cộng sản làm, nghĩa là Đảng phải tự đổi mới mà Đảng đứng ra làm, th́ Đảng vẻ vang hơn, công lao Đảng to lớn hơn; Đảng hiện nay sẽ xứng đáng với Đảng tiền bối, xứng đáng với Bác Hồ (Bác Hồ đă từng tuyên bố giải tán Đảng và đổi tên Đảng).

Đó là Đảng Cộng sản phải tự ḿnh từ bỏ chế độ độc Đảng, toàn trị, khôi phục vai tṛ, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện (đúng Hiến Pháp) tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập Đảng, luật tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, từ bỏ "hiệp thương" do Mặt trận Tổ quốc các cấp dàn xếp mà thực chất là sự g̣ ép, chỉ đạo hoàn toàn của Đảng đứng đằng sau ...

Làm bằng ấy việc là Đảng tự cải cách và đổi mới và là sự đổi mới thực sự chứ không phải Đảng kêu gọi mọi người đổi mới, c̣n ḿnh Đảng th́ cứ y nguyên. C̣n các việc làm tiếp sau sẽ là hệ quả tốt đẹp. Các nhà "lưỡi gỗ" đừng vội kêu lên như thế là hạ thấp vai tṛ lănh đạo của Đảng cộng sản, đấy là định thay thế vai tṛ của Đảng cộng sản, thực tế là nâng cao vai tṛ lănh đạo của Đảng đấy. V́ nâng cao vai tṛ là ở chỗ có những chủ trương đúng và hay, chứ không phải là nhiều cờ quạt, khẩu hiệu loè loẹt, nhiều tung hô, nhiều muôn năm vạn tuế. Đảng mà chủ trương đổi mới như trên th́ Đảng tỏ ra thực sự tài t́nh và không c̣n sợ ai làm giảm sút uy tín nữa cả (**). Trên thực tế lịch sử th́ trước đây và bây giờ, chưa ai có thể thay thế được Đảng Cộng sản. Chỉ trừ khi Đảng tự ḿnh hạ thấp bằng ḿnh những cái dốt và cái kém làm xă hội ngày càng nhiễu nhương, dân mất tin tưởng ngày càng lớn th́ chính Đảng là người tự hạ bệ và dân cũng sẽ giúp hạ bệ Đảng nhanh hơn, gọn hơn.

***

Nói khác đi là để có con đường thoát khỏi t́nh h́nh rối ren phức tạp của đất nước hiện nay th́ chỉ có con đường thực sự dân chủ hoá, tức là thực sự thực hiện dân chủ đúng như Hồ Chí Minh đă chọn lựa, th́ mới làm cho toàn dân phấn khởi yên vui, phấn khởi huy động được trí tuệ toàn dân để khắc phục mọi trở ngại mà đưa đất nước phát triển nhanh, ứng phó sáng suốt mọi quan hệ đối ngoại phức tạp và tế nhị hiện nay. Không nên chỉ bằng ḷng với việc thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược mà mọi việc vẫn y nguyên. Cần phải đả phá, đấu tranh thật mạnh với một ư kiến sai lầm là cứ "dân chủ mở rộng th́ dân sẽ làm loạn". Đó mới chính là luận điệu phản động, cực kỳ phản động. Trên thực tế, sự kiện Thái B́nh và sự kiện Tây Nguyên có phải là do dân chủ quá rộng không hay là do chính sự thiếu dân chủ và những sai lầm trong chính sách, sự không thu thập ư kiến của các trí thức văn nghệ sĩ…??? ư kiến muốn Đảng thực sự đổi mới tức là phải cải cách Đảng như ư kiến tŕnh bày. Đây mới thực sự là ư kiến để tăng cường (nâng cao) và củng cố sự lănh đạo của Đảng. Đảng không nên mang măi bộ mặt phản dân chủ mà Đảng cần nêu gương sáng về thực hiện dân chủ.

***

Con đường ra đă rơ ràng. Cần dân chủ hoá đất nước mà trong công cuộc này vai tṛ Đảng cộng sản là quyết định. Hăy nên:

1. Từ bỏ thể chế độc Đảng, toàn trị chấp nhận thể chế đa nguyên: Quá tŕnh dân chủ của thời đại dân chủ, trước sau cũng phải đi tới đa nguyên. Chế độ độc Đảng hiện nay đă quá lạc hậu.

2. Thực hiện thật sự mấy quyền dân chủ cơ bản: Tự do bầu cử, ứng cử. Tự do báo chí, xuất bản và ấn loát. Tự do lập hội, lập Đảng và tự do hội họp.

3. Thực hiện thật sự quên quá khứ: Xoá bỏ hận thù, đoàn kết rộng răi nhân dân Việt Nam trong nước ngoài nước, xoá bỏ triệt để thành kiến phân biệt địch ta: Nguỵ và Chính, người trong nước và tay sai đế quốc nước ngoài. Thực hiện hoà hợp và hoà giải dân tộc, đoàn kết mọi người Việt Nam yêu tổ quốc và thiết tha với sự nghiệp tái thiết đất nước tới hùng cường và dân chủ tiến bộ. Trong khi chỉ cần giữ sự cảnh giác đúng mức.

4. Thực hiện chính xác và thực thà: Những phương châm đối ngoại đă có "Việt Nam muốn làm bạn với mọi người", "Độc lập đa phương, đa dạng ...". Tôi nhấn mạnh chính xác và thực thà là muốn trừ bỏ cái tư duy địch - ta trong đầu óc nhiều người. Tôi muốn nhấn mạnh rằng phải đổi mới tư duy, ta chỉ nên cảnh giác với những kẻ địch thật, c̣n đừng có tưởng tượng lắm thứ kẻ địch, thậm chí muốn t́m cả địch c̣n trong trứng để bóp chết, như thế đất nước khó yên b́nh. Kẻ địch có thật của ta bây giờ có không? Có! Đó là t́nh trạng mất dân chủ và sự tham nhũng; hăy dùng các thủ đoạn cảnh giác đối với 2 kẻ thù tham nhũng và phản dân chủ.

***

Bàn đến đây, tôi thấy là thật sự đă đụng đến các vấn đề đường lối, và những điều tôi đề cập đến nó là vấn đề đường lối. Ta không đi thẳng vào nó mà giải quyết th́ cứ loanh quanh ở bên ngoài mà không khi nào có hiệu lực. Đụng đến vấn đề đường lối th́ đau nhưng cũng như chữa bệnh phải chịu đau (thuốc đắng, mổ và cắt) mới khỏi được bệnh. Tôi cứ mạnh dạn đưa ra, mong được nghe nhiều ư kiến chung quanh vấn đề này. Chủ đề "Ngày xưa ... ngày nay" là một chủ đề tôi và các bạn kháng chiến của tôi trăn trở, tự hỏi cả chục năm nay. Đến nay tôi mới diễn giải được nó ra đây. Tôi không cần thanh minh, động cơ tôi viết bài này. Tôi định viết một tiểu luận nhưng nhiều xúc cảm nó cứ đưa đẩy ng̣i bút thành bài viết không thể có h́nh thức chính luận, tôi bèn bịa ra cho nó một cái tên hỗn hợp là "Bút kư-tiểu luận" mong bạn đọc thông cảm. Té ra thực sự Đảng ta có vấn đề đường lối thật. Các Đại hội của Đảng lần VIII và IX chỉ mới đụng đến sơ sơ. Tôi mong những ư kiến của tôi có góp phần gợi ư cho sự chuẩn bị Đại hội X. Đại hội X, có người c̣n nghi ngờ có được hay không? Tôi th́ tôi tin nó sẽ có. Xin chờ đợi các ư kiến trao đổi.

Viết xong ngày 20 tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội

Trần Độ

Số 97 Trần Hưng Đạo – TP Hà Nội.

 

(*) Hai câu viết của Hồ Chí Minh (theo trí nhơ): có ai nói là Đảng ta kém dân chủ, th́ chúng ta giận. Nhưng thực tế có thế thật.

(**) Lỗi người đánh máy: bản trước là: "Đảng mà chủ trương đổi mới làm giảm sút uy tín nữa cả." !. Thành thật cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc.