Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Một cái nh́n trở lại [2]

Trần Độ

Sau khi viết thiên bút kư "Một cái nh́n trở lại (1)", tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ và thấy ra rằng c̣n phải nh́n lại nhiều vấn đề lắm. Trong khi thấy như vậy th́ lại đọc thêm một số sách về sử và vài cuốn tiểu thuyết. Trong có một cuốn mà tôi gặp trong đó nhiều ư nghĩ, nhiều tư tưởng có thể gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Đó là một bộ tiểu thuyết lịch sử tên là "Sông Côn mùa lũ", tác giả là Nguyễn Mộng Giác nói về giai đoạn lịch sử nửa sau thể kỷ 18 ở miền trung nước ta, về phong trào Tây Sơn của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Tiểu thuyết dựng lại chân dung nhiều nhân vật lịch sử và cũng hư cấu chân dung một số nhân vật của thời đại đó, một cách sinh động, để làm nổi thêm các nhân vật lịch sử có thật. Qua sự việc và lời lẽ của các nhân vật, tác giả nêu lên những tư tưởng và những vấn đề của thời kỳ lịch sử đó mà cũng có nhiều ư nghĩa thời sự. Có mấy nội dung mà tôi thích thú quan tâm :

- Khi Nguyễn Huệ tham gia với Nguyễn Nhạc nổi dậy chống phá bộ máy cai trị tàn bạo và thối nát của Trương Phúc Loan đang lũng đoạn chính quyền của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Huệ tâm sự với bạn bè và nêu lên một vấn đề: "Ta hiện nay nổi dậy để phá tan bộ máy cai trị này. Ta đập nó đi rồi, th́ ta thay thế nó bằng cái ǵ? Liệu ta thay thế nó bằng một cái tốt đẹp hơn, hay ta lại xây nên chính những cái mà ta đang đập phá đây???".

Trong tiểu thuyết có nêu lên hai sự việc giống nhau và cùng nói lên một vấn đề:

- Nguyễn Nhạc khi làm lễ đăng quang lên ngôi Vua Thái Đức ở Quy Nhơn, đă cấm giáo phường (văn công) không được diễn vở tuồng "Chàng Lía". Vở tuồng này ca ngợi chàng Lía cũng là một thanh niên nông dân nổi dậy chống áp bức bóc lột.

- Sau này khi Nguyễn Huệ đăng quang lên ngôi vua ở Phú Xuân (Huế), tác giả vở tuồng vốn là bạn học với Nguyễn Huệ, lại đề nghị cho diễn vở tuồng chàng Lía để chào mừng lễ đăng quang th́ Nguyễn Huệ là vua Quang Trung cũng cấm không cho diễn vở tuồng đó!

Thế là tâm trí tôi cứ xoay quanh câu chuyện đó, và cũng là xoay quanh cuộc đời tôi. Đó là mối quan hệ giữa người nổi dậy (đập phá) với người cầm quyền cai trị, sự chuyển biến tâm lư và tư duy, ứng xử của hai con người đó, và khi hai con người đó trong cuộc đời lại là một.

Tôi không sao quên được mấy kỷ niệm nhỏ trong đời tôi.

Năm 1945, trước tháng tám, tôi hoạt động bí mật ở một vùng ngoại thành Hà Nội (huyện Đông Anh). Tôi ở một nhà cơ sở Cách mạng. Gia đ́nh có một bà mẹ và hai người con gái: chị lớn đă có chồng và con, chị nhỏ hơn sau này lấy một anh trong đội của tôi. Bà mẹ nuôi nấng và che chở cho tôi như một đứa con, nhiều lúc cũng âu yếm, mắng mỏ, dành cho tôi từ bát cơm nguội, bắp ngô, củ khoai. Chị lớn cũng thế, chị coi tôi là em trai, các con chị đều gọi tôi là cậu rất thân mật, tự nhiên và hay bắt rận ṿ giặt quần áo cho cậu. Khi tôi vô ư ngồi trong buồng làm nổ súng, chị rất nhanh ư vào bếp, đập vỡ cái nồi rang bằng đất để có cớ nói chuyện với hàng xóm, nếu có người nghe tiếng nổ mà sang hỏi thăm. Sau đó chị mới chạy lên xem tôi, chị nghĩ rằng có thể xảy ra tại nạn: tôi bị thương hoặc chết. Thấy tôi an toàn chị cười vui nói với tôi về mẹo "đập nồi rang" của chị và chị c̣n cười vui hơn, bảo tôi: "Cậu có làm sao th́ đành chờ đêm đến, đem vùi cậu ở rănh khoai, chứ chả biết làm thế nào?"

Thế mà sau ngày 19 - 8 ít lâu, tôi đă nhận công tác ở Hà Nội, trở lại thăm bà cụ và chị, th́ tôi gặp một t́nh huống ngỡ ngàng. Cố nhiên lúc này tôi ăn mặc sang trọng hơn và đi xe hơi. Bà cụ mắt kém, măi mới nhận ra tôi. Bà cụ mừng rỡ, chào mời tôi: "Mời ông ngồi, xơi nước" và cụ rất lễ phép rót nước mời tôi. Chị lớn cũng thế, không gọi tôi là cậu nữa, mà cũng lễ phép gọi tôi là ông.

Tôi không thể tự nhiên được như xưa, không vui được và cũng không thích ứng được với danh vị "ông khách". Lúc ấy, tôi chỉ thấy lúng túng và tiếc nuối một t́nh thân mật trước đây. Tôi đă mơ hồ cảm thấy một sự rạn nứt, thấy tiếc tiếc, nhưng chưa ư thức được rơ. Măi về sau này, khi đă ngoài 70 tuổi, tôi mới dần dần thấy rơ hơn và sẽ nói rơ thêm sau này.

Những năm 1980, lúc tôi đă hơn 60 tuổi. Tôi về thăm một cơ sở Cách mạng cũ ở Thái Nguyên. Những người thanh niên cứu quốc cùng lứa tuổi với tôi và hơn tuổi tôi đă chết nhiều. Nhưng cũng có người c̣n sống, có người trở thành cán bộ khá cao cấp (Phó chủ tịch Tỉnh). Tôi t́m thăm một chị. Chị này lúc ấy (1944) là một thanh niên tích cực, là một trong số đảng viên đầu tiên. Chị nhanh nhẹn hăng hái và cũng thuộc lớp nữ thanh niên xinh đẹp. Tôi mang ấn tượng về chị hồi trẻ, đến thăm chị. Chị bây giờ là một bà già nhà quê cũ kỹ và lam lũ, trong nhà chị không đến nỗi nghèo khổ. Tôi và anh đă thoát ly thành cán bộ đến thăm chị mà sao xa cách nhau xa xôi, lạnh lẽo. Trong câu chuyện tôi có chú ư một câu của chị, đại khái: "Giá mà tôi được thoát ly như các anh th́ bây giờ cũng sướng, chả đến nỗi lúi sùi thế này". Chị nói thế với một tâm thức: đi làm Cách mạng cũng là một con đường kiếm ăn sinh sống, và những người gặp may mắn được thoát ly th́ con đường sống cao hơn, sướng hơn. Cái cảm giác rạn nứt như hồi 1945 lại chiếm tâm hồn tôi. Nhưng tôi không suy nghĩ ǵ hơn, mà chỉ uỷ lạo chị một câu rất cổ hủ mà cũng xác đáng "Mỗi người một số phận, chị ạ!".

Thế là đời tôi có mấy đoạn.

Đoạn 1: là một thiếu niên học sinh rồi thanh niên, xung phong đi làm Cách mạng, đi tuyên truyền vận động quần chúng đứng lên vơ trang khởi nghĩa để giành độc lập và giành chính quyền. Lúc này hết sức say sưa với những lư tưởng cao đẹp: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; giải phóng, công bằng và nhiều mơ tưởng cụ thể về đời sống tươi đẹp của toàn dân tộc, đất nước. Những mơ tưởng này rất chung mà cũng rất cụ thể: nông dân có ruộng đất, rồi có máy cày, máy gặt; công nhân làm chủ nhà máy không có thất nghiệp, đời sống no đủ; thanh niên tha hồ học hành, người ốm được chữa bệnh chu đáo. Tất cả cái ǵ cũng có một kết cục đẹp và đẹp nhất.

Đoạn 2: là một anh bộ đội tham gia chiến đấu giành và giữ độc lập suốt 30 năm. Những mơ tưởng thời thiếu niên vẫn tiếp tục với những vẻ đẹp huy hoàng của nó, nhưng tâm trí tập trung vào yêu cầu trước mắt là thống nhất và ḥa b́nh với những giấc mơ hoà b́nh và thống nhất. Sau tháng 8-1945 mới thấy cái thắng lợi cụ thể của nó. Và sau tháng 5-1975 mới thấy cái thống nhất và ḥa b́nh thực tế nó như vậy. Nó có nhiều cái không giống và không đẹp như trong giấc mơ, nó cũng có những cái c̣n đẹp hơn, rực rỡ hơn, vui hơn những giác mơ. Nhưng suốt những năm công tác và chiến đấu không có th́ giờ và điều kiện để suy ngẫm về cuộc đời.

Đoạn 3: có khoảng 18 năm thống nhất ḥa b́nh. Tôi làm một quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước hưởng tất cả những tiêu chuẩn ưu đăi, đời sống đầy đủ và thuận lợi.

Rồi bước sang Đoạn 4 cho đến nay. ở đoạn này có nhiều điều kiện để suy ngẫm so sánh và đối chiếu ước mơ với thực tế cuộc sống. Ta đă dùng hết chữ để nói về thắng lợi của dân tộc và đất nước, nay không có chữ nào mới được nữa. Nhưng té ra những thắng lợi nó lại thể hiện ở các số phận cụ thể. Nó thể hiện ở những cuộc sống đầy đủ giàu sang của một số người, nhưng nó cũng thể hiện ở t́nh trạng không thay đổi và c̣n có sự sa sút thêm của rất nhiều số phận con người khác.

Nh́n lại các quăng đời tôi đă sống rút cục lại, nổi lên một câu hỏi khái quát và tập trung là : Tôi đă tham gia vào việc đập phá và phá tan một thứ chính quyền và cuộc sống như thế nào? Và tôi đă tham gia vào việc lập nên và củng cố một chính quyền thay thế như thế nào?

Tôi chỉ "tham gia" thôi, v́ tôi chỉ có một vai tṛ hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên vai tṛ đó cũng đủ cho tôi đặt câu hỏi, một câu hỏi khái quát ở tầm triết học, để mong t́m thấy thực chất chân lư của sự vật. Tôi đă tham gia đập tan cái ǵ?

Tôi đă tham gia đập tan một nhà nước, một bộ máy cai trị của thực dân và phong kiến tay sai. Bộ máy đó có đủ các nét đặc điểm của sự tàn bạo, dă man, của sự vơ vét bóc lột và xa hoa hưởng thụ, của sự lừa bịp dối trá thủ đoạn đểu giả. Bộ máy nhà nước đó gắn chặt với một xă hội nghèo nàn, đói khổ, cực nhục, nhiều tệ nạn, nhiều sa đọa xấu xa. Những điều đó được hiện ra trong các tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng. Tôi ở tuổi niên thiếu đă tiếp xúc và va chạm với nó ở những tên tuần phiên, lư trưởng, chánh tổng, địa chủ ở quê tôi và sau đó với những tên mật thám, những sở mật thám, những ṭa án các cấp và các nhà tù từ tỉnh đến Hỏa Ḷ Hà Nội và nơi đi đày Sơn La. Những điều tôi biết và tôi tiếp xúc nung nấu trong tôi một ḷng căm thù vừa sâu sắc vừa sôi nổi. Tôi không thể không tham gia đập phá cái thứ tàn bạo, độc ác và lừa bịp xấu xa. Trong khi tham gia việc đập phá đó tôi không thể không có những sự ước muốn, những nguyện vọng, những giấc mơ cao thượng: xây dựng một xă hội và một nhà nước đầy những sự cao đẹp: mọi người đều sống đầy đủ sang trọng, mọi người đều yêu thương nhau, tôn trọng nhau, thân ái với nhau. Một nhà nước gồm những người cũng thương yêu nhân dân, tôn trọng từng người dân, giúp đỡ và tạo cho từng người dân được sống tự do, được sống hạnh phúc.

Tôi cứ nuôi những mơ tưởng đó và yên chí đinh ninh rằng đó là những lư tưởng cao đẹp và hiện thực, và những lư tưởng đó là lẽ sống của đời ḿnh. Tôi không cần phải băn khoăn như Nguyễn Huệ và đă nh́n thấy rơ những mục tiêu và những mơ tưởng của ḿnh. Những cái đó được hiện lên một cách cụ thể. Sau Cách mạng tháng 8 là một Nhà nước Dân chủ cộng ḥa, một Chủ tịch, một Lănh tụ siêu phàm có thể đoàn kết mọi người và thương yêu tất cả mọi người, lúc nào và ở đâu cũng lo toan cho hạnh phúc của từng con người. Cứ như thế tôi tiếp tục những mơ ước của tôi về một đất nước được thống nhất ḥa b́nh...

Cứ mơ ước, vừa mơ ước vừa được sống những cuộc sống thực: Sau Cách mạng tháng 8 mới biết cuộc sống thực của thắng lợi Cách mạng. Sau 1954, mới biết cuộc sống thực của Kháng chiến thành công. Sau 1975, đi máy bay từ Hà Nội vào Sài G̣n rồi lại đi ôtô từ Sài G̣n qua Đà lạt, Huế ra đến Hà Nội, mới biết cuộc sống thực của Thống nhất - Hoà b́nh.

Cuộc sống thực đó vừa giống và vừa không giống những mơ ước tôi đă từng ôm ấp từ lâu. Những cái giống nhiều hơn, hay những cái không giống nhiều hơn? Tôi chưa có lúc nào điểm ra được rơ ràng. Nhưng càng ngày càng thấy, h́nh như cái không giống nhiều hơn. Cái không giống với mơ ước th́ nhiều, nhưng những cái giống với cái ǵ đă được đánh đổ cũng càng ngày càng nhiều.

Vậy là tôi đă tham gia xây dựng, củng cố một "cái ǵ?". "Cái ǵ" đó nó phải thay thế "cái ǵ" mà tôi đă tham gia đập phá nó từ những năm 1945???

Tôi không muốn và cũng không thể điểm lại sự diễn tiến của cuộc sống xă hội suốt 50 năm từ 1945 đến nay. Và tôi chỉ thử điểm qua một số điểm để đối chiếu từ "cái ǵ" đó trước 1945 và "cái ǵ" đó hiện nay. Tôi thường quan tâm vào mấy điểm như sau:

1/ Trước 1945, xă hội Việt Nam lúc ấy có một bộ máy cai trị. Bộ máy đó là của đế quốc phong kiến. Nó có đầy đủ các đặc điểm của nó là bóc lột, vơ vét của dân nghèo để hưởng thụ phè phỡn và xa hoa. Nó dùng đủ mọi thủ đoạn đàn áp, doạ nạt, dối trá và lừa bịp để buộc toàn thể dân chúng phải cúi đầu im lặng nghe theo và hành động mọi thứ mà giới cầm quyền mong muốn.

Ngày nay ta cũng có một bộ máy Nhà nước và đó là Nhà nước của dân, do dân và v́ dân. Trong đời sống xă hội, mọi người đều thấy một số hiện tượng (chưa bàn đến bản chất của vấn đề) cần đối chiếu và suy ngẫm:

a/ Hiện tượng thứ nhất là ta có một bộ máy Nhà nước, nói đúng hơn là một bộ máy cầm quyền, bộ máy cai trị. Bộ máy này rất to lớn đồ sộ và tốn kém, to lớn hơn bộ máy ngày xưa gấp nhiều lần. Nó gồm nhiều bộ máy:

- Bộ máy dân cử là hệ thống Quốc hội và các Hội đồng nhân dân.

- Bộ máy hành chính gồm có chính phủ và các UBND tỉnh, huyện, xă.

- Bộ máy Đảng gồm từ Trung ương đến cơ sở gồm cấp uỷ và các bộ máy giúp việc.

- Bộ máy các tổ chức chính trị xă hội trực thuộc Đảng là Công - Nông - Thanh - Phụ.

- Bộ máy UBMT Tổ quốc bao gồm đoàn thể các ngành, nhưng không có ảnh hưởng ǵ đến các đoàn thể.

- Một mạng lưới các tổ chức xă hội, có tổ chức chính trị xă hội, tổ chức nghề nghiệp xă hội, tổ chức từ thiện, tổ chức tôn giáo. Các loại tổ chức này có nhiều tổ chức đều do Đảng và Chính quyền bảo trợ và chi phối.

Như vậy hiện tượng này là bộ máy Nhà nước thể hiện ra một hệ thống chính trị rất to lớn cồng kềnh gồm có tổ chức Đảng là trung tâm, các tổ chức khác, kể cả Quốc hội và Chính phủ là những tổ chức ngoại vi xung quanh tổ chức Đảng.

Hệ thống này cổng kềnh và chồng chéo. Riêng việc quản lư sự thương mại, có:

+ Bộ Thương mại

+ Cơ quan thuế vụ.

+ Cơ quan quản lư thị trường.

+ Lực lượng chống buôn lậu.

+ Cơ quan Hải quan.

Nhiều cơ quan làm một việc, nên phải luôn luôn "phối kết hợp", "lồng ghép".

Các lực lượng Công an lại có quy mô của một Chính phủ (nhiều lĩnh vực) nào là an ninh chính trị, công an kinh tế, an ninh văn hóa và an ninh đối ngoại... Thế mà bất cứ việc ǵ cũng phải nêu lên đó là nhiệm vụ của toàn dân, mỗI ngườI dân đều phải gánh vác hoặc tham gia. Công an có công an khu vực, công an phường, xă.

Ngày xưa c̣n bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xă tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ ḿnh nhiều sĩ quan thật!

Tôi thấy cái sự cồng kềnh và đông đảo quá thế không phải là một kinh nghiệm hay. Nó quá tốn kém v́ nhiều cơ quan, tổ chức th́ phải nhiều trụ sở, nhiều xe cộ, đồ dùng văn pḥng, nhiều đại hội, hội nghị và học tập. Những chi phí về các việc đó đều lấy vào ngân sách, đều do dân phải đóng góp, mà trong khi ta lại quá thiếu thốn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Tất cả sự to lớn, cồng kềnh của bộ máy đều xoay quanh một nhiệm vụ, một mục tiêu: giữ vững và củng cố chính quyền này, chống lại và đề pḥng mọi âm mưu, mọi lực lượng có thể làm suy yếu chính quyền này. Trong khi chính quyền này là của dân, do dân và v́ dân, đă có lịch sử và được tổ chức đầy đủ, đă hết sức vững vàng rồi. Ngày xưa ta chưa có chính quyền, phải đối phó với cả một bộ máy thống trị, bộ máy thống trị này nhiều lực lượng và mưu mô thủ đoạn để làm hại lực lượng Cách mạng. Ngày nay Cách mạng đă là bộ máy thống trị, một bộ máy rộng lớn bề thế và vững chắc, tôi không hiểu tại sao lại có ngườI sợ hăi làm như sắp bị đánh đổ đến nơi!???

b/ Hiện tượng thứ hai là bộ máy Công an to lớn

Chế độ nào cũng cần có một bộ máy và lực lượng trung thành để bảo vệ chế độ đó. Chế độ ta cần có một bộ máy và lực lượng như thế là tự nhiên.

Như trong 6 điều Bác Hồ dạy th́ Bác nói "đối với Chính phủ phải trung thành" và Bác thường yêu cầu các lực lượng vũ trang "Trung với nước, hiếu với dân" nhưng Đài phát thanh của ta ngày nay thường nhắc đi nhắc lại "Trung với Đảng, hiếu với dân". Trung với Đảng cũng có ư nghĩa, nhưng có lẽ ra là phải sau "Trung với nước". Nhiều người đồng nhất Đảng với nước, v́ Đảng là yêu nước nhất và đại diện, tiêu biểu cho nước đầy đủ nhất. Nhưng dù sao th́ Đảng là Đảng và nước là nước, không thể là một, khẩu hiệu nói trên có một ngụ ư bảo vệ Đảng rất triệt để, nhưng như thế nó lại hơi quên mất "nước".

Lực lượng Công an hiện nay thường được coi là và được tŕnh bày như là một lực lượng bảo vệ dân, cứu giúp dân, là bạn của dân. Sự tuyên truyền cho lực lượng Công an cũng có một quy mô lớn. Riêng tôi biết, Công an có 5 tờ báo và tạp chí:

Báo Công an nhân dân

Báo An ninh Thủ đô

Báo Công an TP HCM (2 tờ: 1 báo; 1 tạp chí)

Báo An ninh Thế giới

Báo Văn nghệ Công an

và các lực lượng văn nghệ khác.

Lực lượng Công an nhân dân hiện nay được giới thiệu như một lực lượng của nhân dân, trong nhân dân và v́ nhân dân. Nhưng sao mà trong thực tế nó lại hay giống nhưng cái ngày xưa ở ta, và giống các nước thuộc địa trước kia quá. Nhiều người nh́n vào nó, thấy rơ nó tiêu biểu cho một lực lượng đàn áp và khủng bố. Dân sợ nó nhiều hơn và cho đó là một nghề "thất đức" và quả nhiên nó làm cho nhiều người sợ thật:

Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu trang bị rất sắc bén và hùng hậu.

Nó được trang bị tất cả những công cụ khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ (phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, ṿi rồng phun nước, hơi cay, khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...

Nó có một hệ thống trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui vẻ muốn tới đó.

Tŕnh độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung, theo dơi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu cầu dân và t́m người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung th́ mớm cung, gài bẫy, tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài ngày.

Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có chính quyền th́ ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những ǵ xấu xa và lư tưởng của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm. Tôi nói lên những cảm tưởng này, không phải bài bác ǵ các lực lượng Công an hoặc phủ nhận sự cần thiết của nó. Tôi chỉ muốn nói lên một ấn tượng khó hiểu.

Những ǵ trước đây ta khinh bỉ, chửi rủa và chống phá th́ ngày nay ta lại làm lại nguyên những cái đó, mà lại hoàn thiện, nâng cao và ngày càng nâng cao!

Khi ta nói đến những ǵ là dân chủ của các nước tư bản phát triển, th́ ta chê nó là dân chủ tư sản, là cái ǵ đáng ghê tởm. Về những tổ chức và phương pháp bảo vệ chính quyền th́ ta lại chăm chú bắt chước một cách rất kỹ lưỡng và c̣n nâng cao hơn, sáng tạo hơn. Tại sao như vậy nhỉ???

Khoảng 20.11.1998, xem thấy ở tivi một phim truyện tên là "Đám cưới đêm mưa". Trong phim, nhân vật chính là một thanh niên v́ yêu một cô gái mà mẹ không bằng ḷng đă bị đẩy đến chỗ giết người và ăn cắp vàng của mẹ rồi mưu trốn với người yêu. Công an t́m ra dấu vết và truy nă, khi cậu thanh niên này trốn về nhà người yêu. Công an theo sát tới, có một cán bộ Công an hiểu và biết được động cơ và ước nguyện hạnh phúc của thanh niên này nên quyết định không bắt tội phạm, mà mở đường cho tội phạm tự thú. Cán bộ công an bị nhận xét là không tṛn nhiệm vụ và bị thay bởi một cán bộ Công an khác là người chủ trương phải kiên quyết bắt tội phạm và xử tội. Nhưng cuối cùng th́ phim đă có kết thúc, chứng tỏ anh công an chủ trương không bắt tội phạm là đúng. Cậu thanh niên đó đă ra tự thú.

Như vậy để bảo vệ Pháp luật, để củng cố quyền lực của bộ máy cầm quyền có thể có hai cách khác nhau:

Hoặc khoan dung, nhân ái với dân, hiểu đúng tâm tư của dân và thuyết phục dân.

Hoặc nhất thiết phải đàn áp, khủng bố, bắt bớ làm dân sợ, dân trốn.

Chẳng lẽ chúng ta không có phương thức tổ chức và hoạt động thế nào để bộ máy, lực lượng bảo vệ của ta thật sự là của dân, do dân, v́ dân. Chẳng lẽ ta không thể nào từ bỏ những ǵ ta chửi rủa, khinh bỉ và chống đối.

Tôi nghĩ rằng ta có thể t́m được, nếu chúng ta nghiêm túc kiểm điểm và tổng kết, và ta thu thập được đầy đủ ư kiến của các tầng lớp nhân dân. Có ư kiến cho rằng ta chỉ có hai con đường mà từ bỏ đường này th́ phải đi vào đường kia. Nhưng ở đây lại diễn ra hiện tượng trùng lặp lại chính những ǵ ta đă từ bỏ và đánh đổ.

Thế là thế nào đây???

c/ Hiện tượng thứ ba là hệ tư tưởng thống trị và sự thống trị của hệ tư tưởng.

Mác nói tư tưởng thống trị là của giai cấp thống trị.

Thế ở ta, về lư thuyết ta bảo là "chính quyền của giai cấp vô sản", giai cấp vô sản là giai cấp thống trị. Và tư tưởng của giai cấp vô sản là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhưng nh́n vào hiện thực của cuộc sống xă hội, tôi thấy những biểu hiện của ư thức hệ đều khác lạ và xa cách với chủ nghia Mác - Lênin.

Ví dụ: "Chủ nghĩa thành phần" và "Chủ nghĩa lư lịch" th́ không phải từ chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong tổ chức "Chủ nghĩa cơ cấu" cũng xa lạ với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tôi lại thấy chủ nghĩa Mác - Lênin nhập vào ta lại nhập vào một tâm lư Nho giáo phong kiến rất nặng, tâm lư đó nặng cả trong nhân dân và trong người lănh đạo. H́nh như cái thứ "Tập trung dân chủ" rất gần gũi và ḥa nhập với "Tam cương ngũ thường" của Nho giáo. Nếu ngày xưa, người ta gặp cái ǵ có lợi, may mắn hoặc là một thành công nhỏ nào, th́ người ta nói và nghĩ ngay là nhờ Hồng phúc của nhà Vua và của bề trên. C̣n ta hiện nay th́ người dân và kẻ dưới có được cái ǵ th́ cũng nghĩ và nói ngay là "ơn Bác và ơn Đảng". Bác và Đảng ban phát mọi thứ cho mỗi người dân, từ cái chữ học, hạt muối, hạt gạo, trái cây, thuốc chữa bệnh đều được ban phát như vậy, không có cái ǵ do người dân lao động tự làm ra và tự nuôi sống ḿnh!

Ngày xưa, xă hội có Quân - Sư - Phụ (Vua - Thầy - Cha) th́ ngày nay có "cấp trên", "thượng cấp", Trung ương và cấp uỷ được gọi thân t́nh là "Các anh ấy". Cái ǵ cũng phải được phép, chờ ư kiến của "các anh ấy". Chỉ có "các anh ấy" là có ư nghĩa, c̣n người dân b́nh thường đều không có ư nghĩa ǵ.

Về lời lẽ và chữ viết th́ "Tất cả là của dân, do dân, v́ dân", rất cao cả. Nhưng về cơ chế và lư sự th́ Đảng là của Dân, Đảng tức là Dân, Đảng đại diện xứng đáng nhất của Dân, v́ vậy của Đảng tức là của dân, do Đảng tức là do dân và v́ Đảng tức là v́ dân. Đảng đồng nhất với dân, Đảng được trừu tượng hóa thành Dân. Đảng suy nghĩ và hành động đều nhân danh Dân. Trong khi ấy vẫn có những người dân cụ thể nghĩ khác và làm khác Đảng. Mà làm khác Đảng tức là chống Đảng, chống Đảng tức là chống dân. Thế là nhiều chỗ ví dụ như Thái B́nh, dân lại phạm tội chống dân.!?

Chủ nghĩa Mác là duy vật, nhưng hệ tư tưởng cầm quyền lại thiên về duy tâm. Hệ tư tưởng này hầu như tin vào vai tṛ tuyệt đối của tư tưởng, tinh thần, cho đó là yếu tố quyết định của mọi công tác, mọi thành công, hầu như tin rằng các mục tiêu kinh tế đạt được là do nêu cao các khẩu hiệu tuyên truyền và sự nhắc lại nhiều lần các khẩu hiệu đó. Ví dụ cứ nói đi nói lại nhiều lần số phần trăm của tăng trưởng kinh tế th́ sẽ đạt được mục tiêu, cứ lắp khẩu hiệu "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" vào mọi hoạt động như là nuôi lợn, nuôi gà, quét sạch đường, chợ... th́ ta sẽ đạt được hiện đại hóa. Bệnh duy ư chí rất nặng một thời, nay vẫn c̣n. Duy ư chí th́ cũng là duy tâm. Sự thần thánh hóa, linh thiêng hóa, tuyệt đối hóa lănh tụ, cấp trên, các nghị quyết, các ư kiến lănh đạo, th́ cũng quá là duy tâm và ngược lại tinh thần của chủ nghĩa Mác.

Ư thức hệ cầm quyền rất cần "duy tâm", thế dễ khống chế tư tưởng toàn xă hội. Thật ra lănh tụ hay cấp trên cũng là những con người có những nhu cầu và t́nh cảm như mọi người. Những quyết định lănh đạo vẫn có thể có những sơ hở, sai sót và sai lầm. Không thể chỉ có đúng đắn và sáng suốt. Phải để cho dân được b́nh luận!

Cách nh́n nhận sự vật của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng, nhưng những người tư tưởng của bộ máy cầm quyền th́ quá đơn giản và cứng nhắc, bảo thủ, nh́n nhận t́nh h́nh thế giới và trong nước hiện nay cũng giống như cách đây 50 năm hoặc hơn nữa. Và như thế lại tự hào là vững vàng, kiên định và trung thành. Rơ ràng là hệ tư tưởng cầm quyền hiện nay không mác-xít tí nào, dù rằng những người phụ trách tư tưởng đều tự cho ḿnh là rất mác xít, và đàn áp mọi ư kiến khác ḿnh.

Tôi quan sát và suy ngẫm, thấy rằng những người cầm quyền có nhu cầu phải tạo ra cho ḿnh một ư thức hệ cầm quyền. ư thức hệ này chỉ nhân danh và sử dụng một chủ nghĩa nào đó chứ không hoàn toàn theo chủ nghĩa đó. ư thức hệ cầm quyền pha trộn mọi thứ chủ nghĩa, pha trộn và lợi dụng mọi tâm lư, tâm thức của cả người cầm quyền và cả nhân dân, khai thác triệt để các yếu tố có lợi cho việc giữ vững và đề cao sự cầm quyền của ḿnh, v́ vậy ngôn từ của nó bất nhất, nhiều nghịch lư, nhiều ngụy biện, nhiều sự "nói lấy được", nhiều sự nói bừa băi dối trá tinh vi và ngang ngược trắng trợn.

Tôi được nghe một lăo thành thuật lại Giáo sư Phạm Thiều trước khi tự vận có trối trăn lại một câu cho đời là: "những kẻ dốt hay làm dại, v́ thế nên họ phải dối". Ba "D" ấy đi liền với nhau: Dốt - Dại - Dối. Đó là một nhận xét đáng quan tâm. Sự lừa dối đi tới cao độ là nói bừa, nói ẩu, bất chấp đạo lư và tất yếu dẫn đến đàn áp, khủng bố bịt mồm mọi người, vu cáo xuyên tạc mọi người. Những điều xấu xa ấy ta đă từng lên án rất nghiêm trọng ở những chính quyền mà ta cần đánh đổ. Sao bây giờ nó lại xuất hiện ở chính quyền gọi là chính quyền cách mạng, chính quyền của giai cấp v.v...

Tổng Bí thư Lê Duẩn đă nhiều lần tỏ ra bất cần Mác-Lênin. Chính tai tôi nghe nhiều lần TBT Lê Duẩn nói "Mác không nói làm chủ tập thể, Lênin không nói làm chủ tập thể, chỉ có ta (ta đây tức là Việt Nam và ta đây cũng là Lê Duẩn) là nói làm chủ tập thể". Thế mà bây giờ c̣n có nhiều người tự huyễn hoặc ḿnh và lừa bịp mọi người rằng họ là trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, trong khi họ nói và làm sai hết và hầu như họ chẳng hiểu ǵ Mác và Lênin cả.

Có lẽ bất cứ người cầm quyền nào cũng phải có một ư thức hệ của ḿnh. Đó là ư thức hệ cầm quyền. Vấn đề là phải b́nh tĩnh và khách quan phân tích cái ư thức hệ ḿnh đang dùng có tính chất, bản chất ǵ? được thế nào và không được thế nào? dân chủ bàn bạc với nhân dân ra con đường đi của đất nước, đừng nói bậy, nói bạ, khinh thường mọi người, khinh thường nhân dân.

d/ Một hiện tượng thứ tư cần phải quan tâm xem xét nữa là: hiện tượng chênh lệch giàu - nghèo, đủ - thiếu, sang trọng - bần hàn.

Khi ta nổi dậy ta lớn tiếng kêu gọi nhân dân chống bất công, xóa sạch bất công, tạo nên sự công bằng b́nh đẳng. Nhưng nay trong một xă hội có chính quyền cách mạng, ta vẫn thấy diễn ra hàng ngày hai cảnh trái ngược: Một bên là các đại hội, các hội nghị, các kỷ niệm, mừng công, tiếp khách, đón tiếp cấp trên đầy trang hoàng cờ hoa lộng lẫy với các bữa tiệc sáng choang thừa mứa, các quà cáp hậu hỷ, các pḥng ngủ đẹp đẽ, thơm tho, êm ái, các cuộc săn sóc sức khỏe chu đáo, đầy đủ.C̣n có một cảnh ngược lại là những căn nhà lụp xụp ở nông thôn miền núi, ổ chuột ở thành phố, các con người gầy yếu, ốm đau, rách rưới, các trẻ nhỏ gầy c̣m lê la, các trẻ nhỏ không đi học lang thang, bới rác kiếm ăn....

Hăy đối chiếu sự phí tổn với tất cả mọi khoản cho một cuộc sống của một Bộ trưởng hay Trung ương uỷ viên, với cuộc sống của người lao động có thu nhập tối thiểu là 144.000đ th́ sẽ có một sự so sánh rơ nét hơn. Sự cách biệt giữa dân và dân không to lớn và gay gắt bằng sự cách biệt giữa dân và những người cầm quyền.

Tất nhiên không thể một lúc và không bao giờ xóa bỏ được hết sự khác nhau, mọi người đều có thể giàu có sang trọng. Nhưng ít nhất ta phải thấy c̣n cảnh khác biệt ấy mà đừng nhơn nhơn tự đắc về những thắng lợi và thành công. Phải nh́n đến nhiều cảnh c̣n đau khổ, c̣n thiếu sót, c̣n oan khuất, c̣n đày đọa để thấy được đúng thực chất của t́nh h́nh mà đối xử với cuộc đời cho hợp lẽ phải.

Đất nước ta đă có những thắng lợi và thành công thực sự là to lớn. Ai muốn phủ nhận cũng không được. Nhưng đất nước ta cũng vẫn là một đất nước quá nghèo và lạc hậu. Ta hăy nh́n cho đúng cái thực trạng của sự nghèo khổ, lạc hậu mà t́m cách đưa đất nước thoát dần ra. Thấy ḿnh đang nghèo để nh́n sự việc th́ tâm lư và tư tưởng khác. Thấy ḿnh thắng lợi thành công và ḿnh đầy thành tích th́ nh́n sự việc có tâm lư và tư tưởng lại khác. Tôi cứ mong rằng mọi người nh́n rơ được thực trạng nghèo khổ của đất nước, từ đó mà tích cực t́m đường thoát ra. C̣n chỉ hô "dân giàu nước mạnh" như là nói lên một ước mơ xa vời, rồi lại mơ mộng chuyện viển vông th́ có vẻ ít có lợi ích cho đất nước. Ta vẫn c̣n đang phải tiếp tục chống phá các thứ bất công, bất b́nh đẳng. Sự xa cách giàu - nghèo, sang - khó không phải chỉ có nguyên nhân duy nhất là mặt trái của kinh tế thị trường, nó c̣n có nguyên nhân ở trong sự cai trị và quản lư đất nước nữa. Phải t́m và tôi tin chắc rằng ta có thể t́m ra. Điều tôi trải nghiệm thấy rơ là:

- Những người cầm quyền hết sức cần thiết phải có một hệ ư thức cho ḿnh.

- Hệ ư thức đó phải bảo đảm sự cầm quyền, phải ổn định sự cầm quyền, bảo vệ và củng cố sự cầm quyền, hệ ư thức ấy lên án tất cả mọi ư kiến nhận xét, phê phán và chống lại ư thức hệ cầm quyền.

- Hệ ư thức ấy bất chấp mọi chủ nghĩa, mọi học thuyết, thậm chí mọi đạo lư. Chỉ cần hệ ư thức ấy bảo đảm sự tồn tại của lực lượng cầm quyền.

- Sự tồn tại của cầm quyền là tiêu chuẩn duy nhất của hệ quy chiếu, duy nhất của mọi ư kiến, mọi nguyên lư và đạo lư.

- V́ vậy hệ ư thức cầm quyền cần có và cho phép mọi thủ đoạn dối trá, lừa bịp, đàn áp và khủng bố để đáp ứng yêu cầu tồn tại và củng cố sự cầm quyền hiện tại.

Thế là tôi đă trải qua:

Những mơ xóa ác ở trên đời (lúc bắt đầu)
Ta phó thân ta với đất trời (dấn thân)
ác xóa đi, thay bằng cực thiện (thắng lợi)
Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi (trở lại ác)

Có lẽ không ai muốn thế, tôi lại càng không muốn thế. Nhưng cuộc sống thực sự nó có sự vận động của riêng nó, nó lôi cuốn và quy định sự phát triển của cả người cầm quyền và người không cầm quyền.

Ta có thể cưỡng lại xu hướng vận động này không? Ta có thể có một lối ra không? Tôi tin chắc là có!

Có thể t́m được lối ra hợp chân lư và hợp đạo lư với ba điều kiện:

Một: Không nên lệ thuộc vào bất cứ một chủ nghĩa, một học thuyết nào. Đảng Cộng sản có quyền có học thuyết của ḿnh, nhưng không được bắt tất cả mọi người phải theo học thuyết đó. V́ mọi người, nhất là người Việt Nam hiện nay đă đủ tŕnh độ để nhận xét chân lư và đạo lư.

Hai: Phải cùng nhân dân bàn bạc và t́m ṭi, không thể có bất cứ ai nghĩ thay cho nhân dân cả nước được. Phải thu thập được mọi tiếng nói trong nhân dân (nhất là của các sĩ phu gồm có trí thức và lăo thành).

Ba: Lực lượng cầm quyền phải thực sự của dân, do dân, v́ dân (như Đảng Cộng sản đă long trọng tuyên bố, nêu lên), phải coi việc phục vụ đất nước, dân tộc và nhân dân làm mục đích tối cao, là nguyên lư chỉ đạo mọi tư tưởng, hành động, mọi chính sách và luật pháp. Không để tồn tại nghịch lư: lực lượng cầm quyền tự ư đồng nhất với nhân dân và biến mọi việc phục vụ nhân dân thành ra phục vụ cầm quyền. Phải có lực lượng cầm quyền, nhưng lực lượng cầm quyền phải thực sự của dân, v́ dân, do dân và được nhân dân giám sát và kiểm soát, phải lấy việc đoàn kết toàn dân tộc làm tôn chỉ mục đích cao nhất của sự cầm quyền, cao hơn bất cứ vấn đề nào khác. Thực hiện đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Từ cổ, kim, đông tây, lịch sử thường truyền tụng và ca ngợi các chính quyền khoan dung, nhân ái và phê phán các chính quyền chuyên chế, tàn bạo. Các mưu sĩ Trung Quốc thường khuyên các vua hiền cần nhân ái với người đă hàng phục, những người lỡ lầm, những người trái ư, những khuyên can thẳng thắn và trung thực.

Ở ta, người xưa hay nói đến "An dân". An dân là dân yên, chứ không phải chỉ an toàn cho chính quyền. Giàu mà không có yên dân th́ không phải là một xă hội hay. ở ta, có lẽ phải quan tâm đến mục tiêu an dân bên cạnh mục tiêu làm giàu.

Trần Độ