Đoạn 7 : Ai
phải chịu trách nhiệm về khủng bố ?
Chúng ta hoàn toàn
đúng đắn khi lên án Êgiốp đă sử dụng
những phương pháp khốn nạn trong năm 1937. Nhưng
chúng ta c̣n phải trả lời một câu hỏi :
thử hỏi Êgiốp có thể ra lệnh bắt
Kốtsiô chẳng hạn, mà Stalin không biết ? Thử
hỏi đă có sự trao đổi ư kiến hay quyết
định trong Bộ Chính trị về vụ này hay
không ? Không, không có như thế và cũng không có trong
những trường hợp tương tự như
thế. Thử hỏi Êgiốp có thể tự ḿnh
định đoạt vận mệnh của những cán
bộ kiệt xuất của đảng hay không ?
Không, nếu cho rằng Êgiốp có thể một ḿnh làm
điều đó th́ thật ngây thơ. Rơ ràng mọi
việc đều do Stalin quyết định, và nếu
không có lệnh và sự chấp thuận của Stalin,
Êgiốp không thể hành động như thế.
Chúng ta đă
thẩm xét lại trường hợp các đồng chí
Kốtsiô, Rútdutác, Kốtsarép và nhiều đồng chí khác
và đă phục hồi danh dự cho họ. Họ đă
bị bắt và bị kết án tử h́nh dựa trên
những lư do ǵ ? Các tài liệu được khảo
sát cho thấy không hề có lư do ǵ cả. Họ cũng như
nhiều người khác, bị bắt mà không có lệnh
của Viện Kiểm sát. Trong hoàn cảnh như thế,
thực ra cũng không cần một thứ phê chuẩn
nào. Nhưng nói làm chi đến chuyện phê chuẩn, khi
trong mọi chuyện, Stalin là người có toàn quyền
định đoạt ! Chính Stalin nắm vai tṛ ủy
viên kiểm sát tối cao. Chẳng những đă góp
phần bắt bớ các đồng chí nói trên, tự thân
Stalin cũng đề xướng, cũng hạ lệnh
bắt bớ. Chúng ta phải nói rơ sự việc này
để các đại biểu Đại hội thấu
triệt t́nh h́nh và tự rút ra những kết luận thích
hợp.
Những sự
kiện chứng tỏ nhiều vụ đàn áp độc
đoán được thực hiện theo lệnh của
Stalin ; người ta đă hoàn toàn bỏ qua các
chuẩn mực pháp lư, trong đảng và cả trong nhà nước
xô-viết. Stalin rất hay ngờ vực và đa nghi
đến mức bệnh hoạn ; chúng tôi biết rơ
điều đó qua công việc chung. Có khi đồng chí ấy
nh́n thẳng vào mặt người khác rồi hỏi :
"Tại sao cái nh́n của anh hôm nay lại bối
rối thế ?", hoặc "Tại sao hôm nay anh
cứ lánh mặt tôi và không nh́n thẳng vào mắt
tôi ?" Căn bệnh đa nghi ấy làm cho Stalin nghi
ngờ hết thảy mọi người, kể cả
các thành viên xuất sắc của đảng mà
đồng chí ấy quen biết từ lâu. Ở mọi nơi,
Stalin đều thấy những "kẻ thù",
những tên "dối trá" và những "gián
điệp".
Với quyền
hạn vô biên trong tay, Stalin trở nên độc đoán
đến cực điểm trong việc triệt hạ
kẻ khác về tinh thần cũng như thể xác. T́nh
trạng không ai dám phát biểu ư kiến riêng của ḿnh
đă diễn ra.
Khi Stalin bảo
phải bắt người này hay kẻ nọ, và ai
nấy đều phải công nhận người đó là
"kẻ thù của nhân dân", bởi v́ không thể
phản đối. Trong lúc ấy, bè lũ Bêrya - cầm
đầu cơ quan an ninh của nhà nước - tự vượt
ḿnh trong việc chứng minh tội trạng những người
bị bắt và tính xác thực của các tài liệu
giả mạo.
Và người ta
đă kèm thêm những bằng cớ như thế nào ?
Đó là những lời "thú tội" của bị cáo.
Và quan ṭa chấp nhận những lời "thú
tội" đó. Những làm sao con người lại thú
nhận những tội lỗi mà họ hoàn toàn không
phạm phải ? Chỉ có một cách duy nhất :
áp dụng những phương pháp nhục h́nh, khiến
các bị cáo mất hết tri giác, mất hết khả
năng phán đoán, quên đi phẩm giá con người. Người
ta đă tạo ra những lời "thú tội" như
thế đó.
Vào năm 1939, khi
làn sóng bắt bớ hàng loạt đă dịu xuống và
khi lănh đạo các tổ chức đảng các
địa phương tố cáo những nhân viên Bộ
Nội vụ (N.K.V.D.) đă dùng những biện pháp tra
tấn đối với những người bị
bắt, ngày 20-1-1939, Stalin đă gửi một bức
điện mật cho đảng ủy các tỉnh hạt
và vùng biên ải, cho bí thư Ban chấp hành trung ương
đảng cộng sản các nước cộng ḥa
xô-viết, cho các Dân ủy Nội vụ và lănh đạo
các tổ chức N.K.V.D.
Bức
điện ấy có nội dung như sau :
Ban chấp hành
trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô
thông báo việc áp dụng các phương pháp nhục h́nh
trong khi hành sự của Bộ Nội vụ (N.K.V.D.)
đă được Ban chấp hành trung ương
đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô cho phép từ
năm 1937...
Ai cũng
biết tất cả các tổ chức t́nh báo tư
sản đều dùng những phương pháp nhục h́nh
đối với đại diện giai cấp vô sản
xă hội chủ nghĩa, hơn thế nữa, bọn
chúng đă dùng nó dưới những h́nh thức ghê tởm
nhất. Vấn đề được đặt ra là
thử hỏi tại sao các cơ quan an ninh quốc gia xă
hội chủ nghĩa lại phải nhân đạo hơn
với lũ tay sai hung hăn của giai cấp tư sản,
với những kẻ thù nguy hiểm của giai cấp
công nhân và nông dân tập thể ?
Ban chấp hành
trung ương đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô
cho rằng các phương pháp dùng áp lực thể xác -
trong t́nh thế đặc biệt - cần được
sử dụng để chống lại những kẻ
thù công khai nhân dân và trong trường hợp này, nó là
một phương pháp được cho phép và đúng
đắn.
Bằng việc
này, nhân danh Ban chấp hành trung ương đảng
cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, Stalin đă thông qua sự vi
phạm pháp lư xă hội chủ nghĩa một cách thô
bạo nhất và chấp nhận sự tra tấn và dùng
vũ lực, điều này - như chúng ta đă thấy -
khiến những người vô tội phải tự
buộc tội cho ḿnh và vu cáo kẻ khác.
Gần đây -
vài ngày trước Đại hội này - chúng tôi đă gọi
tới trước hội nghị Ban chấp hành trung ương
và truy hỏi tên nhân viên điều tra Rôđôxơ, người
đă thẩm tra và lấy khẩu cung Kốtsiô, Chuba, Pôstưshép,
Kốtsarép. Đây là một con người vô giá trị, óc chim
sẻ, tư cách hoàn toàn đồi bại, và chính một
kẻ như thế đă định đoạt số
phận những cán bộ xuất chúng của
đảng ! Y c̣n xét xử đường lối chính
trị của họ, bởi chứng thực những
"tội trạng" của các bị cáo, y đă cung
cấp bản hồ sơ mà qua đó, có thể rút ra
những kết luận mang tính chính trị.
Một câu
hỏi được đặt ra : một kẻ như
thế có thể đơn phương tiến hành
điều tra với những biện pháp kể trên
để buộc tội những người như
Kốtsiô và nhiều người khác được
không ? Không, y không thể làm được việc
đó nếu không có những mệnh lệnh đặc
biệt. Trong khóa họp của Ban chấp hành trung ương,
Rôđôxơ đă nói với chúng tôi : "Người
ta bảo tôi Kốtsiô và Chuba là "kẻ thù của nhân
dân". Bởi thế, trên tư cách nhân viên điều
tra, tôi có bổn phận bắt họ phải thú nhận
tội lỗi." (Cả pḥng họp công phẫn)
Để có được
những lời thú nhận như thế, Rôđôxơ
phải dùng biện pháp tra tấn thường xuyên, và y
cũng đă làm điều đó theo chỉ thị chi
tiết từ Bêrya. Tôi cũng phải nhắc lại là
trong hội nghị Ban chấp hành trung ương, y đă
trơ tráo tuyên bố : "Tôi tưởng tôi đă
thực hiện mệnh lệnh của đảng".
Mệnh lệnh
của Stalin về việc áp dụng nhục h́nh
đối với những người bị bắt
giữ đă được thi hành trong thực tiễn như
thế đó.
Cùng nhiều
thực tế khác, những sự việc này cho thấy
chuẩn mực của đảng - nhằm giải
quyết vấn đề một cách đúng đắn -
đă bị vi phạm ; tất cả đều tùy
thuộc ở sự chuyên quyền của một con người.