Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

Đoạn 6 : Những vụ việc ngụy tạo

 

Thu thập được nhiều số liệu chứng tỏ sự độc đoán trắng trợn đối với các cán bộ đảng, Ban chấp hành trung ương đă lập ra một ủy ban - hoạt động dưới sự kiểm soát của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương đảng - nhằm nghiên cứu những nguyên nhân đă gây nên các vụ đàn áp hàng loạt đối với đa số thành viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương do Đại hội nghị lần thứ XVII bầu ra.

Ủy ban này, trong quá tŕnh t́m hiểu một số lớn tài liệu lưu trữ của Bộ Dân ủy Nội vụ (N.K.V.D.)(1) và các tư liệu khác, đă đi đến nhận định sau : trong nhiều trường hợp, các vụ án ngụy tạo được bày đặt để đàn áp các đảng viên cộng sản, những lời buộc tội giả trá được đặt ra, luật pháp xă hội chủ nghĩa bị xâm phạm trắng trợn, dẫn đến việc nhiều người vô tội bị sát hại. Rơ ràng là nhiều chiến sĩ của đảng, của xô-viết, của các ngành kinh tế - bị lên án là "kẻ thù" trong những năm 1937- 38(2) - thực ra họ chưa bao giờ là kẻ thù, là gián điệp, là kẻ phá hoại v.v... mà luôn luôn là những người cộng sản chân chính. Nhưng họ đă bị vu khống và thường thường, v́ không chịu nổi những đ̣n tra tấn dă man, họ đă tự gán cho ḿnh (theo lệnh của lũ nhân viên điều tra man trá) những tội tày đ́nh và vô lư nhất.

Ủy ban đă đệ tŕnh lên chủ tịch đoàn Ban chấp hành trung ương một tư liệu đồ sộ và có cơ sở về các vụ đàn áp đại quy mô đối với các đại biểu Đại hội lần thứ XVII và các thành viên Ban chấp hành trung ương do đại hội đó bầu ra. Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương đă nghiên cứu cặn kẽ tư liệu trên.

Cuộc điều tra đă cho thấy 98 người trong số 139 ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương do Đại hội thứ XVII bầu ra, nghĩa là 70 %, đă bị bắt bớ và bị xử bắn (phần đông vào những năm 1937-38). (Cả pḥng họp xôn xao công phẫn)

Thử xem thành phần các đại biểu ở Đại hội lần thứ XVII ra sao ? Ta được biết 80% đại biểu có quyền biểu quyết ở Đại hội thứ XVII đă gia nhập đảng trong những năm đảng c̣n ở trong ṿng bí mật, trước cuộc cách mạng hoặc trong cuộc nội chiến, nghĩa là trước năm 1921. Về thành phần xă hội, đa số các đại biểu ở Đại hội (60% số đại biểu có quyền bỏ phiếu) là công nhân.

Chúng ta không thể tưởng tượng được một đại hội với thành phần như trên đă bầu ra một Ban chấp hành trung ương mà đa số thành viên là kẻ thù của đảng. Lư do độc nhất làm 70% ủy viên chính thức và dự khuyết của Ban chấp hành trung ương bị tố cáo là kẻ thù của đảng và nhân dân là ở chỗ các chiến sĩ cộng sản trung thực đă bị vu khống dựa trên những lời buộc tội bịa đặt, khiến pháp lư cách mạng bị vi phạm trầm trọng.

Bên cạnh những ủy viên Ban chấp hành trung ương, đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVII của đảng cũng chịu số phận ấy. Trong số 1956 đại biểu đại biểu chính thức và dự thính, 1108 người (nghĩa là đại đa số đại biểu Đại hội) bị bắt và bị kết án phản cách mạng. Ngay bản thân sự kiện này chứng tỏ tính phi lư, ngược đời, trái với lương tri của những lời buộc tội "phản cách mạng" gán cho đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVII. (Cả pḥng nhôn nhao phẫn nộ)

Chớ quên rằng Đại hội lần thứ XVII được biết đến trong lịch sử như "đại hội của những người chiến thắng". Các đại biểu trong Đại hội này đă từng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nhà nước xă hội chủ nghĩa của chúng ta. Số đông đă chịu đựng gian khổ và đă đấu tranh cho lợi ích của đảng trong những năm tiền cách mạng, trong ṿng bí mật và trên các mặt trận thời cuộc nội chiến. Họ đă anh dũng chống lại kẻ thù và thường xuyên trực diện với cái chết. Làm sao chúng ta có thể tin được những người như thế lại là những kẻ giả dối và gia nhập phe thù địch của chủ nghĩa xă hội, ở thời kỳ mà bè phái Dinôviép, Trốtsky và bọn hữu khuynh đă bị thủ tiêu về mặt chính trị và ở thời kỳ mà nhiều công tŕnh xây dựng xă hội chủ nghĩa đă được thực hiện.

Đó là hậu quả của việc Stalin lạm dụng quyền hành, dùng khủng bố hàng loạt đối với các cán bộ đảng.

Thử hỏi v́ sao những cuộc đàn áp đại quy mô đối với cán bộ đảng tích cực lại càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn sau Đại hội đảng lần thứ XVII ?

Bởi v́ vào thời kỳ đó, Stalin đă tự đặt ḿnh lên địa vị tối cao, trên đảng và nhà nước, và không đếm xỉa ǵ đến Ban chấp hành trung ương hay đảng nữa. Vào thời kỳ trước Đại hội thứ XVII, Stalin phần nào c̣n tôn trọng dư luận của tập thể. Nhưng khi các bè phái Dinôviép, Trốtsky và Bukharin đă bị thủ tiêu hoàn toàn về mặt chính trị, khi cuộc đấu tranh đă mang lại những thắng lợi xă hội chủ nghĩa, đảng đă xây dựng được sự thống nhất, th́ Stalin lại càng không đếm xỉa ǵ đến các thành viên Ban chấp hành trung ương đảng và ngay cả các ủy viên Bộ Chính trị. Khi đó, Stalin cho rằng từ nay tự ḿnh có thể định đoạt được tất cả mọi việc và chỉ cần đến một số bù nh́n mà thôi. Trong sự đối xử với mọi người, Stalin chỉ coi họ có vai tṛ vâng lệnh và tán dương ḿnh.

Sau vụ ám sát Kirốp(3), những cuộc đàn áp hàng loạt và những hành động vi phạm một cách thô bạo luật pháp xă hội chủ nghĩa bắt đầu diễn ra. Tối mùng 1-12-1934, theo đề xuất của Stalin (không có sự đồng ư của Bộ Chính trị - Bộ Chính trị chỉ thông qua sau đó hai ngày), bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ênukítdê đă kư một chỉ thị như sau :

1. Các cơ quan điều tra phải xúc tiến việc thực hiện thủ tục h́nh sự đối với những kẻ bị kết tội chuẩn bị hoặc tiến hành các hành động khủng bố.

2. Các cơ quan tư pháp không được làm chậm trễ việc thi hành các án tử h́nh v́ cớ muốn xét lại để ân xá đối với những bị can thuộc loại này. Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Liên Xô không chấp nhận việc xét lại để ân xá như thế.

3. Các cơ quan của Bộ Dân ủy Nội vụ phải thi hành tức khắc các bản án tử h́nh đối với lũ can phạm thuộc loại đă nói trên.

Chỉ thị này, trong vô số trường hợp, là cơ sở của những hành động vi phạm pháp chế xă hội chủ nghĩa.

Trong nhiều vụ án ngụy tạo, các bị cáo bị buộc tội "chuẩn bị" những cuộc bạo động. Bản thân chỉ thị nói trên đă khiến trường hợp của họ không thể được thẩm tra lại, cho dù họ đă tuyên bố trước ṭa án rằng những lời "thú tội" của họ là do họ bị tra tấn, và mặc dầu họ đă chứng tỏ một cách xác đáng rằng những lời buộc tội họ là bịa đặt.

Phải nhấn mạnh rằng tới nay, nhiều điều khó hiểu và bí ẩn trong hoàn cảnh xảy ra vụ ám sát Kirốp và cần phải được điều tra thật kỹ càng. Có nhiều lư do để nói Nikôlaiép(4) - kẻ đă hạ sát Kirốp - đă được một kẻ trong số những người có nhiệm vụ bảo vệ cho Kirốp tiếp tay. Một tháng rưỡi trước ngày xảy ra vụ ám sát, Nikôlaiép bị bắt v́ bị "t́nh nghi", nhưng rồi được thả ra, thậm chí cũng không bị thẩm tra ǵ cả. Đáng nghi ngờ hơn nữa là chuyện một trinh sát viên Chêka(5) - thuộc đội bảo vệ Kirốp - "bị tai nạn" xe hơi chết giữa đường đi lấy khẩu cung ngày 1-12-1934, trong lúc những người cùng ngồi xe hơi với hắn không hề bị thương tổn ǵ(6). Sau vụ án Kirốp, những người đứng đầu N.K.V.D. vùng Lêningrát bị kết án rất nhẹ, nhưng đến năm 1937, họ đều bị tử h́nh. Có thể giả thiết bằng việc bị xử bắn họ, người ta muốn xóa hết các dấu vết của những kẻ thực thụ đă tổ chức vụ ám sát Kirốp.(7) (Pḥng họp xôn xao)

Từ cuối năm 1936, những cuộc đàn áp hàng loạt ngày càng gia tăng(8) ở quy mô khủng khiếp. Ngày 25-9-1936, Stalin và Giơđanốp gửi điện tín từ Sôchi cho Kaganôvích(9), Môlôtốp(10) và những ủy viên khác của Bộ Chính trị. Nội dung bức điện ấy như sau :

Chúng tôi nhận thấy việc cất nhắc đồng chí Êgiốp vào cương vị Dân ủy Nội vụ là cần thiết và cấp bách. Yagôđa(11) đă tỏ ra hoàn toàn bất lực trong việc vạch mặt khối Trốtsky - Dinôviép. Cục Chính trị Thống nhất Quốc gia (O.G.P.U.)(12) đă để vấn đề này trậm trễ bốn năm. Tất cả mọi đảng viên và số đông các đại diện Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) đều nhận thấy điều này.

Phải nhấn mạnh rằng sự thật là Stalin chẳng bao giờ tiếp xúc với các đảng viên, như thế làm sao đồng chí ấy biết được ư kiến của họ.

Nhận xét của Stalin - "O.G.P.U. đă trậm trễ bốn năm" trong việc thi hành đàn áp trên quy mô lớn, và "phải bù đắp" những thiếu sót - đă đẩy N.K.V.D. vào con đường bắt bớ và giết hại hàng loạt.

Đáng lưu ư là cách diễn đạt nói trên cũng đă được áp đặt trong hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng vào tháng Hai, tháng Ba năm 1937. Dựa trên căn bản báo cáo tổng kết "những bài học rút ra từ các hoạt động phá hoại, xuyên tạc và do thám của bọn gián điệp Nhật - Đức - trốt-kít" của Êgiốp, Ban chấp hành trung ương đă thông qua quyết định sau :

Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô nhận thấy cuộc điều tra về trung tâm trốt-kít chống lại nhà nước xô-viết và những hoạt động của bè lũ tay chân ở các tỉnh chứng tỏ N.K.V.D. đă có sự trậm trễ, ít nhất là bốn năm, trong việc lột mặt nạ những kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân(13).

Từ thời kỳ này, những cuộc đàn áp hàng loạt đă diễn ra dưới khẩu hiệu chống những người trốt-kít. Nhưng thử hỏi hồi đó phái trốt-kít có thực sự nguy hiểm đến thế đối với đảng và nhà nước xô-viết không ? Chúng ta cần nhớ rằng vào năm 1927, trước Đại hội lần thứ XV của đảng, phe đối lập Trốtsky - Dinôviép chỉ có 4.000 phiếu trong khi 724.000 phiếu thông qua cương lĩnh của đảng.

Trong khoảng thời gian mười năm giữa Đại hội lần thứ XV và khóa họp tháng Hai, tháng Ba của Ban chấp hành trung ương, chủ nghĩa trốt-kít đă hoàn toàn bó giáo quy hàng, nhiều người trốt-kít đă đoạn tuyệt những quan niệm trước kia của họ và đă lao động trong mọi lănh vực xây dựng chủ nghĩa xă hội. Rơ ràng, trong khung cảnh chủ nghĩa xă hội thắng lợi, không có lư do ǵ buộc ta phải dùng đến khủng bố đại quy mô trong cả nước.

Báo cáo của Stalin trong khóa họp của Ban chấp hành trung ương tháng Hai, tháng Ba năm 1937 về Những thiếu sót trong công tác đảng và những phương pháp thủ tiêu bọn trốt-kít và những bọn giả dối khác là một thử nghiệm đặt nền móng lư thuyết cho chính sách khủng bố hàng loạt. Viện cớ càng tiến lên chủ nghĩa xă hội, cuộc đấu tranh giai cấp nhất thiết càng gia tăng, Stalin cố chứng tỏ đó là điều lịch sử và Lênin đă dạy.

Thật ra, Lênin chỉ rằng việc sử dụng bạo lực cách mạng là do nhu cầu quyết định, khi các giai cấp bóc lột ra mặt chống đối ; hơn nữa, điều này liên quan đến thời kỳ mà các giai cấp bóc lột c̣n tồn tại và c̣n mạnh. Nhưng một khi t́nh h́nh chính trị của đất nước đă tiến triển tốt, khi mà tháng Giêng năm 1920 Hồng quân đă chiếm được Rôstốp và đạt được thắng lợi quan trọng nhất - chiến thắng Đênikin(14) -, Lênin ra lệnh cho Giécginsky(15) đ́nh chỉ khủng bố hàng loạt và hủy bỏ án tử h́nh. Trong bản báo cáo tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ngày 2-2-1920, Lênin đă giải thích biện pháp chính trị quan trọng ấy của nhà nước xô-viết như sau :

Chúng ta đă buộc phải dùng tới biện pháp khủng bố để chống lại chủ nghĩa khủng bố của bọn đế quốc liên minh, khi các cường quốc - không ngần ngại bất kỳ một phương tiện ǵ - tấn công chúng ta. Chúng ta không thể cầm cự nổi trong hai ngày nếu chúng ta không đáp trả một cách quyết liệt những mưu đồ của bọn sĩ quan và lũ Bạch vệ, và đây là khủng bố, nhưng sự khủng bố ấy do những phương pháp khủng bố của bọn đế quốc liên minh bắt buộc chúng ta.

Nhưng một khi chúng ta đạt được những chiến thắng quyết định, ngay trước khi kết thúc nội chiến, sau khi chúng ta vừa chiếm được thành phố Rôstốp, chúng ta đă hủy bỏ án tử h́nh và bằng hành động này, chúng ta chứng tỏ chúng ta thực hiện chương tŕnh như lời đă hứa. Chúng ta nói việc áp dụng bạo lực là để dẹp tan các giai cấp bóc lột, dẹp tan bọn đại điền chủ và bọn tư bản. Khi công việc này xong xuôi, chúng ta dẹp bỏ hết thảy mọi biện pháp có tính chất đặc biệt. Chúng ta đă chứng tỏ điều này bằng hành động cụ thể.

Stalin đă bỏ qua những lời chỉ giáo sáng suốt và rơ ràng ấy của Lênin. Stalin buộc đảng và Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) dùng những biện pháp khủng bố hàng loạt, khi ở trong nước, giai cấp bóc lột không c̣n chút dấu vết ǵ và không có bất cứ một lư do chính đáng nào để áp dụng tràn lan những biện pháp bất thường.

Sự thật, khủng bố không nhắm mục đích loại trừ những tàn tích của giai cấp bóc lột đă thất bại, nó chỉ chống lại những viên chức trung thực của đảng và nhà nước xô-viết. Đối với họ, người ta đă ngụy tạo ra những lời buộc tội vu khống và phi lư như bảo họ là "giả dối", "gián điệp","phá hoại","chuẩn bị những cuộc mưu sát" giả định với những phương tiện bất hợp pháp v.v...

Trong khóa họp Ban chấp hành trung ương tháng Hai, tháng Ba năm 1937, nhiều ủy viên Ban chấp hành trung ương đă thực sự tỏ ư ngờ vực tính chất đúng đắn của đường lối khủng bố, dưới cái chiêu bài "chống bọn giả dối". Đồng chí Pôstưshép(16) đă phát biểu sự ngờ vực này một cách chí lư như sau :

Tôi nghĩ rằng những năm đấu tranh khó khăn đă đi qua, những đảng viên xa rời đường lối của đảng và chạy theo kẻ thù đă bị chúng ta đánh gục ; những phần tử lành mạnh đang tranh đấu cho đảng. Đó là những năm xây dựng công nghiệp hóa và công cộng hóa. Tôi không bao giờ nghĩ rằng sau thời kỳ khó khăn đó, Kácpốp và những người như anh lại ngả theo kẻ thù (Kácpốp là thành viên Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Ukraina, bạn của Pôstưshép). Và vừa đây, theo những bằng chứng, Kácpốp đă gia nhập bọn trốt-kít từ năm 1934.

Về phần ḿnh, tôi không tin một đảng viên trung thực như Kácpốp, đă từng đi trọn con đường dài của cuộc tranh đấu liên tục chống kẻ thù, phụng sự đảng và chủ nghĩa xă hội, năm 1934 lại có thể đứng về phía kẻ thù. Tôi không tin như thế... Tôi không tưởng tượng nổi, làm sao một người có thể theo đảng trong những năm khó khăn để rồi đến 1934 lại gia nhập bọn trốt-kít. Đó là một điều kỳ lạ. (Cả pḥng họp xôn xao)

Áp dụng định đề của Stalin - cho rằng càng tiến gần đến chủ nghĩa xă hội, chúng ta càng có nhiều kẻ thù - và lợi dụng nghị quyết của khóa họp Ban chấp hành trung ương tháng Hai, tháng Ba, về cơ bản được thông qua dựa trên bản báo cáo của Êgiốp, những tên khiêu khích cùng với những tên háo danh bất lương trà trộn vào các cơ quan an ninh quốc gia, nhân danh đảng, chúng khủng bố các cán bộ đảng, cán bộ nhà nước xô-viết và thường dân trong nước. Chỉ cần biết số những người bị bắt bớ v́ tội "phản cách mạng" đă tăng lên gấp mười từ năm 1936 tới năm 1937.

Chúng ta được biết những cán bộ lănh đạo đảng đă bị đối xử oan uổng và tàn nhẫn như thế nào. Điều lệ đảng - được Đại hội đảng lần thứ XVII thông qua, dựa trên những nguyên tắc lê-nin-nít của Đại hội lần thứ X - khẳng định : muốn áp dụng biện pháp kỷ luật tối đa đối với một ủy viên chính thức hoặc dự khuyết, hay một thành viên Ủy ban Kiểm tra của đảng - như khai trừ họ khỏi đảng -, phải triệu tập hội nghị toàn thể của Ban chấp hành trung ương, phải mời mọi ủy viên dự khuyết của Ban chấp hành trung ương và mọi thành viên của Ủy ban Kiểm tra đến họp ; chỉ có diễn đàn tối cao này của các cán bộ đảng có trọng trách - trong trường hợp hai phần ba đa số phiếu - mới có quyền quyết định việc khai trừ một ủy viên Trung ương ra khỏi đảng. Đa số ủy viên chính thức và dự khuyết Ban chấp hành trung ương được bầu trong Đại hội lần thứ XVII và bị bắt năm 1937-1938, đă bị khai trừ khỏi đảng một cách bất hợp pháp do sự vi phạm thô bạo Điều lệ đảng, bởi vấn đề trục xuất họ chưa bao giờ được đưa ra xem xét ở một khóa họp nào của Ban chấp hành trung ương.

Giờ đây, sau khi khảo sát vài trường hợp của những người bị dán nhăn "gián điệp" và "phá hoại", ta có thể thấy rơ những trường hợp nọ đều là những vụ ngụy tạo. Trong số những người bị bắt giữ v́ tội "hoạt động phản cách mạng", nhiều người phải "thú nhận" v́ bị hành hạ tàn nhẫn và vô nhân đạo.

Ngoài ra, như các thành viên Bộ Chính trị hồi đó cho biết, Stalin không cho họ xem đơn từ của nhiều đảng viên cốt cán, cụ thể là những đơn trong đó các bị cáo rút lại những "lời thú tội" của họ trước Ṭa án Quân sự và đ̣i hỏi thẩm xét khách quan trường hợp của họ. Có nhiều đơn đề nghị như thế và và chắc chắn là Stalin đă biết đến chúng.

Ban chấp hành trung ương nhận thấy cần thiết phải thông báo cho Đại hội về nhiều vụ án ngụy tạo chống lại những ủy viên Ban chấp hành trung ương do Đại hội lần thứ XVII bầu ra.

Một thí dụ của sự khiêu khích đê hèn, sự man trá bỉ ổi và sự vi phạm tội lỗi luật pháp cách mạng là trường hợp của đồng chí Âykhê(17), chiến sĩ của đảng từ năm 1905, cựu ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, một cán bộ xuất sắc của đảng và chính phủ Liên Xô. (Trong pḥng, mọi người ngạc nhiên)

Đồng chí Âykhê bị bắt ngày 29-4-1938 trên cơ sở những tài liệu vu khống, không có lệnh bắt của công tố viên Liên Xô (lệnh bắt này chỉ có 15 tháng sau khi Âykhê bị bắt).

Phiên ṭa xét xử đồng chí Âykhê đă diễn ra với sự vi phạm trắng trợn nhất pháp chế xô-viết, kèm theo những bịa đặt có chủ mưu.

Bị tra tấn, Âykhê bắt buộc phải kư nhận một biên bản điều tra "thú tội" được chuẩn bị từ trước, trong đó Âykhê và vài cán bộ đảng có uy tín khác bị buộc tội "hoạt động chống lại chính thể xô-viết".

Ngày 1-10-1939, Âykhê gửi cho Stalin lá đơn trong đó đồng chí ấy kiên quyết phủ nhận lời buộc tội và yêu cầu thẩm xét lại trường hợp của ḿnh. Trong lá đơn, đồng chí Âykhê viết :

Đối với tôi, không ǵ đau đớn hơn là bị giam cầm trong ngục tù của nhà nước mà tôi đă luôn luôn đấu tranh để xây dựng nó.

Lá đơn thứ hai của Âykhê gửi cho Stalin ngày 27-10-1939 cũng được lưu trữ, trong đó Âykhê đưa ra những bằng chứng và phủ nhận một cách rất xác đáng những lời buộc tội vu khống đồng chí. Âykhê chứng tỏ lời buộc tội mang tính khiêu khích này một phần là sản phẩm của bọn trốt-kít thực thụ v́ bọn ấy đă bị đồng chí bắt giam trên cương vị Bí thư thứ nhất thành ủy vùng Tây Sibia và do đó, chúng âm mưu báo thù đồng chí ; phần kia do kết quả việc man trá tài liệu điều tra.

Âykhê viết như sau trong lá đơn này :

Ngày 25-10 năm nay, vụ điều tra về trường hợp của tôi đă kết thúc. Tôi được biết nội dung những tài liệu điều tra. Nếu tôi chỉ làm một phần trăm những hành vi phạm pháp mà người ta buộc cho tôi, không bao giờ tôi dám gửi đến đồng chí lá đơn trước khi tôi chết. Nhưng tôi không hề phạm một tội ǵ trong tất cả những tội mà người ta gán cho tôi. Lương tâm tôi trong sạch, không hề gợn một vết nhơ. Trong đời tôi, chưa bao giờ tôi nói dối đồng chí, và ngay cả bây giờ, khi tôi sắp sửa bước xuống mồ, tôi cũng không giấu giếm đồng chí một điều ǵ. Trường hợp của tôi là thí dụ điển h́nh của một cuộc khiêu khích, vu khống và vi phạm những điều căn bản nhất của pháp chế cách mạng.

Những lời thú tội đă được ghi lại và làm nên "vụ" của tôi chẳng những phi lư mà nó chứa đựng những điều vu khống đối với Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, với Hội đồng Dân ủy, bởi những nghị quyết thực thụ của Ban chấp hành trung ương và của Hội đồng Dân ủy - vốn không phải do tôi đề xướng, tôi không tham dự ǵ vào quá tŕnh thảo luận - đă được tŕnh bày như hành động thù địch của các tổ chức phản cách mạng mà tôi là kẻ khởi xướng.

Bây giờ tôi xin đề cập đến giai đoạn nhục nhă nhất của đời tôi : một tội lỗi nặng nề đối với đảng và đối với đồng chí mà quả thực tôi đă thực hiện. Ấy là lời thú tội của tôi về hoạt động phản cách mạng... Nhưng sự thật là như thế này : v́ không chịu đựng nổi những sự hành hạ của Ushakốp và Nikôlaiép, nhất là Ushakốp biết tôi găy xương sườn và chưa lành hẳn, hắn lợi dụng điều này trong quá tŕnh thẩm cung, gây cho tôi những đau đớn khủng khiếp và cưỡng bức tôi phải tự lừa dối ḿnh và tố cáo những kẻ khác (bằng lời thú tội của tôi).

Phần lớn những lời thú tội của tôi là do Ushakốp "đề nghị" hoặc trắng trợn đọc cho tôi viết, phần kia là do tôi nhớ lại tập hồ sơ do Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) vùng Tây Sibia thu thập và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng. Mỗi lần trong truyền thuyết do Ushakốp bịa đặt và buộc tôi phải kư nhận, có những điều ǵ không khớp với nhau, th́ người ta lại bắt tôi kư nhận một dị bản hoang đường khác và cứ thế tiếp diễn. Người ta cũng làm như thế đối với Rukhimôvích : thoạt tiên đồng chí ấy bị coi là thành viên của một mạng lưới trù bị, sau đó người ta gạch tên đồng chí ấy đi nhưng lại không hề nói cho tôi biết. Củng như trường hợp một người bị coi là người lănh đạo mạng lưới trù bị, tuồng như do Bukharin thành lập năm 1935. Buổi đầu tôi phải kư nhận, tự xưng là người lănh đạo nọ ; sau đó người ta ra lệnh thay tên tôi bằng Mêgiơlaúc. C̣n nhiều những thí dụ tương tự như vậy.

Tôi yêu cầu đồng chí, tôi van xin đồng chí hăy xét lại trường hợp của tôi, không phải tôi mong muốn được tha thứ, mà để vạch mặt âm mưu khiêu khích hèn hạ này, nó như con rắn cuốn lấy nhiều người do sự yếu hèn của tôi và sự vu khống đầy tội lỗi của tôi. Tôi thề không bao giờ phản bội đồng chí. Tôi không bao giờ phản bội đảng. Tôi biết tôi sắp ra đi v́ những vu cáo xảo quyệt, đê tiện chống tôi, do kẻ thù của đảng và nhân dân bày đặt ra.

Một lá đơn quan trọng như thế thiết tưởng phải được Ban chấp hành trung ương biết đến và thế nào cũng phải được bàn bạc. Nhưng điều đó đă không xảy ra. Lá đơn được chuyển đến tay Bêrya và đồng chí Âykhê - ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị - vẫn bị tiếp tục tra tấn tàn nhẫn.

Phiên ṭa xử đồng chí Âykhê diễn ra ngày 2-2-1940. Trước ṭa, Âykhê không nhận một tội lỗi nào. Đồng chí tuyên bố như sau :

Trong tất cả cái gọi là "lời thú tội" của tôi, không một từ nào là sự thật, không một chữ nào tự tay tôi viết ra, ngoại trừ chữ kư của tôi ở dưới tờ biên bản mà người ta đă dùng nhục h́nh để cưỡng bức tôi. Tên công an điều tra, là tên đă hành hạ tôi từ ngày tôi bị bắt, đă buộc tôi phải "thú nhận". Sau những lần bị tra tấn, tôi đă kư nhận tất cả những điều thô thiển này... Điều quan trọng là tôi phải tuyên bố trước ṭa án, trước đảng và trước Stalin : tôi vô tội. Tôi không bao giờ chủ trương một âm mưu nào cả. Tôi sẽ chết với ḷng tin tưởng ở chính sách đúng đắn của đảng, cũng như tôi đă tin tưởng trong suốt cuộc đời tôi.

Âykhê bị hành quyết ngày 4-2. (Phẫn nộ trong pḥng)

Hiện nay, chúng ta biết chính xác : vụ án Âykhê hoàn toàn bịa đặt, ngụy tạo. Đồng chí đă được phục hồi sau khi mất.

Đồng chí Rútdutác, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, đảng viên từ năm 1905 và là người đă từng bị mười năm tù khổ sai dưới chế độ Nga hoàng, đứng trước toà án cũng cương quyết rút lại những lời thú tội bị ép buộc của ḿnh. Biên bản khóa họp Ṭa án Quân sự Tối cao đă ghi chép lời tuyên bố sau đây của Rútdutác :

... Đề nghị duy nhất của y với ṭa án : Ṭa hăy thông báo cho Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô biết ở Bộ Nội vụ (N.K.V.D.), có một trung tâm chưa được thủ tiêu. Trung tâm này vẫn bịa đặt, chế tạo một cách tinh vi các vụ án, buộc những kẻ vô tội phải thú nhận những tội không bao giờ họ vi phạm ; các bị cáo không hề có một phương tiện nào để chứng minh họ không tham gia những hành vi phạm pháp được nhắc đến trong lời thú nhận do bị tra tấn mà khai ra của nhiều người khác nhau.

Những phương pháp điều tra đă đi tới chỗ cưỡng ép người ta phải dối trá và vu khống cho những người hoàn toàn vô tội ; chưa kể chuyện vu khống những người đă bị buộc tội.

Y yêu cầu Ṭa cho phép y viết thư thông báo điều này cho Ban chấp hành trung ương đảng. Y cam đoan với Ṭa rằng bản thân y không bao giờ có ư đồ thù địch đối với chính sách của đảng, v́ y luôn đồng t́nh với đường lối của đảng trên mọi lĩnh vực của công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa.

Không ai để ư đến lời tuyên bố nói trên của Rútdutác, mặc dầu thời kỳ đó Rútdutác là chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được thành lập theo ư Lênin để đấu tranh cho sự thống nhất của đảng. Người đứng đầu một cơ quan cao cấp, đầy uy tín của đảng đă bị triệt hạ như thế đấy ; trở thành nạn nhân của sự độc đoán, Rútdutác c̣n không được mời đến dự hội nghị Bộ Chính trị bởi Stalin không muốn nói chuyện với đồng chí ấy. Bản án tử h́nh được đưa ra trong ṿng 20 phút và Rútdutác bị xử bắn. (Cả pḥng họp xôn xao phẫn nộ)

Năm 1955, sau khi thẩm tra kỹ trường hợp này, chúng ta được biết những lời buộc tội đồng chí Rútdutác là gian dối và dựa trên những tài liệu có tính cách vu khống. Đồng chí Rútdutác đă được phục hồi danh dự sau khi mất.

Phương pháp khiêu khích do những cựu nhân viên Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) sử dụng để bày đặt ra "những trung tâm chống lại nhà nước xô-viết" và những "khối" giả mạo đă được vạch rơ qua lời "thú tội" của đồng chí Rôdenblum, đảng viên từ năm 1906, bị N.K.V.D. bắt vào năm 1937 ở Lêningrát.

Năm 1955, trong phiên ṭa phúc thẩm trường hợp của đồng chí Kômarốp(18), Rôdenblum đă tiết lộ sự thật sau đây : khi bị bắt vào năm 1937, đồng chí đă phải chịu đựng những cuộc tra tấn khủng khiếp và buộc phải xác nhận những điều bịa đặt về đồng chí cũng như về một số người khác. Rôdenblum bị gọi vào văn pḥng của Dakốpsky(19) và được tên này hứa sẽ trả tự do nếu trước ṭa án, đồng chí chịu thú nhận những "hoạt động phá hoại, gián điệp và gây rối" do "trung tâm khủng bố ở Lêningrát" tổ chức. Cả vụ việc này do Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) bày đặt ra năm 1937. (Cả pḥng họp xôn xao)

Bằng một cách trơ tráo không thể tưởng tượng nổi, Dakốpsky đă giảng giải "bộ máy" ghê tởm mà người ta dùng để dựng nên những "âm mưu chống Liên Xô".

Đồng chí Rôdenblum kể lại :

Để tôi có thể h́nh dung được cơ chế đó, Dakốpsky đă đưa ra vài giả thuyết khả dĩ về cách tổ chức "trung tâm" này và các chi nhánh của nó.

Sau khi mô tả chi tiết, Dakốpsky nói Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) đang sửa soạn vụ án trung tâm này và y nói thêm : vụ án sẽ được xử công khai.

Trước ṭa án, người ta đưa tới bốn hay năm thành viên của trung tâm giả mạo này : Chuđốp, Ugarốp, Smôrôđin, Pôdécnơ, Shapôgiơnikôva (vợ Chuđốp)(20) và những người khác, cùng hai ba thành viên những chi nhánh của trung tâm...

Hồ sơ vụ án trung tâm Lêningrát phải được biên soạn một cách kỹ càng và v́ vậy, cần thiết lời khai của các nhân chứng. Nguồn gốc xă hội (trong quá khứ, cố nhiên) và chức vụ trong đảng của những chứng nhân đóng một vai tṛ không nhỏ.

Bản thân anh - Dakốpsky nói - không cần phải đặt chuyện ǵ cả. N.K.V.D. sẽ sửa soạn sẵn cho anh một sơ đồ về mọi chi nhánh của trung tâm. Anh phải nghiên cứu kỹ càng và phải nhớ rơ mọi câu hỏi và trả lời mà ṭa án sẽ đặt ra cho anh. Hồ sơ vụ này sẽ được xếp đặt trong ṿng bốn, năm hoặc sáu tháng. Anh phải tận dụng mọi thời gian để chuẩn bị, đừng để liên lụy đến người điều tra và bản thân anh. Số phận sắp tới của anh phụ thuộc vào tiến tŕnh và kết quả của phiên ṭa. Nếu anh nhầm lẫn và khai báo sai, anh sẽ thiệt mạng. Nếu anh vượt qua thử thách, anh cứu được mạng ḿnh, chúng tôi sẽ chu cấp cho anh đến cuối đời.

Thế đấy, những việc ghê tởm như thế xảy ra vào hồi đó. (Cả pḥng họp xôn xao)

Ở tỉnh lỵ, việc giả mạo c̣n thô bạo hơn nữa. Pḥng N.K.V.D. tỉnh Svéclốpsk đă "phát hiện" một nhóm người gọi là "bộ tham mưu của phong trào khởi nghĩa vùng Uran", tổ chức của khối trốt-kít, hữu khuynh, xă hội cách mạng và tăng lữ. Kabakốp(21) - bí thư đảng bộ tỉnh Svéclốpsk, ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên Xô, gia nhập đảng từ năm 1914 - bị coi là người lănh đạo giả tưởng của tổ chức này. Những hồ sơ điều tra thời ấy cho ta thấy trong hầu hết các vùng biên ải, các huyện, các nước cộng ḥa đều có những tổ chức và trung tâm gián điệp, khủng bố, biệt kích và phá hoại (giả tưởng) của bọn trốt-kít và bọn hữu khuynh. Thường thường, đứng đầu những tổ chức này, không biết v́ lư do ǵ, đều là các bí thư thứ nhất đảng ủy các vùng, các địa hạt biên ải hoặc các nước cộng ḥa. (Cả pḥng họp xôn xao)

Hàng ngàn chiến sĩ cộng sản trung thực và vô tội đă bị giết hại do những "vụ án" ngụy tạo khủng khiếp như thế, do người ta dùng đến những lời buộc tội mang tính vu khống và do việc áp dụng các biện pháp điều tra để cưỡng bức các bị can phải đưa ra những lời "thú nhận" buộc tội chính ḿnh và những người khác. Bằng cách đó, người ta bày đặt các vụ án xử các lănh tụ uy tín của đảng và nhà nước như Kốtsiô(22), Chuba(23), Pôstưshép, Kốtsarép(24) và nhiều người khác.

Trong những năm đó, những cuộc đàn áp khủng bố trên quy mô lớn đă xảy ra, không dựa trên một bằng chứng cụ thể nào, gây ra tổn thất rất nặng nề trong hàng ngũ cán bộ đảng.

Một cách đáng lên án, Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) đă sửa soạn các danh sách về những người sau đó trở thành bị cáo dưới thẩm quyền của Ṭa án Quân sự. Hơn nữa, những bản án cũng được định đoạt trước khi xử. Êgiốp thường xuyên đệ tŕnh những danh sách này lên Stalin và nói chung, Stalin chuẩn y những h́nh phạt được đề nghị. Năm 1937-1938, có 383 danh sách - mang tên hàng ngàn thành viên của đảng, của các xô-viết, của Đoàn Thanh niên cộng sản Lênin (Komsomol), của quân đội và các cơ quan kinh tế - như thế đă được gửi đến tay Stalin.

Số lớn những vụ án nói trên hiện đang được thẩm xét lại, và đa số đă bị bác bỏ v́ chúng được dựng nên trên cơ sở những điều bịa đặt và không có bất cứ một sở cứ nào. Chỉ cần nói rằng từ năm 1954 đến nay, Ủy ban Quân sự của Ṭa án Tối cao đă phục hồi cho 7.679 người, trong đó nhiều người đă thiệt mạng.

Việc bắt bớ hàng loạt những cán bộ của đảng, của xô-viết, của nền kinh tế và quân sự đă gây nên thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước ta và cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội.

Những vụ khủng bố đại quy mô đă ảnh hưởng lớn đến t́nh h́nh đạo đức-chính trị của đảng, tạo ra bầu không khí hoang mang, góp phần làm tăng hoài nghi không tốt, reo rắc sự ngờ vực lẫn nhau giữa những người cộng sản. Điều này có lợi cho việc thăng tiến của lũ người vu khống và mưu lợi thuộc đủ mọi hạng.

Nghị quyết của khóa họp Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên Xô tháng 1-1938 phần nào đă sửa đổi hiện trạng nội bộ của các cấp bộ đảng. Nhưng những vụ đàn áp hàng loạt vẫn tiếp diễn trong năm 1938.

Chỉ nhờ sức mạnh đạo đức-chính trị to lớn, Đảng ta mới vượt nổi những thử thách nặng nề của những năm 1937-1938 và đă huấn luyện được nhiều cán bộ mới. Tuy vậy, một điều chắc chắn : đà tiến của chúng ta đến chủ nghĩa xă hội và công cuộc pḥng bị quốc gia c̣n thành công hơn nhiều, nếu đội ngũ cán bộ của ta không bị những tổn thương lớn bởi các cuộc thanh trừng hoàn toàn vô nghĩa thời kỳ 1937-1938.


(1) Bộ Dân ủy Nội vụ, cơ quan trung ương phụ trách nội vụ và an ninh quốc gia ở Liên Xô, hậu duệ của O.G.P.U., thành lập năm 1934, hoạt động như Bộ Nội vụ trong thời gian 1946-1953.

(2) Khrushốp nói tới nhiều "vụ án" do Stalin bày đặt trong những năm 1937-1938. Nhưng ông vẫn giấu giếm, không đả động tới những "vụ án" Mạc Tư Khoa từ 1935 đến 1936, trong đó đại đa số cựu đồng chí của Lênin bị triệt ha :

·        Tháng Giêng 1935 : "vụ án" một số người bị buộc tội "tả khuynh" và "chịu trách nhiệm tinh thần về vụ ám sát Kirốp".

·        Tháng Tám 1936 : "vụ án" Dinôviép và Kamênép và 14 đồng phạm (đều là ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị). Tất cả các bị cáo, do bị tra tấn tàn bạo, đă thú nhận họ là "gián điệp cho cơ quan t́nh báo Gestapo Đức" và đều bị tử h́nh.

·        Tháng Giêng 1937 : "vụ án" Rađếch, Piatakốp và đồng phạm (các ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị). Họ bị buộc tội "tổ chức những trung tâm trốt-kít phản cách mạng". Tất cả đều thú nhận những "tội lỗi" mà họ không làm. 13 (trên tổng số 17) bị cáo bị tử h́nh.

·        Tháng Sáu 1937 : "vụ án" Tổng tư lệnh Hồng quân - nguyên soái Tukhachépsky - và bảy đại tướng. Bị buộc tội "làm gián điệp cho ngoại bang", tất cả đều bị xử bắn.

·        Tháng Ba 1938 : "vụ án" Bukharin, Rưkốp và 19 đồng phạm, bị buộc tội "hữu khuynh và trốt-kít". 18 người bị xử bắn. C̣n nhiều vụ án nữa tiếp theo, mục đích tảy trừ "tả", "hữu". Nhưng mục đích chính là nhằm chống lại Trốtsky (bị lưu đày ở nước ngoài). Tất cả các "vụ án" nói trên, tuy là vu khống, bịa đặt, nhưng đă được mọi đảng cộng sản trên thế giới (kể cả đảng cộng sản Việt Nam) và một số đông nhân sĩ năm châu ủng hộ. Sau những "vụ án" ấy, ba phần tư số đồng chí kỳ cựu của Lênin đă bị sát hại.

(3) Sécgây M. Kirốp (1886-1934) : đảng viên từ năm 1904, thành viên Ban chấp hành Trung ương năm 1923, bí thư thành ủy Lêningrát năm 1926, ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1930, bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản (bônsêvích) Nga, bị ám sát ngày 1-12-1934.

(4) "Hung thủ" Nikôlaiép là một đảng viên cộng sản trẻ. Y đă hai lần bị các vệ sĩ Kirốp bắt v́ có hành động khả nghi. Khi bị bắt, người ta t́m thấy trong chiếc túi da của y một khẩu súng lục đă lên đạn và tấm sơ đồ những con đường Kirốp hay đi. Sau khi hỏi cung Nikôlaiép, Dapôrôgiétxơ - phó pḥng N.K.V.D. vùng Lêningrát - gọi điện lên Mạc Tư Khoa và báo cáo t́nh h́nh cho Yagôđa. Nhưng vài giờ sau, Yagôđa hạ lệnh trả tự do cho Nikôlaiép.

(5) Theo truyền thống, người ta vẫn gọi các nhân viên những cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô là "trinh sát viên Chêka", dù Chêka đă được thay thế bởi (O). G.P.U., N.K.V.D., K.G.B., ... "Trinh sát viên Chêka" này - vốn là một nhân viên N.K.V.D., chỉ huy đám vệ sĩ của Kirốp - tên là Bôrisốp. Nghi ngờ v́ sự "dễ dăi" của N.K.V.D. trong việc thả tự do hai lần cho Nikôlaiép, Bôrisốp đă kể mọi chuyện cho Kirốp biết. Đó là lư do khiến Bôrisốp bị sát hại về sau này. (Xin xem bài Vụ ám sát Kirốp của R. Métvêđép)

(6) Theo sử gia Liên Xô R. Métvêđép, tên này bị đánh chết bằng gậy sắt, nhưng các bác sĩ đưa ra ư kiến giám định ngụy tạo, như thể y chết trong tai nạn xe hơi ngày 2-12-1934, trên đường về Lêningrát để lấy khẩu cung. (Xin xem bài Vụ ám sát Kirốp của R. Métvêđép)

(7) Khrushốp có ư nói vụ ám sát Kirốp là do N.K.V.D. tổ chức và do Stalin gián tiếp hay trực tiếp điếu khiển. Stalin đă lợi dụng vụ Kirốp để mở cuộc thanh trừng các địch thủ khác, quan trọng hơn, như Dinôviép, Kamênép, Bukharin, Rađếch, Tômsky, Rưkốp, Piatakốp, v.v... Ngày 20-1-1935, Ṭa án Quân sự Tối cao buộc tội các nhân viên trách nhiệm Bộ Nội vụ (N.K.V.D.) vùng Lêningrát (Métvêđép và đồng sự) "không đề pḥng cẩn mật, để xảy ra vụ ám sát Kirốp". Các bị cáo bị tù từ hai đến ba năm, trừ Banxêvích bị mười năm. Tới năm 1937, tất cả những người này - trừ Dapôrôgiétxơ - đều bị giải về Lêningrát rồi bị xử bắn.

(8) Những cuộc "đàn áp hàng loạt" chia làm hai thời kỳ :

·        Thời kỳ thứ nhất : bắt đầu từ vụ ám sát Kirốp tới mùa thu năm 1936. Dân ủy Nội vụ lúc ấy là Yagôđa, kiêm phụ trách Bộ Nội vụ (N.K.V.D.)

·        Thời kỳ thứ hai : Êgiốp được cử thay thế Yagôđa, tới năm 1938 cũng bị cách chức và bị xử bắn. Người thay thế là Bêrya.

(9) Lada L. Kaganôvích (1893-1991) : gia nhập đảng năm 1911, ủy viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1923, bí thư Ban chấp hành Trung ương năm 1924, bí thư thành ủy Mạc Tư Khoa năm 1930, phó chủ tịch Hội đồng Dân ủy từ năm 1944, cộng sự trung thành của Stalin.

(10) Viachesláp M. Môlôtốp (1890-1986) : chủ tịch Hội đồng Dân ủy từ năm 1930, Dân ủy Ngoại vụ thời kỳ 1939-1940, bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1953-1956, một trong những cộng sự thân tín của Stalin.

(11) Ghenrích Yagôđa (1891-1938) : lănh đạo G.P.U. trong thập niên 30, tổ chức vụ án ngụy tạo Mạc Tư Khoa năm 1936, bị cách chức ngày 29-9-1936 rồi bị tử h́nh trong vụ án Bukharin.

(12) Cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô, thành lập năm 1922, hậu duệ của Chêka.

(13) Hội nghị này chính thức bắt đầu ngày 23-2 và kéo dài đến ngày 5-3-1937. Nhưng thực ra nó bắt đầu từ ngày 10-2. Công khai chỉ có một nghị quyết được chuẩn y, dựa theo báo cáo của Giơđanốp về "nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong cuộc bầu cử theo Hiến pháp mới". Sự thật, hội nghị có mục đích thông qua hai báo cáo chính : một của Êgiốp (Dân ủy Nội vụ) về "việc tổ chức O.G.P.U." và một của Stalin về "thiếu sót trong công tác thủ tiêu bọn trốt-kít". Chính trong giai đoạn này, Óocgiônikítdê, bạn thân của Stalin đă "tự vẫn" hoặc bị ám sát.

(14) A.I. Đênikin (1872-1947) : tướng Bạch vệ, tổ chức và chỉ huy Đạo quân Tự nguyện vùng sông Đông chống chính quyền bônsêvích, thua trận và trốn ra nước ngoài năm 1920.

(15) Phêlích E. Giécginsky (1877-1926) : gốc Ba Lan, đảng viên đảng Xă hội Dân chủ Ba Lan, bị Nga hoàng đày đi Sibérie năm 1897. Sau đó bị giam ở Mạc Tư Khoa, được cách mạng tháng Hai giải phóng năm 1917. Tham gia cách mạng tháng Mười, ủy viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1917, được Lênin giao trách nhiệm lănh đạo Chêka và G.P.U., giữ chức Dân ủy Giao thông và chủ tịch Hội đồng Kinh tế Nhân dân.

(16) Paven P. Pôstưshép (1888-1938) : xuất thân công nhân, gia nhập đảng năm 1904, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị sau Đại hội lần thứ XVII. Bị bắt rồi bị xử tử năm 1938.

(17) Rôbe J. Âykhê(1890-1940) : đảng viên bônsêvích năm 1905, nhiều lần bị tù tội và đày ải biệt xứ dưới thời Nga hoàng. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1930, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị năm 1935.

(18) Nikôlai P.Kômarốp (1886-1937) : đảng viên năm 1909, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương sau Đại hội lần thứ XII (1923). Bạn thân của Kirốp. Bị bắt năm 1937.

(19) Lêpít Dakốpsky : chủ tịch N.K.V.D. ở Lêningrát (1934-1938) rồi ở Mạc Tư Khoa, là một tên sát nhân không gờm tay. Bị bắt và mất tích sau khi Bêrya lên chức Dân ủy Nội vụ.

(20) Mikhain S.Chuđốp (1893-1937) : đảng viên từ năm 1913, ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

·        Phiôđô Y. Ugarốp (1887-1937) : đảng viên từ năm 1905, bí thư Thành ủy Lêningrát.

·        Piốt P. Smôrôđin (1897-1937) : đảng viên từ năm 1917, ủy viên Thành ủy Lêningrát, ủy viên Ban chấp hành Trung ương.

·        Bôrít P.Pôdécnơ (1881-1937) : đảng viên từ năm 1903, có nhiều công lao trong cuộc nội chiến, bí thư Thành ủy Lêningrát, ủy viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1934.

·        Lútmila K. Shapôgiơnikôva (1895-1937) ; đảng viên từ năm 1917, bí thư Công đoàn Lêningrát, thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng. Tất cả các "thành viên" kể trên của "trung tâm chống Liên Xô" ở Lêningrát đều là người thân cận Kirốp, bị bắt và tử h́nh năm 1937.

(21) Ivan D.Kabakốp (1891-1938) : bí thư đảng ủy miền Uran, ủy viên Ban chấp hành Trung ương từ năm 1925, bị bắt năm 1937.

(22) Stanisláp V.Kôssiô (1891-1938) : nhập đảng từ năm 1907, ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1924, bí thư Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 1925-1928, tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Ukraina từ năm 1928. Bị bắt năm 1938.

(23) Vlát Y. Chuba (1892-1938) : đảng viên từ năm 1907, bí thư Hội đồng Dân ủy Ukraina thời gian 1923-1932, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm 1932. Bị bắt năm 1938.

(24) Alếchsanđrơ V. Kốtsarép (1903-1939) : đảng viên từ năm 1919, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lênin, bị tử h́nh năm 1939.

 

 

Xem tiếp