NGŨ ÐỘC THƯ
|
||||||||
Nếu ai đã từng
nghiên cứu về khoa tướng số đều
phải biết câu này:
Nhất mệnh
Nhị vận
Tam phong thủy
Tứ âm công
Ngũ độc thư
Người đọc sách
hay là phần tử trí thức đã rớt xuống hàng
thứ năm không phải là hàng thứ nhất như các
nhà trí thức vẫn lầm tưởng đâu.
Người đọc sách rớt xuống hàng thứ
năm nghĩa là đọc sách có giỏi vẫn thua
thằng số tốt, vận tốt, mồ mả
tốt và âm đức tốt.
Trên thực tế
điều này rất đúng nhưng theo khoa học xã
hội người ta có thể giải thích hiện
tượng ấy mà không căn cứ vào số tốt,
mồ mả tốt, và âm đức tốt. Từ
trước tớ'i nay đa số thường nhận
lầm phần tử ưu tú (élite) với phần tử
trí thức (intellectuel) là một. Dĩ nhiên phần tử
trí thức là phần tử ưu tú mà phần tử ưu
tú không hề là phần tử trí thức. Nêu không quan
niệm được rõ rệt sư khác biệt giữa
ưu tú và trí thức rất khó lòng nhận biết
tường tận thân phận trí thức.
Danh từ ưu tú
để dịch chữ élite ở đây không
được chỉnh cho lắm nên cần phải nói
thêm rộng cho rõ nghĩa hơn. Ưu tú trong quan niệm
của chúng ta qua thói quen thường kiêm nhiệm cả
cái nghĩa phẩm hạnh nữa, còn ưu tú ở đây
xin hiểu bằng sự loại bỏ phẩm hạnh
rồi thu nó vào nghĩa tài giỏi trên mặt nào đó.
Ðọc chuyện Ðông Chu Liệt Quốc hồi Mạnh
Thường Quân trốn ra khỏi cửa ải Hàm
Cốc, lúc đó trời chưa sáng mà quân thù nghịch thì
đã duổi đến nơi. Mạnh Thường Quân
lo lắng nhìn các mưu sĩ xung quanh mình xem có kế gì
thoát khỏi chăng? Các vị trí thức mưu thần
ngơ ngác hỏi nhau, rút cuộc ai cũng chịu bó tay.
Bỗng có hai người tiến lên nói mỗi
người có một sở trường đặc
biệt khả dĩ cứu cơn nguy nan này, một
người biết bắt chước tiếng gà gáy và
một người biết chui rậu rất giỏi.
Mạnh Thường Quân y kế cho hai người chui ra
ngoài cửa ải cất tiếng gà gáy, gà các nơi thi nhau
gáy theo, quân sĩ canh gác tưởng đã sáng rồi
mở các cửa ải, Mạnh Thường Quân thoát.
Ðời sau gọi chuyện ấy là chuyện "Kê minh
cẩu đậu" ý chỉ những người tài
vặt.
Sự so sánh tuy không
chải chuốt lắm vì nó hãy còn quá thiếu sót, nhưng
nó cũng giúp ít nhiều hình tượng để nhận
thức danh từ ưu tú (élite) ở đây. Sau đây là
những định lý mà một nhà xã hội học Ý
đưa ra để làm tiêu chuẩn phân biệt
đối với phần tử ưu tú, Paréto tuy có
luận điệu khinh bạc nhưng rất đúg
sự thật. Ông viết:
Bây giờ hãy đưa ra
một giả thuyết là phê điểm về khả
năng của mỗi cá nhân trong từng ngành hoạt
động xã hội như ta phê điểm bài vở
học sinh.
Tỉ dụ : môt luật
sư nổi tiếng đông thân chủ phê 10 điểm,
con số "không " thì dành cho kẻ hoàn toàn ngu (les
idiots).
- Người kiếm
nhiều tiền bạc (lương thiện hay bất
lương không thành vấn đề) phê 10 điểm.
Người kiếm chừng vài trăm ngàn phê 6 điểm
và người chỉ kiếm đủ hai tay vầy
lỗ miệng cực nhọc phê một điểm,
số không dành cho kẻ ăn xin.
- Tên lưu manh chuyên
sống nghề lừa đảo mà chưa lần nào
mắc kẹt bị bỏ tù, phê 8 hoặc 9 điểm,
tùy theo con mồi nó đã săn được và số
tiền kiếm được. Tên ăn cướp
vặt dăm bẩy trăm rồi rơi vào tay cảnh
sát phê 1 điểm.
- Một nhà thơ
được xưng tụng như Musset phê 8 hay 9 điểm
và phê cho kẻ làm thơ con cóc 1 điểm.
- Các "bà lớn"
kiểu Alphasie de Peridès, Maintenon (de Louis 14), Pompadour (de Louis
15) đã từng dùng tình nhân quyền thế để
tạo địa vị làm mưa làm gió cho mình phê 8 hay 9
điểm. Còn các bà được Vua yêu, chúa dấu
một thời rồi bỏ rơi chẳng
được hưởng chút tăm tiếng lợi
lộc phê 0 điểm.
..........
(.........)
..........
Hai vị bác sĩ, một
vị giỏi xoay hành nghề bơm mông bơm vú kiếm
gấp mười lần vị bác sĩ lọc cọc
cho đơn thuốc hàng ngày. Anh chàng bác sĩ bơm vú bơm
mông là loại ưu tú của giới bác sĩ.
Những người mà
Paréto phê nhiều điểm nhất đa số thuộc
hai loại :
a) Quỷ quyệt (chuyên
rình rập cơ hội đoạt quyền đoạt
lợi bất cần gia đình tổ quốc, tôn giáo
nhưng lại rất giỏi về môn lợi dụng các
lý tưởng đó. Bọn này sống quay quắt không
sợ thay đổi, hỗn loạn vì họ luôn luôn
đủ sức phụ họa với thời thế
mới\).
b) Táo bạo (chuyên xông xáo,
phiêu lưu làm đã rồi mới nghĩ tỉ dụ
kẻ đi tìm vàng tìm mỏ dầu ở miền Tây Hoa
Kỳ, bọn lính đánh thuê ở Katanga.)
Trong mọi cuộc
đấu tranh, phần tử trí thức và phần tử
ưu tú cùng đứng hàng tiền phong, nhưng rồi
dần dần phần tử trí thức bị đẩy
lui để mang cái hình hài thất bại.
Phần tử trí thức
mải mê với chân thiện mỹ nên đã trở thành
kẻ lưu đầy trong cuộc sống, họ
thiếu những gì cần thiết để sống trong
xứ ma.
Phần tử trí thức
đa số là loại người thiên hướng về
lý tưởng, mặc dầu họ không phải không nhìn
thấy thực tế, nhưng nhìn để mà chốt
bỏ, để mong bắt nó vào lý tưởng cho nên
họ rất yếu khi đối diện với sự
phũ phàng của thực tế.
Ðó cũng là một
điều giải thích cái thói quen nếu phải nhận
giữa Hitler và Thomas Mann ai là trí thức thì người ta
nghĩ ngay Mann, giữa Kroutchev và Pasternak thì Pasternak, giữa
Henry Ford và Scott Fritzerald thì Frizerald mặc dầu chẳng ai
nghĩ rằng Ford, Hitler và Kroutchev là bọn vô trí thức.
Trotzky nhổ bọt và tay Staline khi Staline chìa tay ra chào đó
là lý tưởng muốn biểu lộ sự khinh khi cái
tàn nhẫn của thực tế. Trotzky bịStaline đánh
bại bỏ nước ra đi đó là điều
chứng minh thất bại của mẫu người trí thức
khi đối trọi với mẫu người hành
động.
THAY BẬC ÐỔI NGÔI
Mỗi biến động
xã hội, biến động lịch sử đều có
sự lưu hành của các phần tử ưu tú
(circulation des élites). Ca dao ta có câu:
Trời làm một trận
lăng nhăng,
Ông xuống làm thằng,
thằng lại lên ông.
Hai kẻ tiền phong
ưu tú và trí thức mỗi kẻ đóng vai trò quan
trọng ngang nhau, kẻ nói người làm, người
nghĩ kẻ thực hiện họ sát vai bên nhau chiến
đấu chống kẻ thù chung.
Ðình Trưởng Lưu Bang
và tập đoàn giang hồ phong bái đứng bên trí
thức Trương Lương, Tiêu Hà, Tào Tham.
Bảo tiêu Lưu Bị,
Quan Công, Trương Phi liên kết với Khổn g Minh,
Phượng Sồ, Từ Thứ.
Con người lão luyện
Tào Tháo kết tập với Quách Gia, Giả Hủ, Tuân Úc.
Hồng Tú Toàn có Tiền
Giang làm phò tá.
Trên Lương Sơn
Bạc có ông tú Ngô Dụng.
Lưu Bang mà không có
Trương Lương, Tiêu Hà chắc chắn khó lập
thành cơ nghiệp Hán. Trương Lương, Tiêu Hà khôn
g phò Lưu Bang chắc chắn suốt đời chỉ
là thư sinh bất mãn.
Khổng Minh không có Lưu
Bị tất quanh năm nằm co thôn dã, Lưu Bị
thiếu Khổn g Minh thì chẳng bao giờ làm vua
đất Thục.
Sát cánh như thế,
nhưng khi sắp lại ngôi thứ quyền bính, phần
tử trí thức bao giờ cũng đứng thụt
xuống. Lưu Bị tuy ba lần gội tuyết đạp
mưa chầu chực nơi ngôi nhà lá của Gia Cát
Lượng, gặp lúc Gia Cát đang ngủ phải
chắp tay đứng chờ, rốt cuộc khi cùng nhau lo
việc nước thì Lưu Bị là vua còn Khổng Minh là
bầy tôi.
Trí thức đứng
thụt xuống là vì là vì trí thức hay so đo cho nên kém
dũng khí, theo Từ Lượng Chi thì đấy cũng
là cái lý do tại sao ở lịch sử Trung Quốc phần
tử trí thức chỉ làm đến tể tướng
thôi mà lưu manh nhiều lúc lên ngôi hoàng đế.
Trường hợp trí
thức kết hợp với hành động trên một
con người như Lenine, Mao Trạch Ðông, Mustapha Kemal, Tào
Tháo rất hiếm vả lại dù có thế thì cái
địa vị tột đỉnh của họ vẫn
do con người hành động mà ra. Trong quá trình diễn
biến từ trí thức sang quyền lực để
thực hiện kẻ làm đã hơn thưng người
nghĩ.
Geothe nói : "Nghĩ thì
dễ, làm mới khó, làm được những
điều mình nghĩ lại càng khó hơn". Phần
tử trí thức có một nhược điểm lớn
là muốn tính trước tất cả nhưng rồi
không tính trước được tất cả nên trù
trừ không dám hành động. Nhược điểm này
tạo thành ngôi vị thứ năm của người
đọc sách vậy.
BỊ NGƯỢC ÐÃI VÀ
ÐỔ SÁT
Tô Ðông Pha nhiều lần
bị giáng chức và bị lưu đầy vì chống
không lại với tập đoàn chính trị Vương
An Thạch, ông chán chường với thân phận trí
thức bằng bài thơ sau đây:
Nhân gia
dưỡng tử yêu thông minh.
Ngã bi thông minh
ngộ nhất sinh.
Ðản
nguyện sinh nhi ngu thả lỗ.
Vô tai vô
nạn đáo công khanh.
Nghĩa là:
Người
ta nuôi con, mong con thông minh.
Như ta
đây thì thông minh chính là một điều lầm to cho
đời ta.
Ta chỉ mong
sinh ra đứa con vừa ngu vừa lỗ mãng.
Như
vập nó vẫn có thể làm quan to mà không bị tai nạn
khốn khổ.
Sứ mạng của trí
thức là đi tìm chân lý và phê phán. (L'intellectuel a mission de
chercher la vérité et de juger). Chính vì phải thực hiện
sứ mạng này mà phần tử trí thức bị
bạc đãi và đổ sát.
Chính vì mang sứ mạng
này mà phần tử trí thức đã bắt với một
loại thói quen là thường xuyên đối lập.
Phê phán tất đụng
chạm, kẻ ngồi tại quyền dù ở lãnh vực
nào cũng thế rất không hài lòng và với chỉ trích
và phê phán bao giờ. Họ sẵn sàng nếu có cơ
hội hoăc sẽ cố tạo ra cơ hội
để tiêu diệt phê phán. Kẻ ở tại quyền
thù hận phê phán phần tử trí thức như thế
nào? Hãy đọc những lời của Barrès:
" Không có gì đáng ghét
bằng lũ trí thức nửa mùa tự nhận làm
những tay quí tộc tư tưởng, tự cho ta khác xa
với đám quần chúng tanh hôi... Bọn ấy đúng là
rơm rác mà xã hội đang cố gắng tạo thành tinh
hoa. Những thiên tài thiếu tháng, những tâm hồn
bị đầu độc đáng cho ta thương
như lũ heo, người ta đưa về viện
Pasteur để thử thuốc điên rồ. Ðương
nhiên người ta phải hạ chúng không thì cũng giam
nhốt chúng."
Trung Quốc có danh từ
"văn tự ngục" để chỉ sự
việc vì văn chương mà bị giam cầm. Văn
tự ngục là thân phận trí thức thời phong
kiến, văn nhân tham dự hoạt động chính
trị, các chính trị gia dã tâm một mặt triệt
để lợi dụng họ, mặt khác lại
triệt để ghét bỏ họ. Tần Thủy Hoàng
định thiên hạ xong, liền thi hành chính sách
đốt sách chôn nho. Lấy cớ là bọn nho sĩ
thường đem cái xưa cũ ra để chống
chế bài bác cái mới mẻ. Lưu Bang bỉ thị
phần tử trí thức, ông thường nói :
"Trẫm được thiên hạ trên lưng
ngựa việc gì trẫm phải quý trọng bọn
đọc sách làm thơ." Minh Thái Tổ còn ghét
phần tử trí thức hơn nữa, ông lo ngại
văn nhân dùng văn chương lưu truyền những
vụ phản bội của ông, cùng gốc gác hòa
thượng của ông. Chỉ một chút nghi ngờ thôi,
ông đem bỏ ngục liền.
Phê phán của phần
tử trí thức nguy hiểm và khó chịu như nọc
độc của con bọ cạp. Lấy một tỉ
dụ kể sau đây: Nước Tống có một
người tên Tào Thương, vua phái y đến
nước Tần, y đi với vẻ mặt muông
phần đắc ý. Tào Thương giỏi nịnh hót
lắm cho nên đến nước Tần, Tần
Vương cấp cho ba bốn cỗ xe. Tào Thương
vênh vác gặp ai cũng khoe, có lần y đến chơi
ông Trang Tử nói bốc giời "mới năm
trước đây tôi sống hết sức cơ cực
dệt dép cỏ sinh nhai, mặt võ vàng tiều tụy,
ở nơi ngõ hẹp mà bây giờ khác hẳn, trong phút
chốc được vua một nước lớn
thưởng thức cho hàng trăm cỗ xe, thiết
tưởng con người đắc ý chỉ đến
thế là cùng".
Trang Tử cười nói:
Tôi nghe vua Tần có bệnh
trĩ, mời thầy đến chữa thầy nào
chữa khá thì cho cỗ xe, nếu tận tâm hơn lấy
lưỡi mà liếm chỗ trĩ thì cho đến
năm cỗ lận, như tiên sinh vua Tần ban tới
trăm cỗ xe chắc cũng đã liếm trĩ
nhiều lần lắm nhỉ.
Tào Thương xấu
hổ mặt đỏ nhừ. Trang Tử nói nhỏ :
"Thôi tiên sinh, tôi xin tiên sinh khoác lác ít chứ." Thứ
nọc độc phê phán ấy gây thành thù hận giữa
phần tử trí thức với kẻ đương
quyền. Thù hận mặc, phê phán vẫn cứ phê phán,
người trí thức thà chịu đổ sát
ngược đãi chứ không chịu thiên hạ ngó lơ
mình. Chân Hành Tẩu đã làm Cao Bá Quát bực dọc, ông
tự coi như bị thờ ơ lãnh đạm nên bằng
hai câu phê phán thi đàn của Tự Ðức:
Ngán thay cái mũi vô duyên.
Câu thơ Thi Xã con thuyền
Nghệ An.
để buộc thiên
hạ chú ý đến mình. Cũng từ đó cái họa
chu diệt nhà họ Cao nẩy mầm.
Người trí thức thà
chịu ngược đãi chứ không chịu không nói lên
sự thật. Milovan Djilas dù đã ở ngôi vị phó
chủ tịch nhà nước (Nam Tư) ông vẫn viết
cuốn Giai Cấp Mới để vào ngồi trong tù.
Ðối với kẻ cầm quyền Djilas và
Cao Bá Quát đáng hận ngang nhau.
Trích Thân Phận Trí Thức Dưới Nhãn
Quan Chính Trị (tác giả Vũ Tài Lục)
|
||||||||
|